Quan điểm của ADB về hỗ trợ hợp tác Phát triển
Là một thể chế tài chính đa phương, cung cấp các khoảng tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp các nước châu Á xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế-xã hội. ADB được thành lập vào năm 1966, có trụ sở chính ở Manila và Chủ tịch thường là người Nhật Bản.
Trụ sở chính ADB tạị Manila (Philippine)
Với chức năng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng, phát triển xã hội và quản lý kinh tế tốt, thời gian qua ADB đã tập trung vào hỗ trợ tăng trưởng kinh tế mang tính bền vững. Để tăng trưởng bền vững và công bằng, cần có sự can thiệp trong khi phải đảm bảo phát triển thân thiện với môi trường. Giúp đỡ các cá nhân, nhóm và cộng đồng dân cư để giảm thiểu những rủi ro trong quá trình phát triển kinh tế. Đây cũng là những nội dung quan trọng của phát triển Xã hội.
Muốn quản lý kinh tế tốt cần thực hiện các chính sách kinh tế một cách có trách nhiệm với sự tham gia của người dân, có khả năng dự đoán, minh bạch và chống tham nhũng.
Để thực hiện được chức năng nói trên, ADB đã đề ra các mục tiêu cần thiết trong hoạt động động, bao gồm: bảo vệ môi trường, hỗ trợ giới và phát triển khu vực tư nhân nhằm hỗ trợ hợp tác toàn khu vực.
Trong bảo vệ môi trường, người nghèo thường phải sống ở những khu vực có điều kiện môi trường bất lợi. Muốn xóa nghèo trước hết phải bảo vệ tốt môi trường. Phần lớn người nghèo là phụ nữ, hỗ trợ phụ nữ phát triển là một biện pháp xóa nghèo. Khuyến khích cải cách và hoàn thiện môi trường chính sách là cách tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân hỗ trợ hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, cho vay và hỗ trợ kỹ thuật cho các xí nghiệp tư nhân và hình thành thể chế tài chính tư nhân là những nội dung quan trọng.
Về khuyến khích hợp tác và liên kết khu vực. Điều cần là khuyến khích hợp tác giữa các chính phủ để phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy thương mại và đầu tư.
Hỗ trợ tài chính của ADB đối với những huyện vùng cao khó khăn
Theo thông cáo báo chí phát đi từ Hà Nội ngày 16 tháng 4 năm 2025, mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam đã ký kết một gói tài trợ trị giá 60 triệu USD để nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và cấp nước tại các huyện miền núi có đông cộng đồng dân tộc thiểu số cư trú nhất tại hai tỉnh ven biển miền Trung gồm Phú Yên và Quảng Trị.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Trần Quốc Phương và Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam Shantanu Chakraborty đã ký một thỏa thuận về gói tài trợ tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội. Phó Chủ tịch ADB phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương Scott Morris và Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Nguyễn Văn Thắng đã chứng kiến lễ ký kết.
Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) cho cộng đồng dân tộc thiểu số gồm các dự án thành phần của 2 tỉnh Phú Yên và Quảng Trị sẽ nâng cấp khoảng 133 Km đường huyện và xã theo tiêu chuẩn chống chịu với BĐKH, xây dựng và nâng cấp hạ tầng cấp nước nông thôn và cung cấp dữ liệu thời tiết, khí hậu đáng tin cậy để hỗ trợ cảnh báo sớm và ứng phó với thiên tai. Khoảng 363.000 người (bao gồm 187.000 đồng bào dân tộc thiểu số) được hưởng lợi trực tiếp từ các dự án.
Cảnh đẹp Phú Yên (Ảnh Quỹ bảo vệ Môi trường tỉnh Phú Yên)
Ông Chakraborty nhận xét “Dự án này là một bước tiến quan trọng hướng tới nâng cao khả năng chống chịu và tính bao trùm của cơ sở hạ tầng nông thôn tại khu vực ven biển miền Trung Việt Nam. Dự án không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống cho các cộng đồng dân tộc thiểu số, mà còn góp phần phát triển kinh tế bền vững cho cả khu vực”.
Gói tài trợ bao gồm 59 triệu USD vốn vay của ADB và 1 triệu USD viện trợ không hoàn lại từ Quỹ Công nghệ cao của ADB, khoản viện trợ này sẽ tài trợ cho việc cung cấp và lắp đặt các hệ thống dữ liệu phục vụ quản lý rủi ro thiên tai và khí hậu. Cùng với nguồn cung của ADB, dự án còn bao gồm cả 19,74 triệu USD là vốn đối ứng, đóng góp bởi Chính phủ Việt Nam.
Thay lời kết luận
Được thành lập vào năm 1966, ADB thuộc sở hữu của 69 thành viên với 49 ở trong khu vực. Là một ngân hàng phát triển đa phương hàng đầu hỗ trợ tăng trưởng bền vững, đồng đều và thích ứng ở Châu Á -Thái Bình Dương. ADB đã hợp tác với các thành viên và đối tác để cùng giải quyết những thách thức phức tạp, Ngân hàng đã khai thác các công cụ tài chính sáng tạo và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược để làm chuyển biến đời sống, xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng và bảo vệ hành tinh đang sống.
Từ những hỗ trợ tài chính và tư vấn khách quan có hiệụ quả trong phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo, ADB đã giúp Việt Nam liên tục tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, trong nhóm nước tăng trưởng hàng đầu thế giới.
Với quyết tâm cao của lãnh đạo nhà nước và sự đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân, chúng ta ta tin rằng đất nước sẽ phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới, sớm trở thành nền kinh tế phát triển có thu nhập cao./.