Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” giai đoạn 2018 - 2021: Những kết quả thiết thực và định hướng phát triển

24/11/2022 10:02

Sáng ngày 24/11/2022, tại Thái Nguyên, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển Nông thôn phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” giai đoạn 2018 - 2021 và xin ý kiến về kế hoạch triển khai Chương trình đến năm 2025.

Đến dự có ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển Nông thôn; PGS.TS Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam; ông Phạm Văn Sỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên; Đại diện một số tổ chức Quốc tế tài trợ cho Chương trình; Đại diện Chi cục Phát triển Nông thôn các tỉnh/thành phố từ Thanh Hoá trở ra và các địa phương triển khai mô hình tại khu vực miền núi phía Bắc, cùng các chuyên gia, đại diện các cơ quan thông tấn báo chí về dự và đưa tin.

pv3-1669360985.jpg
 

 Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển Nông thôn phát biểu tại Hội nghị

Mục tiêu chung của Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 là đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm, đáp ứng đủ dinh dưỡng cho người dân nhằm nâng cao thể trạng, trí tuệ, tầm vóc con người Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 2 (SDG2) do Chính phủ Việt Nam cam kết với Tổ chức Liên hợp quốc:  Cơ bản các hộ có đủ lương thực, thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng hợp lý quanh năm; Giảm suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 02 tuổi; Phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững; Phần lớn các hộ nông dân sản xuất nhỏ tăng năng suất và thu nhập; Phấn đấu không còn thất thoát hoặc lãng phí lương thực, thực phẩm.

Nhiệm vụ của Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2015 gồm 68 nội dung, trong đó: 52 nội dung đang được thực hiện; 16 nội dung cần được xây dựng mới (Bộ Y tế 07, Bộ Nông nghiệp và PTNT 05, Bộ Công thương 01, Bộ Thông tin truyền thông 02, Bộ Kế hoạch và đầu tư 01).

Báo cáo tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT Lê Đức Thịnh cho biết, trong giai đoạn 2018 - 2021, qua hơn 3 năm thực hiện, nhìn chung với 52 nhiệm vụ lồng ghép và 16 nhiệm vụ xây dựng mới của các bộ, ngành và các địa phương đã được tích cực triển khai. Đối với 16 nhiệm vụ xây dựng mới, Bộ NN&PTNT đã lập kế hoạch cấp xã và tổng hợp ở các cấp về xây  dựng mô hình sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng tại 26 xã, đạt kế hoạch đề ra; đồng thời đã xây dựng mô hình điểm về tổ chức sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tại 18 tỉnh với 24 dự án, gồm: 16 dự án từ nguồn vốn của Bộ NN&PTNT và 8 dự án từ nguồn vốn của địa phương. Trong 3 năm (2019 - 2021), Bộ NN&PTNT đã giao cho các đơn vị thuộc Bộ tổ chức 29 lớp tập huấn cho cán bộ, tổ chức 22 lớp tập huấn với 845 học viên cho người dân tại 17 tỉnh…

z18-1669258153.jpg

PGS.TS Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đánh giá cao những ý nghĩa của Chương trình "Không còn nạn đói" giai đoạn 2018 - 2021 đối với mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo dinh dưỡng cho người dân

Ở cấp địa phương, hiện đã có 16/28 tỉnh xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói (theo kế hoạch của giai đoạn 2018 - 2020 thực hiện tại 28 tỉnh có huyện nghèo, giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến thực hiện tại 40 tỉnh có xã đặc biệt khó khăn, huyện nghèo). Các địa phương đã phối hợp với các cơ quan có liên quan ở Trung ương đào tạo 51 lớp, 29 tỉnh với số lượng gần 2.000 người cho lực lượng cán bộ và người dân tham gia thực hiện Chương trình…

Theo đánh giá của các tổ chức Quốc tế đồng hành cùng Chương trình và Bộ NN&PTNT, sau hơn 3 năm triển khai, Chương trình đã góp phần thay đổi nhận thức của cán bộ và người dân về nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng. Người dân đã nhận thức được việc cần sản xuất để bù đắp việc thiếu hụt dinh dưỡng cho hộ gia đình, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi.

Các hộ tham gia mô hình bước đầu đã biết cách sử dụng sản phẩm của mô hình để cải thiện dinh dưỡng cho hộ gia đình, đặc biệt là cho trẻ em. Kết quả khảo sát cho thấy, các hộ gia đình thu được trứng gà đã sử dụng để chế biến thức ăn hàng ngày. Sau tập huấn người dân đã áp dụng được cách làm chuồng trại, cách nuôi, cách phòng bệnh, không còn chăn thả tự do không chăm sóc.

z1-1669258006.jpg

Toàn cảnh Hội nghị

Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT Lê Đức Thịnh cho rằng, thông qua Chương trình "Không còn nạn đói" giai đoạn 2018 - 2021 đã góp phần rất quan trọng trong việc thay đổi nhận thức của toàn xã hội về mô hình giảm nghèo bền vững, về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống người dân gắn với vấn đề phát triển toàn diện con người, trong đó nhấn mạnh việc an toàn thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng và phát triển hệ thống lương thực thực phẩm Minh bạch - Trách nhiệm - Bền vững. 

"Từ những thay đổi về nhận thức quan trọng đó, Chương trình "Không còn nạn đói" giai đoạn 2018 - 2021 đã được các cấp, các ngành lồng ghép trong quá trình triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia như Xây dựng Nông thôn mới; Giảm nghèo bền vững; Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, tạo cơ hội tiếp cận công bằng về lương thực thực phẩm, dịch vụ y tế, giáo dục. Đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh duỡng trẻ em...", ông Lê Đức Thịnh cho biết. 

hn1-1669351594.jpg
Cục trưởng Lê Đức Thịnh lưu niệm với một số đại biểu dự Hội nghị

Đặc biệt, Chương trình "Không còn nạn đói” giai đoạn 2018 - 2021 đã có những lớp tập huấn chuyên đề nhằm cung cấp những kiến thức bổ ích cho các đối tượng thụ hưởng ở các địa phương như hướng dẫn sản xuất nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng: vườn dinh dưỡng hộ gia đình, thực hành cải tạo vườn dinh dưỡng, sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện nông hộ; Đồng thời, được thực hành sử dụng lương thực, thực phẩm phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, gồm: chế độ dinh dưỡng cho từng độ tuổi; lựa chọn thực phẩm phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm; thực hành xây dựng bữa ăn gia đình hợp lý.

Tác động của Chương trình "Không còn nạn đói" đã góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em sau khi thực hiện dự án, trẻ dưới 24 tháng tham gia trong các câu lạc bộ dinh dưỡng đều tăng cân với mức tăng trung bình là 0,64 kg, tăng chiều cao trung bình 1,6 cm; trong số đó, trẻ ở Lào Cai có mức cải thiện tốt nhất. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cả ba thể đã có xu hướng giảm ở tất cả các mô hình: Thể nhẹ cân giảm TB 1,7%, thấp còi giảm 3,3%, gầy còm giảm 8,1%...

hn11-1669359022.jpg
PGS.TS Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam đánh giá cao những kết quả và ý nghĩa nhân văn của Chương trình Không còn nạn đói

Trao đổi thêm về nội dung này, PGS.TS Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam cho biết, trong những năm qua, Chương trình "Không còn nạn đói" đã góp phần hình thành và phát triển các mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng. Ở đó, mỗi khi trồng cây hay nuôi con gì thì phải mang lại lợi ích đầu tiên cho những đối tượng dễ bị tổn thương, tức là bà mẹ và trẻ em. Chính vì thế, các mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng được Bộ NNPTNT và các địa phương triển khai đều được đầu tư khá bài bản trong việc tập huấn cho cán bộ từ tuyến tỉnh, huyện, xã và người dân tham gia để thay đổi dần nhận thức của họ trong sản xuất nông nghiệp đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng dinh dưỡng hợp lý trong bữa ăn hằng ngày.

pv8-1669361453.jpg
 
pv6-1669361296.jpg
 
pv5-1669361225.jpg
 
pv4-1669361065.jpg
Đại diện các Chi cục Phát triển Nông thôn các địa phương chia sẻ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình "Không còn nạn đói"

PGS.TS Đào Thế Anh, cho biết Việt Nam là một trong những nước tích cực, chủ động tham gia vào cuộc đối thoại do Liên hợp quốc khởi xướng về thúc đẩy tính bền vững của hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu, đảm bảo an ninh lương thực và không còn nạn đói. Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế là một trong những nhà sản xuất thực phẩm Có trách nhiệm không những với toàn dân Việt Nam mà với cả an ninh lương thực thế giới, Minh bạch khi đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm, nguồn gốc rõ ràng, xây dựng thương hiệu lương thực thực phẩm Việt Nam và Bền vững khi sản xuất nhưng giảm các tác động tiêu cực đến môi trường và bảo vệ môi trường. Và đặc biệt quan tâm đến vấn đề đảm bảo dinh dưỡng cho người dân cũng như người tiêu dùng các sản phẩm nông sản Made in Việt Nam. 

"Tôi đánh giá cao và tin tưởng với những kết quả bước đầu đã đạt được trong Chương trình "Không còn nạn đói" giai đoạn 2018 - 2021 sẽ là tiền đề quan trọng, cùng với những quyết tâm đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước cam kết tại các diễn đàn Quốc tế, trong giai đoạn tới Việt Nam sẽ triển khai đồng bộ và hiệu quả chương trình hành động quốc gia về chuyển đổi Hệ thống Lương thực thực phẩm sẽ góp phần huy động thêm các nguồn lực trong nước và quốc tế để bổ trợ cho Chương trình Không còn nạn đói nhằm giải quyết những vấn đề căn cơ và chiến lược phát triển bền vững và toàn diện con người, trong đó có vần đề cải thiện thể trạng, tầm vóc bắt nguồn từ việc cải thiện dinh dưỡng cho người dân ngay hôm nay...", PGS.TS Đào Thế Anh nhấn mạnh.  

pv2-1669360922.jpg
 
 
Bà Huỳnh Thị Thanh Tuyền, đại diện tổ chức CIAT đánh giá cao ý nghĩa và hiệu quả của Chương trình Không còn nạn đói ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2021 và cho biết đơn vị này tiếp tục đồng hành cùng dự án ở các giai đoạn tiếp theo  

Bên canh đó, tại Hội nghị, các đại biểu, các chuyên gia cũng đã phân tích, đánh giá và làm rõ một số mặt tồn tại hạn chế trong quá trình triển khai Chương trình. Trong đó, nhấn mạnh việc nhận thức chung của nhiều cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương chưa thật đầy đủ, nên việc tích cực triển khai Chương trình còn hạn chế. Việc triển khai ở các tỉnh còn rất nhiều khó khăn, do hầu hết các tỉnh giai đoạn đầu chưa nắm bắt được cách thức triển khai Chương trình, nhiều tỉnh chưa chủ động, chưa xây dựng được Chương trình cho tỉnh mình. Với những tỉnh đã xây dựng và ban hành được Chương trình thì một số còn chưa xác định rõ ràng nội dung cần thực hiện. Công tác tuyên truyền mới chủ yếu được thực hiện ở các hoạt động triển khai nhiệm vụ ở cấp Trung ương nên chưa được sâu rộng tới người dân...

Tại Hội nghị, các chuyên gia đến từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên, đại diện Chi cục Phát triển Nông thôn các địa phương, Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam, đại diện các tổ chức Quốc tế đồng hành tài trợ cho Chương trình, cũng như các chuyên gia tư vấn đã phân tích làm rõ thêm những kết quả nổi bật, bài học kinh nghiệm, những mô hình hiệu quả, cũng như chỉ rõ nguyên nhân và giải pháp khắc phục một số tồn tại, hạn chế sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình. Đồng thời, các tham luân cũng đã đóng góp nhiều ý kiến và giải pháp thiết thực vào kế hoạch triển khai Chương trình “Không còn nạn đói” đến năm 2025.

Ngày 14/1/2015, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Lễ phát động khởi động Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam; ngày 12/5/2016, thành lập Ban chỉ đao Quốc gia giai đoạn 2016 – 2025 do Phó Thủ tướng làm Trưởng ban; ngày 12/6/2018,  Thủ tướng ký ban hành QĐ số 712/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia về Chương trình “Không còn nạn đói”. Theo Quyết định số 804/QĐ-TTg ngày 12/5/2016, Ban chỉ đạo Quốc gia và Văn phòng Thường trực bao gồm: Phó Thủ tưởng là Trưởng ban; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT là Phó ban; 13 Ủy viên là các Thứ trưởng của 13 bộ, ngành; 04 Ủy viên được mời trong đó có đại diện FAO và UNDP...

Một số hình ảnh tại sự kiện:

pv9-1669361549.jpg
 
t4-1669269326.jpg
z7-1669258094.jpg
z9-1669258105.jpg
z6-1669258087.jpg
z5-1669258075.jpg
z4-1669258065.jpg
z16-1669258143.jpg
pv1-1669360839.jpg
 

 

Bài: Quyết Tuấn - Vân Thanh; Ảnh: Trường Giang