Bảo vệ rừng qua chương trình Carbon sáng tạo

Theo FCPF, Việt Nam đã nhận được khoản thanh toán lớn nhất của Quỹ từ trước đến nay (51,5 triệu đô la Mỹ) cho các hoạt động cắt giảm phát thải được xác minh trong lĩnh vực lâm nghiệp vào tháng 3 năm 2024. Bài viết tổng hợp những nét nổi bật trong cách làm của Việt Nam.

Kiểm lâm nhân dân một hướng phát triển mới

Những người dân thường tham gia cùng kiểm lâm trong những chuyến đi bộ gian khổ, dọn bẫy của những kẻ săn trộm và dọn rác thải nhựa do khách du lịch để lại. Đó là một cuộc chiến liên tục, nhưng khoảng thời gian yên tĩnh lại nhắc nhở họ vì sao phải chiến đấu để bảo vệ hệ sinh thái quan trọng này?:

bao-ve-rung-1743409146.png

Cán bộ Kiểm lâm hướng dẫn người dân bảo vệ rừng (Ảnh: Tùng Đinh)

Những người kiểm lâm thường nói “Đây không phải là vấn đề riêng của chúng tôi,” hoặc “Những khu rừng khỏe mạnh thường mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Các khu rừng này làm sạch không khí, ngăn ngừa lũ lụt và giúp chống lại BĐKH nên cần phải chung tay bảo vệ”.

Bảo vệ những khu rừng không phải là nhiệm vụ đơn giản, nhưng "Có dân làng cùng tham gia sẽ giúp tăng cường lực lượng đang thiếu hụt của chúng tôi", một người kiểm lâm cho biết.

Những người dân tận tụy và kiểm lâm cùng nhau tuần tra thường xuyên, đảm bảo sức khỏe cho các khu rừng và sự đa dạng sinh học còn mong manh trong nhiều công viên lâm nghiệp Quốc gia.

Những người bảo vệ màu xanh cây lá

CO2 và các khí thải nhà kính khác là những động lực chính của BĐKH toàn cầu. Quỹ Đối tác Carbon Lâm nghiệp (FCPF) của Ngân hàng Thế giới và chính phủ Việt Nam đã ký một Thỏa thuận thanh toán giảm phát thải (ERPA). Theo đó,  ERPA đã ghi nhận những nỗ lực của người dân từ hơn 1.300 cộng đồng trên đất nước Việt Nam. FCPF công nhận tầm quan trọng của rừng trong cuộc chiến chống lại BĐKH cũng như cách bảo vệ quản lý tốt rừng hiện có và tái trồng rừng ở VN.

Thỏa thuận thanh toán giảm phát thải (ERPA) đã được ký vào tháng 10 năm 2020, ERPA bao gồm 2,9 triệu ha rừng tự nhiên tại sáu tỉnh ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Theo thỏa thuận, FCPF sẽ trả cho Việt Nam 51,5 triệu đô la Mỹ nếu các hoạt động liên quan đến rừng giúp giảm được 10,3 triệu tấn CO2 tương đương (CO2e) trong khoảng thời gian sáu năm bắt đầu từ năm 2018. Một số tiền của quỹ đã được chuyển đến những cá nhân và cộng đồng giúp họ duy trì được rừng khỏe mạnh.

Theo Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Trần Quang Bảo, Đây là một thỏa thuận mang tính đột phá đối với ngành lâm nghiệp Việt Nam”, ông cho biết thêm “Thỏa thuận đã mở đường cho các nguồn tài chính bổ sung để hỗ trợ bảo vệ rừng, sinh kế của người dân và góp phần giảm phát thải khí nhà kính”.

Tuần tra vùng hoang dã rộng lớn của Vườn quốc gia Bạch Mã (Huế) mất tới hàng tuần. Dân bản địa đã trở thành lực lượng hỗ trợ quan trọng cho kiểm lâm đang rất thiếu nhân sự để bảo vệ hệ sinh thái quan trọng này.

bao-ve-rung-1-1743409224.png
 

Thành công của Việt Nam với ERPA bắt nguồn từ cam kết quản lý rừng. Từ năm 2017, đất nước đã thực thi nghiêm ngặt việc bảo vệ rừng tự nhiên khỏi các mối đe dọa, bao gồm cả xâm lấn bất hợp pháp. Ngoài ra, thỏa thuận còn cung cấp ưu đãi cho các cộng đồng lâm nghiệp để đa dạng hóa nguồn thu và giảm khai thác tài nguyên. Qua đó, các hộ gia đình đã nhận được tiền để bảo vệ rừng cùng với những cơ hội cho các chương trình sinh kế. Cộng đồng cũng có thể kiếm thêm thu nhập thông qua chương trình Thanh toán cho Dịch vụ Môi trường Rừng (PFES), PFES cũng nhận thanh toán từ các nhà cung cấp nước và nhà máy thủy điện. Theo W.B, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về Thanh toán cho Dịch vụ Môi trường Rừng, đã tạo ra gần 400 triệu đô la Mỹ kể từ năm 2008.

Chuyên gia Môi trường cấp cao của Ngân hàng Thế giới vê Thanh toán cho Dịch vụ Môi trường Rừng cho biết “Đây là bước ngoặt đối với Việt Nam”, bà nhấn mạnh “ERPA đã thúc đẩy nguồn quỹ của chính phủ dành cho việc bảo vệ rừng và cho thấy lợi ích tài chính của việc định giá rừng như một nơi lưu trữ carbon”.

Phân phối công bằng hướng tới tương lai

Chính phủ Việt Nam nhận được toàn bộ khoản thanh toán vào tháng 3 năm 2024 để giao lại khối lượng theo hợp đồng của ERPA. Đây là khoản thanh toán đơn lẻ lớn nhất từ trước đến nay do FCPF thực hiện trên toàn cầu cho các khoản giảm phát thải đã được xác minh. Để đảm bảo phân phối công bằng lợi ích, chính phủ Việt Nam đã thiết lập một khuôn khổ pháp lý vào năm 2022. Nhiều cộng đồng đã nhận được hàng chục triệu đồng Việt Nam (tương đương hàng nghin đô la Mỹ) cho những nỗ lực chung. Hơn 1.300 cộng đồng ở sáu tỉnh tham gia, đại diện cho khoảng 70.000 người bảo vệ rừng, đang được hưởng lợi từ khoản thanh toán này.

Cùng với các khoản thanh toán hỗ trợ bảo vệ rừng, cộng đồng còn có tiếng nói trong cách sử dụng. Nhiều cộng đồng đã chọn đầu tư vào năng lượng mặt trời cho khu vực không có lưới điện, việc làm này giúp cải thiện an toàn đời sống. Những người tham gia từng nhấn mạnh, trọng tâm của cộng đồng là cải thiện cuộc sống của những thành viên dễ bị tổn thương.

Công nghệ số đảm bảo thanh toán đến được những vùng xa xôi nhất. Được hỗ trợ bởi quỹ tín thác Tăng cường quyền tiếp cận phúc lợi trong khi giảm phát thải, các thành viên của nhiều cộng đồng dân tộc đã biết vận dụng cách tiếp cận này để theo dõi và quản lý thanh toán.

Vì một tương lai Xanh hơn

Những nỗ lực của lâm nghiệp Việt Nam đã giảm phát thải 16,2 triệu tấn CO2e trong giai đoạn báo cáo đầu tiên, cao hơn 5,9 triệu tấn so với mục tiêu đề ra. Kế hoạch dự kiến cho giai đoạn còn lại (2020-2024) sẽ vượt mục tiêu một lần nữa. Chính phủ Việt Nam đã có một số lựa chọn nhằm tận dụng các khoản tín dụng carbon dư thừa như bán trực tiếp thông qua các thỏa thuận song phương hoặc giao dịch trên thị trường carbon. Ngân hàng Thế giới đang tích cực hỗ trợ Việt Nam trong điều hướng các lựa chọn để tối đa hóa phần thưởng tài chính từ các nỗ lực bảo vệ rừng của mình. Quan hệ đối tác này cũng nhằm vào mở rộng chương trình thanh toán để nắm bắt đầy đủ tiềm năng giảm carbon từ rừng, ước tính hàng năm lên tới 40 triệu tấn CO2e.

bao-ve-rung-2-1743409225.png

Rừng Trà Sư mùa nước nổi (Nguồn madagui.com.vn)

Những người bảo vệ rừng coi việc bảo vệ những khu rừng là công việc cả đời mình cho dù còn phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn của những cuộc tuần tra dài mệt mỏi và tiếp xúc với cả thiên tai và những mối đe dọa của con người trong thực tế hàng ngày.

Từ nhiều nguồn lực, chúng tôi có thể làm tốt hơn đó là tiếng nói của các cộng đồng với hy vọng Chính phủ có thể tìm ra cách để duy trì và mở rộng hơn nữa những chương trình này. Đây cũng là niềm tin và là nguyện vọng của những người đã từng sống gắn bó với rừng./.