Những vần thơ năm mới đáng ghi nhớ của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1890-1969) không chỉ là một lãnh tụ vĩ đại của phong trào cách mạng Việt Nam mà còn là một nhà thơ, nhà văn kiệt xuất trong nền văn học hiện đại. Người xác định, văn chương là vũ khí sắc bén để đấu tranh cách mạng và cũng là phương tiện rất hữu hiệu để động viên chiến sĩ, đồng bào.

chu-tich-ho-chi-minh-1737454876.png

Chủ tịch Hồ Chí Minh con người gắn với thơ ca cách mạng dưới góc nhìn học giả

Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến cách viết. Bác luôn nhắc nhở cán bộ tuyên truyền “Trước khi viết cần trả lời cho được: Viết cho ai? Viết cái gì? Viết để làm gì? Sau đó mới xem xét viết như thế nào?

Trong sự nghiệp văn học nghệ thuật, văn xuôi của Người chiếm phần lớn nhất với những tác phẩm chính luận. Văn chính luận của Bác ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp; bộc lộ một tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hóa, gắn lý luận với thực tiễn; đa dạng, thấu tình, đạt lý, nhưng không kém phần đanh thép, mạnh mẽ và hùng hồn. Người sáng tác với mục đích chính là để tấn công trực diện vào kẻ thù và thể hiện nhiệm vụ cách mạng qua từng chặng đường. Tác phẩm Bác để lại không chỉ là văn kiện quý giá về lịch sử mà còn có giá trị văn học nghệ thuật, mang tính thời sự sâu sắc nên dễ đi sâu vào lòng người.

Cách nay một thế kỷ, khi lần đầu tiên được gặp Bác, ngày 23 tháng 12 năm 1923 trên tạp chí Ngọn lửa nhỏ, nhà thơ người Nga Ôxíp Manđenxtam đã ghi nhận “Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa của tương lai”. Người An Nam là một dân tộc giản dị và lịch thiệp. Qua phong thái thanh cao, giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta dường như nghe thấy ngày mai, thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái toàn thế giới”.

Trong lời phát biểu Hồ Chí Minh là nhân cách thời đại của nhà sử học nổi tiếng Hoa Kỳ, Jhon Stenson tại Đại hội đồng UNESSCO năm 2010, bà đã nhấn mạnh: “Hồ Chí Minh là người mà tôi dành nhiều thời gian trong đời nghiên cứu để tìm hiểu cho được đích thực tính cách của một con người, tôi xin ca ngợi lời ca đẹp nhất về Người, sau khi đã đi đến những nơi có dấu chân và gặp lại những người đã biết về Người". Hồ Chí Minh quả thật là con người nói và làm đi đôi. Bà nhận xét trước tượng Thần tự do nước Mỹ, duy nhất chỉ có Nguyễn Tất Thành là người nhìn xuống dưới chân tượng và ghi lại “Ánh sáng trên đầu thần Tự do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân tượng Thần thì người da đen và số phận của người phụ nữ đang bị chà đạp và đặt ra câu hỏi Bao giờ mới có sự bình đẳng giữa các dân tộc? khi nào người phụ nữ được bình đẳng cùng nam giới?"

Không có gì quý hơn độc lập tự do là sự thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Đó là chân lý bất hủ, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và giá trị thời đại sâu sắc, là nguồn sức mạnh tạo nên chiến thắng của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc. Di chúc năm 1969 của Người là một văn kiện lịch sử kết tinh tinh hoa, là tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một vĩ nhân, suốt đời phấn đấu, hy sinh vì Tổ quốc và nhân loại. Đây là lời căn dặn và cũng là tình cảm thiết tha, niềm tin sâu sắc của Người gửi lại toàn Đảng, toàn dân và các thế hệ mai sau. Di chúc của Bác đã trở thành cương lĩnh hành động cách mạng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

Nhà thơ Tố Hữu từng chia sẻ: “Người là một lãnh tụ cách mạng nhưng không bao giờ mang khẩu khí gì to tát. Bác thường nói đến những điều nhỏ bé nhưng lại mang hàm ý lớn”. Cũng như mọi người Việt Nam, Bác luôn nói đến mọi chuyện bình thường, không xa lạ như thơ từng viết, việc quân, việc nước đã bàn; xách bương dắt trẻ ra vườn hái rau. Nhà thơ nhấn mạnh: “Thơ của Bác Hồ là sự kết hợp văn hóa dân tộc và thế giới một cách nhuần nhuyễn, kết hợp hài hòa chất dân gian và bác học, chịu ảnh hưởng lớn của Đường thi. Thơ Đường là đỉnh cao của thơ nhân loại. Thơ của Bác mang phong vị dân ca và Đường thi, ít mang xu hướng phương Tây; còn Thơ chữ Hán của Người lại rất hàm súc, It lời nhưng đa nghĩa”.

Trong thơ có hư và thực. Thơ Bác có câu. Chim rừng vào cửa đậu! Hoa núi ghé gương soi  rất  gần với thực; một sự thực lịch sử với ý thức làm sống dậy không khí đương thời của phong trào cách mạng. Nhà thơ lớn người Pháp Argon từng chia sẻ “mọi vật rồi sẽ qua đi, chỉ còn lại là khách qua đường”. Ở đây khách qua đường là những tác phẩm có giá trị còn lại. Thơ Bác về chiến khu sẽ còn mãi mãi.

Thơ của Bác trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ

Trong lời mở đầu tuyển tập thơ Hồ Chí Minh do NXB Văn học ấn hành, Văn Phúc đã ghi rõ với 79 mùa xuân trong sáng và trương cửu. Bác Hồ đã để lại cho dân tộc một di sản tinh thần vô cùng lớn lao đó là thơ ca của Người.

Các phần và những bài viết trong tuyển tập được sắp xếp theo trình tự Thơ chữ Hán và thơ tiếng Việt.

Trước tiên của phần thơ chữ Hán là 133 bài thơ trong nhật ký trong tù. Tiếp theo là những bài thơ chữ Hán được sắp xếp theo thời gian sáng tác từ năm 1942 đến 1968, kết thúc là bài Vô đề được nhà thơ Khương hữu Dụng dịch lại với nội dung ghi rõ:

Thuốc kiêng rượu cữ đã 3 năm.

Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần.

Mừng thấy Miền Nam đang thắng lớn,  

Một năm là cả 4 mùa Xuân.

Trong phần thơ tiếng Việt, Bác viết từ năm 1919 đến năm 1958 có 48 bài. Về lịch sử mở đầu là bài lịch sử nước ta với điểm nhấn Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam và kết thúc bằng câu Dân ta xin nhớ chữ đồng: đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh. Kết thúc mục lịch sử là bài vô đề, được viết vào ngày 20 tháng 5 năm 1958 với nội dung chứa chan hy vọng.

Bảy mươi tám tuổi chưa già lắm,

Vẫn vững hai vai việc nước nhà,

Kháng chiến dân ta đang thắng lớn,

Tiến bước ta cùng con em ta.

Về đời sống cách mạng, giới sưu tầm đã chọn được 14 bài Bác viết từ năm 1942 đến năm 1960, kết thúc bằng bài tặng các cụ phụ lão ngày 1 tháng 10 với nội dung:

Càng già càng dẻo lại càng dai,

Tinh thần gương mẫu chẳng nhường ai.

Đôn đốc con em làm nhiệm vụ,

Vuốt râu mừng xã hội tương lai.

Thơ chúc Tết đồng bào cả nước mỗi khi Xuân về là một nét đặc sắc riêng trong thơ của Bác. Trên thế giới ngày nay, ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lẽ chưa có nhà hoạt động cách mạng nào, đã vận dụng được thơ ca để chúc mừng cả dân tộc mỗi khi Tết đến Xuân về. Các nhà thơ đã sưu tầm được 19 bài thơ Tết Bác viết từ khi ở nước ngoài trở về hoạt động trong nước (năm 1942) đến khi qua  đời (năm 1969). Khởi đầu vào mừng Xuân 1942, Bác viết:  “Tháng ngày thấm thoắt như thoi, Bác chúc phe câm lược sớm diệt vong, chúc phe dân chủ sẽ thắng lợi, Chúc Việt Minh ta càng tiến tới... Cờ đổ sao vàng bay phấp phới" và viết luận "Năm nay là Năm Tết vẻ vang Cách mạng thành công khắp Thế giới". Năm Đinh Hợi 1947, năm kháng chiến trường kỳ chống xâm lược Pháp đầu tiên, sau cuộc họp Chính phủ kết thúc vào 12 giờ đêm 30 Tết Bác còn đi vào hang núi chùa Trầm để dọc thơ chúc Tết đồng bào cả nước và Kiều bào ở nước ngoài. Gần 80 năm đã qua, những lời thơ xúc động của Bác vẫn ấm tình người, thúc giục đông bào cả nước tiến lên diệt quân xâm lược, "Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào! Sức ta đã mạnh, người ta đã đông!Trường kỳ kháng chiến, nhất định Thắng lợi. Thống nhất Độc lập, nhất định thành công".

Từ năm Đinh Hợi cho đến cái Tết cuối đời, năm nào Bác cũng có Thơ Xuân chúc tết đồng bào cả nước. Mặc dù Bác đã đi về cõi vĩnh hằng, nhưng lời thơ Xuân 1969 của Người vẫn còn vang vọng, thúc giục đồng bào cả nước tiếp tục tiến lên.

Vì độc lập, vì tự do

Đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào

Tiến lên! Chiến sỹ, đồng bào!

Bắc Nam xum họp, Xuân nào vui hơn.

Xuân Ất Tỵ 2025