Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) là một quỹ của Ngân hàng Thế giới dành cho 78 quốc gia thu nhập thấp. Đây là nguồn tài chính phát triển đa phương lớn nhất nhằm cung cấp tài chính ưu đãi cho các dự án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xây dựng khả năng phục hồi và cải thiện cuộc sống của người dân ở các nước thu nhập thấp. Trên 2/3 tổng vốn của Quỹ được dành cho các nước nghèo ở châu Phi. Nguồn lực hỗ trợ từ IDA đã mang lại những thay đổi tích cực cho 1,9 tỷ người. Kể từ năm 1960, IDA đã cung cấp 533 tỷ đô la cho 115 quốc gia. Trong 78 nước đang hưởng lợi được phân bổ đều tại các châu lục, bao gồm cả châu Âu, châu Á, Trung Á, Mỹ Latinh- Caribe, Trung Đông và Bắc Phi.
Tại kỳ họp thường niên lần thứ 21 (IDA21) Hiệp hội đã quyết định bổ sung thêm nguồn vốn hỗ trợ và áp dụng các biện pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả vốn vay. Bài viết chia sẻ những nội dung cơ bản của IDA 21 để cùng trao đổi.
Ngân hàng Thế giới với Quỹ Phát triển toàn cầu
Theo thông cáo báo chí ngày 6 tháng 12 năm 2024 phát đi từ Seoul (Hàn Quốc), Nhóm Ngân hàng Thế giới (W.B) đã công bố một khoản bổ sung kỷ lục 100 tỷ đô la cho IDA, đánh dấu một thời điểm quan trọng đối với sự phát triển toàn cầu. Cùng với khoản tài trợ kỷ lục này, Ngân hàng Thế giới đã đưa ra một IDA đơn giản, hoạt động nhanh và linh hoạt hơn, giảm tới trên 1/2 cam kết và dữ liệu chính sách, mang lại quyền tự do lớn hơn để ưu tiên và định hình chính sách phát triển
Thông cáo báo chí cho biết, sẽ kết thúc thời kỳ bổ sung nỗ lực kéo dài, được ca ngợi trong một thư ngỏ của Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Ajay Banga gửi đến các nhà tài trợ, khách hàng, các bên liên quan và đối tác Bức thư đã phác họa tầm nhìn về việc tận dụng các nguồn lực để thúc đẩy quá trình chuyển đổi.
Điểm nổi bật của IDA 21 được thể hiện trên các mặt:
Về tài trợ, trên 23,7 tỷ USD được cam kết trong IDA21 sẽ tạo ra hơn 100 tỷ USD tài trợ. 17 nhà tài trợ đã tăng đóng góp hơn 25/% bằng tiền tệ quốc gia, với 10 tổ chức đã tăng cam kết lên trên 40%.
lIDA21 đã giảm đáng kể các yêu cầu về chính sách và loại bỏ các dữ liệu trùng lặp, cắt giảm trên 1/2 số lượng trước đó (từ 1.100 xuống còn 500). Có 59 quốc gia cam kết cụng cấp tài chính rộng rãi cho IDA21.
Nguồn tài trợ của IDA21 sẽ hỗ trợ 78 quốc gia, cho phép đầu tư vào y tế, giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng và phục hồi khí hậu, đồng thời ổn định nền kinh tế, tạo việc làm và đặt nền tảng cho sự thịnh vượng lâu dài.
Trong những năm qua, nhân loại đã vượt qua một bối cảnh toàn cầu đầy thách thức với những bất ổn kinh tế, nợ công tăng cao, các cú sốc khí hậu và nhu cầu cấp thiết về phát triển con người. Tuy nhiên, trước những thách thức này, điều đáng chú ý là đã diễn ra một nỗ lực, được thúc đẩy bởi niềm tin có thể làm tốt hơn vì những người dễ bị tổn thương nhất.
Trong suốt thời gian qua, IDA đã trở thành đối tác quan trọng của các quốc gia nghèo nhất thế giới. Đây là một đường dây cứu sinh mang lại những gì mà ít tổ chức nào khác có thể làm được:
Đã cung cấp nguồn tài chính với giá cả phải chăng thông qua các khoản vay và trợ cấp lãi suất thấp hoặc bằng 0 cho các quốc gia có ít lựa chọn tài chính.
Phát triển kiến thức và kinh nghiệm có được từ nhiều thập kỷ của nhân loại ở mọi nơi trên thế giới.
Sức mạnh tận dụng mỗi đô la của nhà tài trợ sẽ tạo được từ 3,5 đến 4 lần vốn đầu tư, biến những đóng góp khiêm tốn thành khoản đầu tư thay đổi cuộc sống. Mô hình này đã giúp IDA huy động và triển khai 270 tỷ đô la chỉ trong thập kỷ qua.
IDA đã trở thành nhà cung cấp tài chính khí hậu ưu đãi lớn nhất, đã đầu tư 85 tỷ đô la trên toàn cầu, với hơn 1/2 dành cho thích ứng với khí hậu. bảo vệ cộng đồng khỏi mực nước biển dâng cao, xây dựng trường học chịu nhiệt và đảm bảo nông dân có hạt giống phù hợp với điều kiện phù hợp.
Trong cùng thời kỳ, những khoản đầu tư này đã mang lại những kết quả rõ rệt: với 900 triệu người được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, 117 triệu người được sử dụng điện ổn định, 94 triệu người được sử dụng nước sạch, hơn 18 triệu nông dân được hỗ trợ công nghệ thiết yếu.
IDA tự hào công bố kết quả của những nỗ lực đã làm. Sau nhiều tháng đàm phán, hợp tác và cam kết không ngừng nghỉ từ cộng đồng các nhà tài trợ, lần bổ sung thứ 21 của Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) đã huy động được gần 24 tỷ đô la tiền đóng, góp của các nhà tài trợ. Nguồn tài trợ này sẽ được triển khai để hỗ trợ 78 quốc gia cần nhất, cung cấp nguồn lực để đầu tư vào y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng và khả năng phục hồi khí hậu; ổn định nền kinh tế, tạo việc làm và xây dựng nền tảng cho tương lai tốt đẹp hơn; IDA đã trao quyền cho các quốc gia để điều hướng trong thế giới bất định nhằm phát huy hết tiềm năng của mình.
Đợt bổ sung vốn lần thứ 21 của IDA kéo dài một năm và kết thúc bằng cuộc họp cam kết vào tháng 12 tại Seoul, Hàn Quốc. Đợt bổ sung gần nhất (IDA20) đã huy động được 93 tỷ USD, trong đó 23,5 tỷ USD là đóng góp của các nhà tài trợ. Nguồn này cho phép IDA thực hiện được các khoản tín dụng ưu đãi. Mức đóng góp của các nhà tài trợ càng cao IDA càng có thể cung cấp nhiều khoản tín dụng với điều kiện ưu đãi hơn. Cam kết kỳ này sẽ hoàn thiện gói chính sách IDA21. Việc bổ sung, nguồn tài chinh kỷ lục cho IDA đã chứng minh sự tận tụy không ngừng nghỉ của cộng đồng toàn cầu trong giải quyết tình trạng đói nghèo và thúc đẩy khả năng phục hồi ở các quốc gia thu nhập thấp. Điều này cũng được nhấn mạnh trong cam kết của Nhóm Ngân hàng Thế giới trong tạo lập cơ hội và cải thiện cuộc sống của hàng triệu người dân.
Thay lời kết luận
Việt Nam gia nhập Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) vào năm 1956, giữa những năm 1980, Việt Nam là một trong những nước kém phát triển nhất thế giới. Những 41 cải cách kinh tế và chính trị được thực hiện từ năm 1986, được gọi là Đổi mới, đã nâng cao nhanh nhịp độ tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội để trở thành nước có thu nhập trung bình thấp trong chưa đầy một thế hệ. W.B đã duy trì quan hệ đối tác phát triển với Việt Nam từ năm 1997, đã cam kết dành cho Việt Nam trên 24 tỷ USD vốn vay, tín dụng và viện trợ không hoàn lại thông qua 165 hoạt động và dự án. Với tỷ lệ nghèo cùng cực hạ thấp và tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm đạt cao , nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức mạnh cơ bản được hỗ trợ bởi nhu cầu trong nước mạnh và sản xuất hướng tới xuất khẩu cao.
Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) là quỹ của Ngân hàng Thế giới dành cho 78 quốc gia thu nhập thấp. Quỹ cung cấp tài chính ưu đãi cho các dự án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xây dựng khả năng phục hồi và cải thiện cuộc sống của người dân.
Sự kiện IDA21 đã diễn ra vào ngày 5-6 tháng 12 năm 2024 của Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) lần thứ 21 (IDA21) đã thể hiện quyết tâm của W.B trong khai thác tiềm năng năng lượng tái tạo và kỹ thuật số giữa chính phủ và các cá nhân giúp cải thiện cuộc sống lâu dài của người dân. Hy vọng những động thái mới của ngân hàng Thế giới sẽ hỗ trợ hiệu quả tăng trường kinh tế để Việt Nam sớm trở thành Quốc gia phát triển có thu nhập cao./.