Gặp người chỉ huy Đội xây dựng và bảo vệ sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Biên giới năm 1950 đã khai thông đất nước với thế giới, mở ra thời cơ và vận hội để toàn dân và toàn quân ta làm nên một Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp.

Viết về cuộc kháng chiến trường kỳ, người ta thường quan tâm đến những chiến tích mà ít đề cập đến lực lượng xây dựng và bảo vệ bộ chỉ huy đầu não của các chiến dịch. Mười năm trước đây, đọc cuốn Điện Biên Phủ một  kỳ quan lịch sử, tôi thực sự xúc động về những chiến công thầm lặng của những kiến tạo và bảo vệ sở chỉ huy Mường Phăng, nơi làn việc của những nhà quân sự lỗi lạc. Tôi đã tìm mọi cách để gặp bằng được người chỉ huy của Đội xây dựng và bảo vệ  sở chỉ huy chiến dịch mang tên Trần Đình.

Từ xây dựng sở chỉ huy chiến dịch biên giới đến các chiến dịch lớn ở vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ

Trong nắng ấm cuối xuân năm 2014, tại câu lạc bộ Ba Đình người cựu chiến binh già Thành Xuân Thi, một nhân chứng lịch sử, tham gia chiến dịch ĐBP ngay từ những ngày đầu và được tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái cử làm chỉ huy trưởng Đội xây dựng và bảo vệ sở chỉ huy chiến dịch. Ông Thi đã giành thời gian trò chuyện cùng tôi sau những séc bóng bàn căng thẳng Người cựu chiến binh Điện Biên năm xưa cho biết, ông sinh vào năm 1928 trong một gia đình viên chức nhỏ ở Hà Nội, mồ côi từ nhỏ nên ông sớm có ý chí tự lập. Năm 15 tuổi đã tham gia tự vệ thành Hoàng Diệu rồi trở thành học viên khóa IV của trường sỹ quan lục quân  Trần Quốc Tuấn.

Tốt nghiệp sĩ quan ở tuổi 19, ông về làm việc tại Cục Công binh trên cương vị Đại đội trưởng, rồi nhận nhiệm vụ dẫn Đại đội 250 tham gia chiến dịch biên giới. Tại đây, ông đã cùng đồng đội tận dụng mọi phương tiện xây dựng căn cứ chỉ huy đảm bảo tuyệt đối an toàn.

Sau chiến thắng khai thông đất nước với Thế giới, đơn vị ông được điều về tăng cường cho Đi đoàn 312 trong chiến dịch Trần Hưng Đạo (tháng 12/1950). Để hoàn thành nhiệm vụ, ông đã cùng các chiến sĩ trong đơn vị đóng giả làm những lái buôn để lọt sâu vào vùng địch hậu, diệt gọn căn cứ Bảo Chúc-Ba Huyên.

Khi chiến dịch Hoàng Hoa Thám trên phòng tuyến từ Phả Lại đến Uông Bí diễn ra Đại đội của ông lại nhận nhiệm vụ xây dựng sở chỉ huy chiến dịch. Sáng ngày 1/3/1951 trong lúc đơn vị khẩn trương đào công sự, bất ngờ Bác Hồ và Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đến thăm. Trong lời ân cần căn dặn, Bác nói: “Bộ binh là mũi mác, công binh là cán ác, để mũi mác xuyên sâu, cán mác cần phải chắc”, Lời Bác dặn dễ hiểu nhưng vô cùng xúc động, đã trở thành hành trang, lời động viên nhắc nhở bộ đội công binh mỗi khi ra trận. Từ chiến dịch Hoàng Hoa Thám trở về, ngày 2 tháng 5 năm 1951, đơn vị lại nhận nhiệm vụ đi xây dựng đường cơ động, chuẩn bị mở màn chiến dịch Quang Trung. Chỉ sau một ngày đơn vị đến nơi, ông đã cùng các chiến sỹ trong đơn vị đã hoàn thành xây dựng 4 cây cầu dã chiến. Để giữ bí mật, vào ban ngày, những cây cầu phao đã được tháo ra đưa về nơi cất dấu an toàn.

Chiến dịch Hòa Bình nổ ra vào tháng 01 năm 1952. Để kịp đánh trận mở màn ở Ninh Mít và tập kích vào Tô Vũ đơn vị đã phải xây dựng gấp 3 sở chỉ huy ở phía Tây Nam dãy núi Ba Vì và 2 sơ chỉ huy dưới chân đèo Gió. Chiến dịch kết thúc ngày 23 tháng 2 năm 1952. Khi chuẩn bị ăn mừng chiến thắng, ông lại nhận nhiệm vụ mới trở về làm Đại đội trưởng Đại đội 82, chuyên xây dựng căn cứ địa cho các cơ quan Trung ương ở an toàn khu (ATK)Việt Bắc. Đại đội 82 chịu trách nhiệm xây dựng căn cứ địa, khi có chiến sự lại được điều đi xây dựng các sở chỉ huy. Cán bộ chiến sĩ trong đơn vị phần đông là người dân tộc trung kiên và gắn bó với căn cứ địa cách mạng ngay từ buổi ban đầu. Vào năm 1953, đơn vị được bổ sung thêm lực lượng để trở thành Tổng đội ATK 53.

Xây dựng sở chỉ huy chiến dịch tạo thuận lợi cho chiến thắng trấn động địa cầu

Ngay trong tháng 10/1953, Trung đoàn công binh 151 đã lên đường đi Tây Bắc xây dựng đương sá, cầu phà chuẩn bị chiến dịch. Cùng thời gian này, Tổng đội phó ATK 53 Thành Xuân Thi dẫn đầu Đội tiền trạm gồm các bộ phận trinh sát, mộc, rèn, phá gỡ bom mìn đi đựng lán trại phục vụ bộ chỉ huy tiền phương.

Dường như hồi tưởng lại những ngày đã qua trên chiến trường đầy gian khó, giọng ông sôi nổi hẳn lên. Ông bồi hồi kể lại, trên đường hành quân, mặc máy bay địch truy lùng ráo riết, ông cùng đồng đội đã vượt sông Âu Lâu,qua đèo Lũng Lô rồi Pha Đin. Sau nhiều ngày đêm hành quân trong lửa đạn, đơn vị ông đã đến nơi tâp kết  ở cây số 62 trên đường vào ĐBP. Tại đây, Đội tiền trạm chia thành 3 mũi Một số đến Thẩm Púa và Nà Tấu. Số đông còn lại đến thẳng Mường Phăng, nơi đây đang còn là rừng nguyên sinh, cây cối um tùm rậm rạp; đứng trên đài quan sát có thể thấy rõ toàn cảnh Mường Thanh. Thời gan này kẻ địch không ngừng đổ quân xuống ĐBP, chúng dùng máý bay trinh sát, thăm dò động tĩnh, Địch càng ráo riết gia tăng áp lực, càng thôi thúc các chiến sỹ trong đội tiền trạm phải quyết tâm xây dựng bí mật, đảm bảo an toàn tuyệt đối căn cứ của Bộ chỉ huy chiến dịch.

dien-bien-phu-1737106775.png

Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 20 tháng 11 năm 1953, thực dân Pháp chiếm lại ĐBP, một ngày sau đó, bộ phận tiền phương của Bộ tham mưu đi Tây Bắc chuẩn bị chiến trường, tìm nơi đặt sở chỉ huy. Đầu tháng 12, cơ quan tiền phương đến đóng quân ở Thẩm Púa và hạ tuần cùng tháng Bộ Chính trị TW Đảng đã quyết định chọn ĐBP là điểm quyết chiến chiến lược, chỉ định Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tổng chỉ huy và Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm Tham mưu trưởng.

Ngày đến Mường Phăng, Tổng đội ATK53 và Đại đội cảnh vệ 425 đều trực thuộc Bộ Tổng tham mưu. Nhằm tăng cường sức chiến đấu và thống nhất chỉ huy hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Bộ chỉ huy chiến dịch, Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái đã quyết định thống nhất 2 lực lượng thành một đơn vị mang phiên hiệu Đội xây dựng và bảo vệ sở chỉ huy chiến dịch Trần Bình. Sĩ quan Thành Xuân Thi được chỉ định làm chỉ huy trưởng, đặc trách việc xây dựng, đồng chí Đỗ Hải là chỉ huy phó, chịu trách nhiệm bảo vV chỉ huy sở.

dien-bien-phu1-1737106799.png

Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Mường Phăng

Những ngày đầu san nền, dựng cột xây dựng lán trại ông Thi kể lại, khi bạt vách núi chất đất lộ ra. Những người tham gia xây dựng nhận thấy.có thể đào sâu làm chỗ ẩn nấp như khi làm đường chiến dịch. Ban đầu họ đã khoét hầm hàm ếch thăm dò, đào sâu xuống đến 2mét, rồi 3 mét không bị sụt lở và gặp đá tảng, chỉ huy trưởng đã quyết định mở rộng khẩu độ hầm với chiều cao 2 mét rộng 1,2 mét. Thử lát nền và chống trần hầm. Kết quả đến thật bất ngờ, đoạn thử nghiệm an toàn và đi lại thuận tiện. Cả đơn vị thống nhất quyết định chọn khu rừng xa khai thác gỗ đem về chống và lát hầm. Từ kinh nghiêm thu được qua nhiều chiến dịch, chiến sĩ công binh đã dùng gỗ tròn đường kính 20 cm làm cột, gỗ có kích thước nhỏ hơn làm dầm xà, cành ngọn làm vật lát nền liên kết với nhau bằng đinh thuyền và đinh 2 mỏ.

Sau nhiều trao đổi, dân chủ bàn bạc, toàn đơn vị đã thống nhất, hạ quyết tâm đào thông hầm từ 2 phía đồi nối liền lán chỉ huy của Tổng chỉ huy với Tham mưu trưởng chiến dịch.

Trong quá trình thi công, nhiều sang kiến đã được áp dụng. Để chống thấm dột, những người xây dựng dùng phên lứa lót lá cây, đào rãnh và hố ven vách hầm để thoát nước, gim phên vào vách hầm để chống sạt lở.

Sau 28 ngày đêm làm việc không ngơi nghỉ, đơn vị đã thông hầm từ 2 phía. Đường hầm dài 69m có độ cao trung bình 1,7m và rộng từ 1m đến 3m, hầm có nhiều ngách phụ và hầm hàm ếch đã trở thành nơi tác nghiệp an toàn cho mọi thành viên trong bộ chỉ huy.

Đường hầm đã được đảm bảo tuyệt đối bí mật,không làm tổn thương cây cỏ. Đường hầm không chỉ là nơi trú ẩn, nghỉ ngơi, làm việc mà quan trọng là đưa được Bộ chỉ huy tiền phương của người chỉ huy cao nhất chiến dịch áp sát trận địa mà đối phương không hề hay biết.

Từ sở chỉ huy chiến dịch Biên giới đến sở chỉ huy chiến dịch Điên Biên dấu ấn kiến tạo thầm lặng của những người chiến sĩ công binh luôn gắn với chiến công vang dội của các chiến trường.

Người chiến sỹ Thành Xuân Thi đã đi về cõi vĩnh hằng song những gì mà ông cống hiến và suy ngẫm sẽ được ký ức Điện biên lưu giữ, Bài viết hy vọng là một nén tâm hương tri ân người đã khuất ./.