Dịch vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Ngày 9.12 Tại Thành phố Washington DC (Hoa Kỳ), Ngân hàng Thế giới (W.B) đã phát đi thông cáo báo chí số 2025/041/EAP. Thông cáo chỉ rõ “ngành dịch vụ có thể giúp các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình”. Bài viết tổng hợp một số nội dung nổi bật để cùng trao đổi.

1. Tổng quan về dịch vụ

Dịch vụ là động lực cho quá trình đổi mới, thương mại hóa cũng như tăng trưởng ở mọi quốc gia. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số và cải cách đã trở thành nội dung cơ bản của dịch vụ. Điều này dẫn đến năng suất gia tăng và thay đổi việc làm trong ngành dịch vụ và những ngành sản xuất sử dụng dịch vụ. Dịch vụ không bị ràng buộc bởi Công nghệ số và hoạt động cải cách ở châu Á-Thái Bình Dương đã góp phần làm cho cải cách trong nước trở nên sâu rộng và hợp tác quốc tế chặt chẽ hơn thông qua là nâng cao năng lực con người để thúc đẩy phát triển bền vững.

dich-vu-1734697923.png

Dịch vụ tạo việc làm nâng cao đời sống và đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế (Ảnh VnEonomy)

Ngành dịch vụ thường được xem là chậm đổi mới, khó giao dịch và chậm thoát khỏi hạn chế về quy định. Thay đổi công nghệ và cải cách đang biến dịch vụ trở thành lĩnh vực năng động của nhiều nền kinh tế. Đông Á -Thái Bình Dương (EAP) được biết đến với sự tăng trưởng nhanh nhờ vào sản xuất phát triển và dịch vụ được cho là động lực phát triển. Trong thập kỷ qua, tỷ trọng ngành dịch vụ trong hoạt động kinh tế đã gia tăng đáng kể (từ 44% lên 53% ở Trung Quốc và từ 44% lên 48% ở các quốc gia còn lại). Gần đây, tỷ trọng của dịch vụ trong tăng năng suất lao động đã cao hơn hẳn tỷ trọng đóng góp của các ngành khác ở những nền kinh tế lớn. Năng suất trong nhiều lĩnh vực dịch vụ đã cao hơn so với sản xuất. Mặt khác, dịch vụ cũng là nhân tố năng động của thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ở nhiều quốc gia, tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ đã vượt qua tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành sản xuất trong giai đoạn 2010-2019. Kết hợp thay đổi công nghệ và cải cách chính sách đang biến dịch vụ trở thành lĩnh vực năng động nhất trong nhiều nền kinh tế.

dich-vu-1-1734697923.png

2. Ngành Dịch vụ châu Á - Thái Bình Dương từ góc nhìn của tổ chức khu vực, chuyên gia và các nhà quản lý

Trong báo cáo "Dịch vụ không ràng buộc: Công nghệ số và cải cách chính sách ở Đông Á- Thái Bình Dương" các nhà phân tích của W.B đã nhấn mạnh, dịch vụ đóng góp lớn vào tăng năng suất lao động trong những thập kỷ qua. Xuất khẩu dịch vụ đã vượt qua xuất khẩu hàng hóa và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Ngành dịch vụ đã tăng gấp 5 lần ở Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Ngoài ra, dịch vụ sử dụng nhiều lao động nữ, đã gia tăng nhanh trong những nền kinh tế phát triển.

Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, Manuela V. Ferro cho biết “Đông Á vốn được biết đến bởi những cường quốc sản xuất. Ngày nay, công nghệ số là nguồn sáng tạo, việc làm và tăng trưởng” ông mhấn mạnh “Các chính phủ có thể làm nhiều hơn để giải phóng sức mạnh của dịch vụ”.

Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Đông Á - Thái Bình Dương Aaditya Matoo, cho biết: "Cải cách trong nước sâu hơn và hợp tác quốc tế lớn về tự do hóa và điều tiết dịch vụ có thể giúp các quốc gia hưởng lợi từ công nghệ số", ông nhấn mạnh "Điều này sẽ mở ra chu kỳ lành mạnh của cơ hội kinh tế gia tăng và năng lực con người được nâng cao để thúc đẩy phát triển khu vực". 

Ngành dịch vụ có xu hướng sử dụng lao động tay nghề cao so với nhiều lĩnh vực sản xuất hoặc nông nghiệp nên tỷ trọng gia tăng của dịch vụ sẽ làm tăng nhu cầu tương ứng về lao động có tay nghề cao. Tỷ lệ phụ nữ so với nam giới làm việc trong ngành dịch vụ thường cao hơn các ngành khác. Mặt khác, ngành dịch vụ thường có lượng khí thải nhà kính trên mỗi đơn vị sản lượng thấp hơn đáng kể so với ngành công nghiệp và nông nghiệp. Do đó, việc chuyển đổi cơ cấu theo hướng dịch vụ sẽ góp phần chuyển dịch khu vực sang quá trình tăng trưởng ít thải carbon hơn. Những thay đổi về chính sách công nghệ và dịch vụ đang tác động đến sự phát triển của ngành dịch vụ cũng như tỷ trọng đóng góp của dịch vụ vào phát triển. Ngay cả khi công nghệ số phát triển không đồng đều và việc cải cách chính sách bảo hộ còn hạn chế thì sự thay đổi trong cơ cấu giữa các ngành và trong từng ngành vẫn diễn ra. Điều này giúp tăng năng suất trong các ngành dịch vụ và ngành sản xuất sử dụng những dịch vụ, cũng như gia tăng nhu cầu kỹ năng phức tạp.

Báo cáo Dịch vụ không ràng buộc của W.B cho biết, công nghệ số và làn sóng cải cách đầu tiên đang thúc đẩy hiệu suất kinh tế.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, tại những địa danh nổi tiếng về sản xuất, số hóa đang chuyển đổi dịch vụ thành lĩnh vực năng động của nhiều nền kinh tế Đông Á -Thái Bình Dương. Dịch vụ đã đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng năng suất lao động so với sản xuất trong thập kỷ qua và xuất khẩu dịch vụ đã vượt qua xuất khẩu hàng hóa và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) “Đông Á vốn được biết đến là những cường quốc sản xuất. Ngày nay, các công nghệ số mới là nguồn sáng tạo, việc làm và tăng trưởng”. Kết hợp giữa thay đổi công nghệ và cải cách chính sách đang biến ngành dịch vụ trở thành lĩnh vực năng động nhất trong nhiều nền kinh tế. Ở Đông Á và Thái Bình Dương (EAP) dịch vụ đang là động lực cho phát triển. Trong thập kỷ qua, tỷ trọng dịch vụ trong hoạt động kinh tế đã tăng đáng kể: từ 44% lên 53% ở Trung Quốc và từ 44% lên 48% ở các quốc gia còn lại. Những năm gần đây, đóng góp của dịch vụ vào tăng năng suất lao động cao hơn tỷ trọng đóng góp của nhiều ngành sản xuất. Năng suất ở một số lĩnh vực dịch vụ (như kinh doanh, tài chính và truyền thông) cao hơn so với các ngành sản xuất. Dịch vụ là tnhân tố năng động của thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngoài ra, dịch vụ sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng do thu nhập gia tăng và dân số già hóa sẽ chuyển nhu cầu tiêu dùng sang ngành dịch vụ.

3. Thay cho lời kết

 Khả năng tiếp cận dịch vụ được cải thiện ở hầu hết các quốc gia, nhưng còn hạn chế và không đồng đều, cả về chất lượng và chi phí đòi hỏi cần đảm bảo hoạt động vận tải quốc tế, không tiếp tục thải thêm khí carbon dioxide vào khí quyển. Trong tương lai, điều quan trọng đối với các quốc gia thuộc khu vực EAP là theo đuổi chiến lược phát triển phù hợp với sự tương tác qua lại giữa cơ hội và năng lực; cần áp dụng cách quản lý không đồng nhất đối với hoạt động chuyển dữ liệu quốc tế và hợp tác trong luồng dữ liệu xuyên biên giới,

Ngành dịch vụ không bị ràng buộc, công nghệ số và hoạt động cải cách chính sách ở Đông Á -Thái Bình Dương góp phần cải cách trong nước trở nên sâu rộng hơn cũng như hợp tác quốc tế chặt chẽ hơn nhằm khai thác tối đa vòng quay tích cực giữa tăng cường cơ hội kinh tế và nâng cao năng lực con người, qua đó thúc đẩy sự phát triển trong khu vực. là giải pháp cần làm. Hy vọng với quyết tâm cao của khu vực và ý chí cuả mọi quốc gia, dịch châu Á-Thái Bình Dương sẽ không ngừng phát triển để xứng tầm khu vực trong phát triển kinh tế toàn cầu./