Kinh tế Đông Á – Thái Bình Dương và Việt Nam từ tầm nhìn của các định chế tài chính toàn cầu và trong khu vực

Nhóm Ngân hàng Thế giới (W.B group) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là những thể chế tài chính đa phương cung cấp các khoản tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp các nước châu Á xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Nhằm định hướng quá trình Phát triển và tăng cường hỗ trợ trước những thách thức phải đối mặt của các nước Châu Á và Thái Bình Dương, các Ngân hàng đa phương này đã phê duyệt những lộ trình triển vọng. Theo đó, sẽ thúc đẩy nhanh nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) và mở rộng phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Bài viết tổng hợp những nội dung cơ bản đã được đề cập trong thời gian gần đây.

kinh-te-dong-a-1746931274.png

Thành phố Tây An Trung Quốc (ảnh Vietnamnet)

Chiến lược phát triển kinh tế khu vực đến năm 2030

Trong đánh giá giữa kỳ Chiến lược phát triển đến năm 2030, các Ngân hàng đã chỉ ra cách thức chuyển đổi trong bối cảnh phát triển thay đổi nhanh chóng và ứng phó với những thách thức, đe dọa từ tầm nhìn về một khu vực thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững. Đánh giá của các Ngân hàng đã làm sâu sắc thêm trọng tâm chiến lược và xác định những mục tiêu phù hợp với nhiệm vụ chống đói nghèo, cải thiện cuộc sống và sinh kế của người dân. Nhiều ngân hàng đã tập trung vào các vấn đề cấp bách, đó là hành động vì khí hậu, phát triển khu vực tư nhân, hợp tác khu vực và dịch vụ công, chuyển đổi kỹ thuật số với khả năng phục hồi của các Ngân hàng. Từ trọng tâm nâng cao này các tổ chức có kiện quan sẽ định hướng việc phân bổ nhân viên và nguồn lực để có tác động lớn nhất.

Để thúc đẩy ứng phó với BĐKH, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) xác định đến năm 2030, mục tiêu tài chính khí hậu hằng năm phải đạt mức tối thiểu là 50% tổng khối lượng tài chính cam kết (khoảng trên 100 tỷ đô la lũy kế từ năm 2019 đến năm 2030.

Theo thông cáo báo chí phát đi từ Malina (Philippines) ngày 6 tháng 9 năm 2024, ADB đã phê duyệt một lộ trình tham vọng để định hướng lại quá trình phát triển và tăng cường hỗ trợ trước những thách thức chủ yếu mà Châu Á và Thái Bình Dương phải đối mặt, bao gồm cả những nỗ lực đẩy nhanh chống lại BĐKH và mở rộng phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Trong đánh giá giữa kỳ Chiến lược 2030, ADB đã chỉ ra cách thức ngân hàng sẽ chuyển đổi trong bối cảnh phát triển thay đổi nhanh chóng và ứng phó với những thách thức đe dọa từ tầm nhìn về một khu vực thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững. Đánh giá này đã làm sâu sắc hơn những trọng tâm chiến lược và đặt ra mục tiêu mới của tổ chức trong các lĩnh vực phù hợp với nhiệm vụ chống đói nghèo, cải thiện cuộc sống và sinh kế. ADB đã tập trung vào những vấn đề phát triển cấp bách nhất của khu vực, Đó là hành động vì khí hậu; phát triển khu vực kinh tế tư nhân; Hợp tác khu vực và dịch vụ công; Chuyển đổi kỹ thuật số cùng khả năng phục hồi và trao quyền. Trọng tâm nâng cao này sẽ định hướng việc phân bổ nhân viên và nguồn lực để có tác động lớn nhất.

Chủ tịch ADB Masatsugu Asakawa cho biết:“Những cú sốc liên tiếp đã làm chệch hướng nhiều năm trong tâm của tiến trình phát triển ở Châu Á và Thái Bình Dương. ADB đang cập nhật tầm nhìn, mở rộng năng lực tài chính và hiện đại hóa phương pháp tiếp cận hoạt động để giúp các thành viên ứng phó với những thách thức chưa từng có, bao gồm cả khủng hoảng khí hậu gia tăng, khủng hoảng y tế công cộng và tình trạng dễ bị tổn thương cả về kinh tế và tài chính. Sự hỗ trợ của ADB lúc này cần thiết hơn bao giờ hết. Lộ trình mới đặt ra mức độ tham vọng và trọng tâm chưa từng có cho công việc của ADB và sẽ đảm bảo rằng, chúng tôi đáp ứng được vào thời điểm này thông qua hành động táo bạo và tác động mang tính chuyển đổi”.

Để thúc đẩy ứng phó của khu vực đối với biến đổi khí hậu, ADB đặt mục tiêu tài chính khí hậu cần đạt cam kết trên 100 tỷ USD lũy kế từ năm 2019 đến 2030.

Nhằm mở rộng và phát triển khu vực tư nhân, ADB đặt mục tiêu đạt tổng tài trợ cho khu vực này là 13 tỷ đô la vào năm 2030 (cao gấp ba lần khối lượng hiện tại). Đầu tư này gồm cả tài trợ riêng của ADB và tất cả các khoản huy động tối thiểu cần đạt 5 tỷ đô la trong huy động vốn tư nhân. Ngoài ra, ADB cũng đặt ra mục tiêu 40% hoạt động khu vực công sẽ đóng góp cho phát triển của kinh tế tư nhân vào năm 2030.

kinh-te-dong-a-1-1746931275.png

Công viên Sunyudo ở Hàn Quốc (Nguồn ảnh: Chính quyền đô thị Seoul)

Những hành động dựa trên nỗ lực liên tục của ADB để tăng cường năng lực tài trợ và cải thiện hiệu quả đầu tư nhằm đáp ứng lời kêu gọi về cải cách tổ chức các ngân hàng phát triển đa phương và cung cấp hỗ trợ hiệu quả cho các thành viên .

Kinh tế Đông Á-Thái Bình Dương từ góc nhìn Ngân hàng Thế giới

Ngày 25 tháng tư năm 2025 Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (The World Bank in Vietnam): đã công bố báo cáo Cập nhật Tình hình Kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương (ĐÁ-TBD) kỳ tháng 4 năm 2025. Theo đó, tổ chức này dự báo tăng trưởng của khu vực sẽ giảm xuống trong năm 2025, so với mức tăng 5,0% của năm 2024. Triển vọng tăng trưởng của khu vực phụ thuộc vào triển vọng chung, nhưng quan trọng là khả năng của các quốc gia ứng phó với những bất ổn toàn cầu.

Trong thông cáo báo chí Hướng tới Thịnh vượng trong Tương lai thông qua Công nghệ, Cải cách và Hợp tác phát đi từ Washington DC, ngày 24 tháng 4 năm 2025 , (W.B 2024), khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (ĐÁ-TBD) đã được ghi nhận với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt trội so với hầu hết các khu vực khác trên thế giới. Để duy trì đà tăng trưởng này và tạo thêm việc làm, các quốc gia khu vực cần chủ động ứng phó với những bất ổn toàn cầu, đồng thời giải quyết những thách thức dài hạn liên quan đến những thay đổi trong hội nhập toàn cầu, biến đổi khí hậu và xu hướng nhân khẩu học.

Trong  Báo cáo Cập nhật Kinh tế Khu vực năm 2025, Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng của khu vực sẽ giảm xuống còn 4,0% trong năm 2025, Dựa vào. chuẩn nghèo của nhóm thu nhập trung bình cao sẽ có khoảng 24 triệu người trong khu vực thoát nghèo trong giai đoạn 2024–2025; Tỷ lệ hộ nghèo đói được dự báo sẽ tiếp tục giảm.sâu. trong khu vực.

Gia tăng bất ổn toàn cầu đang ảnh hưởng đến niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng đã kìm hãm đầu tư và tiêu dùng. Các biện pháp hạn chế thương mại được dự báo sẽ tác động đến xuất khẩu của khu vực, trong khi tăng trưởng toàn cầu chậm lại sẽ làm suy giảm nhu cầu từ bên ngoài.

Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch  phụ trách khu vực Đông Á-TBD của W,B cho biết Trong khi phải đối mặt với những bất định toàn cầu, các quốc gia khu vực vẫn có cơ hội củng cố triển vọng kinh tế, bằng cách nắm bắt và đầu tư vào công nghệ mới, tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh thông qua các cải cách táo bạo, và đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 của một số quốc gia trong khu vực được dự báo như sau: Trung Quốc: 4,0%; Campuchia: 4,0%; Indonesia: 4,7%; Malaysia: 3,9%; Mông Cổ: 6,3%; CHDCND Lào: 3,5%; Philippines: 5,3%; Thái Lan: 1,6% và Việt Nam: 5,8%. Các quốc đảo Thái Bình Dương dự kiến đạt 2,5%.. Theo đó, tăng trưởng trưởng kinh tế của VN luôn ở nhóm nước tăng trưởng hàng đầu khu vực.

Nhận xét khách quan của Ngân hàng thế giới về Kinh tế xã hội Việt Nam

Phân tích thực trạng tình hình kinh tế xã hội Việt Nam gân đây, nhóm chuyên gia nghiên cứu của W.B đã rút ra nhận xét: Chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN đã giúp Việt Nam có những thành công.

Kết hợp những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã giúp Việt Nam phát triển nhanh chóng từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành nước có thu nhập trung bình. Nền kinh tế đạt tiến bộ lớn khi mức sống người dân ngày một cải thiện tốt hơn, GDP bình quân đầu người tăng gấp 6 lần trong chưa đầy 40 năm (Từ dưới 600 USD/người năm 1986 đã tăng lên gần 3.700 USD). Tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn 3,65 USD/người/ngày) cũng  giảm từ hơn 14% năm 2010 xuống còn 4,2% trong năm 2020.

kinh-te-dong-a-2-1746931275.png

Thành phố Việt Nam trên đà phát triển (Ảnh: wikpedia )

Tỉ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 năm 1993 xuống còn 16,7 năm 2020 (trên 1.000 trẻ sinh). Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 năm 1990 lên 75,45 trong năm 2020. Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73 cao hơn trung bình khu vực và trung bình thế giới, trong đó 87% dân số đã có bảo hiểm y tế. 

Số năm đi học bình quân đạt 10,2 năm, đứng thứ hai khu vực, chỉ sau Singapore theo xếp hạng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Chỉ số vốn con người của Việt Nam là 0,69 trên thang điểm cao nhất là 1, xếp thứ hạng cao nhất trong những nền kinh tế có thu nhập trung bình với khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện rõ rệt. Tính đến năm 2019, 99,4% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỉ lệ 14% của năm 1993. Tỉ lệ tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện từ 17% năm 1993 lên 51% trong năm 2020.

Việt Nam đã đặt ra tầm nhìn phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Để đạt được mục tiêu này, nền kinh tế cần tăng trưởng với tốc độ bình quân đầu người hàng năm tăng 6% trong 25 năm tới. Việt Nam đang hướng tới mục tiêu phát triển theo hướng xanh và bao trùm hơn, đã cam kết giảm 30% lượng khí thải mêtan và chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, đạt được mức phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050.

Nhằm đạt được những mục tiêu mong muốn, Việt Nam đã phê duyệt đề án “Một triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp”. Ngân hàng Thế giới đang tích cực hợp tác với Việt Nam trong việc thiết kế và thực hiện đề án này.

Tương lai của Việt Nam đang được định hình bởi những xu thế lớn như dân số đang già đi nhanh chóng, trong khi thương mại toàn cầu suy giảm, suy thoái môi trường và hiểm họa BĐKH ngày một gia tăng.

Để vượt qua được những thách thức và đáp ứng các mục tiêu phát triển, Việt Nam cần cải thiện đáng kể hiệu quả thực thi chính sách, đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, môi trường, chuyển đổi kỹ thuật số, giảm nghèo và an sinh xã hộ.

Phân tích tình hình kinh tế xã hội gần đây, nhóm chuyên gia nghiên cứu của. W. B đã rút ra nhận xét. Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng.

Tăng trưởng kinh tế đạt trên 5,5% trong năm 2024, (tăng từ mức 5% của năm 2023). Nhờ nhu cầu toàn cầu gia tăng và niềm tin của người tiêu dùng trong nước được khôi phục; tăng trưởng GDP thực sẽ phục hồi mạnh mẽ trong những năm tới, đạt mức trung bình trước đại dịch vào năm 2026.

Với tỉ lệ tăng trưởng ở mức 2,5% đến 3,5% hằng năm trong suốt 30 năm, ngành nông nghiệp đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực. Năm 2020 nông nghiệp đóng góp 14% cho GDP và 38% vào tạo việc làm. Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt hơn 48 tỷ USD giữa thời điểm đại dịch bùng phát.

Y tế đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện. Tỉ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 năm 1993 xuống còn 16,7 năm 2020 (trên 1.000 trẻ sinh). Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 năm 1990 lên 75,45 năm 2020. Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73, cao hơn trung bình khu vực và trung bình thế giới, trong đó 87% dân số có bảo hiểm y tế. 

Số năm đi học bình quân của người Việt Nam là 10,2 năm, đứng thứ hai chỉ sau Singapore (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á). Chỉ số vốn con người của Việt Nam là 0,69 trên thang điểm cao nhất là 1, thuộc thứ hạng cao nhất trong các nền kinh tế có thu nhập trung bình.

Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể. Tính đến năm 2019, 99,4% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỉ lệ 14% của năm 1993. Tỉ lệ tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện từ 17% năm 1993 tăng lên 51%  vào năm 2020.

Việt Nam đã đặt ra tầm nhìn phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia phát triển

 có thu nhập cao vào năm 2045. Để đạt được mục tiêu này, nền kinh tế cần tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm 6% trên đầu người trong 25 năm tới.

Việt Nam đang hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bao trùm hơn, đã cam kết giảm 30% lượng khí thải mêtan và chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, đạt được mức phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050. Để đạt được các mục tiêu này, Việt Nam đã phê duyệt đề án “Một triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp” Ngân hàng Thế giới đang tích cực hợp tác với Việt Nam trong thiết kế và thực hiện đề án này.

Tương lai của Việt Nam đang được định hình bởi những xu thế lớn. Dân số đang già đi nhanh chóng, thương mại toàn cầu suy giảm, trong khi suy thoái môi trường, BĐKH ngày một gia tăng. Thiên tai, dịch bệnh đã đặt ra những thách thức chưa từng có, có thể làm chậm tiến trình đạt được các mục tiêu phát triển.quan trọng của nền kinh tế định hướng thị trường.

Theo cập nhật trong Báo cáo Chẩn đoán Quốc gia mới nhất của Ngân hàng Thế giới, để vượt qua những thách thức này và đáp ứng các mục tiêu phát triển, Việt Nam cần cải thiện đáng kể hiệu quả thực thi chính sách, đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, môi trường, chuyển đổi kỹ thuật số, giảm nghèo, an sinh xã hội và cơ sở hạ tầng.

Thay lời kết luận

Trong phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam luôn khẳng định phát triển từ nội lực, đi lên bằng chình sức mình trong tiến trình Đổi mới. Những nỗ lực của toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp giúp kinh tế xã hội Việt Nam đã phát triển triển tốt đẹp. Thành công của Việt Nam đã được cộng đồng toàn cầu ghi nhận. Song nền kinh tế vẫn còn nhỏ bé trong hội nhập toàn cầu với kinh tế tư nhân chiếm phần chủ đạo. Kinh tế tư nhân hiện chiếm tới 58% GDP và đảm bảo việc làm cho 82% tổng số lao động cả nước.

Nghị quyết 57 NQ/TW của bộ chính trị Đảng CS Việt Nam đã chỉ ra cần có những đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia ‘Kinh tế tư nhân có vai trò cốt lõi trong xây dựng và phát triển quốc gia, nhưng đang phải đối mặt với nhiêu thách thức từ nhận thức xã hội đến khả năng phát triển. Nghị quyết 68NQ/TW của Đảng CS Việt Nam xác định, tình trạng này chủ yếu là do tư duy về vai trò và vị trí của kinh tế tư nhân chưa đầy đủ, chưa theo kịp yêu cầu phát triển; thể chế pháp luật còn bất cập; lãnh đạo chỉ đạo chưa được quan tâm đúng mức. Phát triển kinh tế tư nhân còn nhiều khó khăn trở ngại; đặc biệt là thiếu vốn, công nghệ và chất tượng nguồn nhân lực.

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo là cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới. ‘Chuyển đổi số là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, trong kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc. (Nghị quyết 57-NQ/TW)

Từ quyết tâm của lãnh đạo nhà nước và sự đồng thuận của các tầng lớp dân cư, chắc chắn rằng mục tiêu dân giàu nước mạnh sẽ thực hiên tốt, đất nước ta sẽ bước vào kỷ nguyên mới, sớm trở thành nước phát triển có thu nhập cao./.