Hội thảo đánh giá tiến độ triển khai Sáng kiến “Chế độ ăn lành mạnh bền vững thông qua chuyển đổi hệ thống thực phẩm” (SHiFT) tại Việt Nam

PV
Sáng ngày 23/10/2024, tại khách sạn Sheraton, Hà Nội, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) phối hợp với Liên minh Đa dạng Sinh học Quốc tế và Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (Liên minh Bioversity & CIAT) tổ chức Hội thảo Đánh giá tiến độ triển khai sáng kiến chế độ ăn lành mạnh bền vững thông qua chuyển đổi hệ thống thực phẩm tại Việt Nam. 
z5963981613379-3542858b6518666cccc558ca330c8982-1729824759.jpg
 

Hội thảo Đánh giá tiến độ triển khai sáng kiến chế độ ăn lành mạnh bền vững thông qua chuyển đổi hệ thống thực phẩm tại Việt Nam.

Sáng kiến “Chế độ ăn lành mạnh bền vững thông qua chuyển đổi hệ thống thực phẩm” (SHiFT) là một trong những Sáng kiến Nghiên cứu mới thuộc Nhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) (2022-2024), do Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế (IFPRI), Liên minh cơ quan Đa dạng sinh học -Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế điều phối kết hợp với Trung tâm nghiên cứu và Đại học Wageningen (Trung tâm WUR). 03 quốc gia mục tiêu trong Sáng kiến SHiFT gồm Việt Nam, Etiopia, Bangladesh. Mục tiêu chính của SHiFT là đảm bảo chế độ ăn lành mạnh bền vững cho tất cả mọi người thông qua quá trình chuyển đổi hệ thống thực phẩm. SHiFT tập trung vào người tiêu dùng trong hệ thống thực phẩm với mục tiêu tăng nhu cầu về chế độ ăn lành mạnh bền vững và hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) và tác nhân không chính thức cung cấp thực phẩm dinh dưỡng bền vững là các loại thực phẩm bổ dưỡng hơn, an toàn, giá cả hợp lí và được sản xuất bền vững.

z5963981242194-ce5b7769c593c79658b1342b9ae980b1-1729822536.jpg
Sáng kiến “Chế độ ăn lành mạnh bền vững thông qua chuyển đổi hệ thống thực phẩm” (SHiFT) là một trong những Sáng kiến Nghiên cứu mới thuộc Nhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR).

Đồng thời, sự tham gia của SHiFT cùng các bên liên quan sẽ cung cấp bằng chứng cho quá trình hoạch định chính sách, phát triển các chỉ số và công cụ, và tăng cường khả năng tổ chức để thúc đẩy quá trình chuyển đổi hệ thống thực phẩm, đồng thời cải thiện sinh kế, bình đẳng giới và hòa nhập xã hội. SHiFT bao gồm năm Hợp phần nghiên cứu: Người tiêu dùng và Môi trường thực phẩm của họ (WP1); Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) và Khu vực phi chính thức (WP2); Quản trị và Hệ thống thực phẩm toàn diện (WP3); Phân tích kịch bản đánh đổi (WP4); Xúc tác chuyển đổi hệ thống thực phẩm (WP5).Tại Việt Nam, SHiFT đang hợp tác với ba Đối tác chiến lược bao gồm Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN), Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) và Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và nông thôn (IPSARD).

z5963981936264-ef8f385c1a3529af305e7c9114902cd9-1729822537.jpg
Hội thảo quy tụ 60 đại biểu, trong đó có 10 đại biểu Việt Nam và 50 đại biểu nước ngoài.

Hội thảo quy tụ 60 đại biểu, trong đó có 10 đại biểu Việt Nam và 50 đại biểu nước ngoài. Hội thảo đánh giá tiến độ triển khai Sáng kiến SHiFT tại Việt Nam sau gần ba năm hoạt động, đã tập trung vào các nội dung: Chia sẻ kết quả nghiên cứu sơ bộ của Sáng kiến SHiFT tại Việt Nam (5 Hợp phần nghiên cứu); Thảo luận về việc các kết quả nghiên cứu này có thể hỗ trợ quá trình chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam; Cung cấp thông tin tổng quát về những hoạt động tiếp theo của Sáng kiến SHiFT trong chương trình CGIAR về Chế độ ăn và Dinh dưỡng tốt hơn giai đoạn 2025-2030, cũng như vai trò của chương trình trong việc hỗ trợ quá trình chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam trong tương lai.

z5963981254430-5e85af0e3be723b8419a5c802b6735df-1729824647.jpg
Ông Vũ Thanh Liêm, Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, ông Vũ Thanh Liêm, Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT nhấn mạnh “Theo báo cáo của FAO, năm 2023 có tới 733 triệu người trên thế giới đang phải đối mặt với nạn đói; 2,8 tỷ người trên toàn thế giới vẫn không thể có khả năng chi trả cho một chế độ ăn uống lành mạnh; ước tính gần 150 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng; mỗi năm, có hơn 600 triệu người bị ngộ độc thực phẩm và 420.000 người tử vong mỗi năm do ăn phải thực phẩm bẩn. An ninh lương thực thực phẩm và dinh dưỡng, thiên tai và BĐKH, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học … những vấn đề đã trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, và bây giờ – chứ không phải lúc nào khác – chính là thời điểm mà chúng ta, với những hiểu biết đầy đủ hơn về những thử thách trước mắt, phải hành động ngay để bảo vệ hành tinh – ngôi nhà chung của tất cả chúng ta, bảo vệ sự tồn tại của chính chúng ta và của cả các thế hệ mai sau. “Sản xuất và tiêu dùng hướng tới chế độ ăn lành mạnh bền vững” và “Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm bền vững" là một trong số các nội dung mà tất cả chúng ta có thể hành động ngay, góp phần thực hiện 17 Mục tiêu phát triển bền vững của Chương trình Nghị sự 2030 đã được các quốc gia thông qua”.

Ngoài ra, ông cũng đánh giá cao Sáng kiến SHiFT và Liên minh Bioversity-CIAT vì luôn đồng hành với Bộ Nông nghiệp và PTNT cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật cần thiết cho quá trình chuẩn bị và thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030. 

z5963981332117-2d6c9f5c29d0ef28c19f3daa9c1585fa-1729824403.jpg
PGS.TS Đào Thế Anh, Phó giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.

PGS.TS Đào Thế Anh, Phó giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho biết, Sáng kiến SHiFT được tài trợ bởi Liên minh tư vấn nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế - CGIAR nhằm cải thiện chất lượng chế độ ăn hàng ngày và chuyển đổi cách mà thực phẩm được sản xuất và tiêu thụ. Sáng kiến này tập trung vào việc khuyến khích nhu cầu tiêu thụ thực phẩm lành mạnh và bền vững. Điều này không chỉ bao gồm việc người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe mà còn liên quan đến việc cải thiện cách thức sản xuất thực phẩm. "Một trong những mục tiêu quan trọng là đảm bảo rằng thực phẩm không chỉ đầy đủ dinh dưỡng mà còn an toàn cho sức khỏe. Điều này có nghĩa là giảm thiểu việc sử dụng hóa chất độc hại và thúc đẩy các phương pháp canh tác an toàn cho môi trường. Sáng kiến cũng nỗ lực đảm bảo rằng thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng có thể tiếp cận được đối với tất cả mọi người, không chỉ tầng lớp giàu có. Điều này có thể được đạt được thông qua việc giảm giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng và tăng cường sản xuất tại địa phương...", PGS.TS Đào Thế Anh chia sẻ.

Tại Hội thảo, trong phiên chia sẻ poster, các đại biểu cũng được nghe một số báo cáo của các sinh viên được nhận tài trợ nghiên cứu của SHiFT đến từ các đơn vị như Đại học y dược Cần Thơ, Đại học Cần Thơ, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Các chủ đề nghiên cứu đa dạng, bao gồm Đánh giá thang đo hành vi ăn uống lành mạnh và bền vững ở người trưởng thành tại Việt Nam; Chế độ đa dạng thực phẩm tối thiểu và những yếu tố liên quan của phụ nữ trong độ tuổi từ 15-49 tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, Việt Nam năm 2024; Tác động của môi trường thực phẩm lên hành vi tiêu dùng thực phẩm của người nghèo khu vực thành thị ở Đồng bằng sông Cửu Long; Thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh bền vững tại Việt Nam: nghiên cứu hiểu biết của người tiêu dùng và phát triển sản phẩm giàu protein thay thế từ các sản phẩm đồ uống có cồn.

Cuối hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các Cục, Vụ, Viện, Trường học và đặc biệt là Sở Nông nghiệp và PTNT của tỉnh Sơn La và tỉnh Đồng Tháp (2 tỉnh tiên phong triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030) đã thảo luận sôi nổi, nhấn mạnh việc chuyển đổi hệ thống thực phẩm hướng tới việc phát triển các phương thức sản xuất thực phẩm bền vững là một phần cốt lõi của sáng kiến. Điều này có thể bao gồm việc khuyến khích nông nghiệp sinh thái, giảm thiểu sử dụng nước và năng lượng, và bảo tồn đa dạng sinh học trong nông nghiệp. Trong đó, nhấn mạnh Sáng kiến SHiFT không chỉ tập trung vào từng khía cạnh riêng lẻ mà còn tìm cách cải thiện toàn bộ hệ thống thực phẩm, từ sản xuất cho đến phân phối và tiêu thụ. Việc này đòi hỏi sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm nông dân, nhà sản xuất thực phẩm, nhà khoa học và chính quyền. Nhờ những nỗ lực này, SHiFT hy vọng sẽ tạo ra một sự thay đổi tích cực trong tiêu dùng thực phẩm toàn cầu, từ đó nâng cao sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Trong khuôn khổ sự kiện, Bộ tài liệu Hệ thống Thực phẩm dành cho Tập huấn viên, phiên bản Tiếng Việt, do Viện Kinh tế - văn hóa và Nghệ thuật phối hợp với NXB Dân Trí ấn hành cũng đã được giới thiệu. Theo đó, Bộ tài liệu này gồm 03 tập, cung cấp kiến thức cơ bản về sáng kiến SHiFT với những nội dung chính: Quan điểm và nguyên lý của chế độ ăn uống bền vững; Phân tích hệ thống thực phẩm hiện tại và những thách thức mà nó đang phải đối mặt; Các phương pháp và công cụ để thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh. 
Vai trò của tập huấn viên: Các tập huấn viên sẽ sử dụng bộ tài liệu này để đào tạo và hướng dẫn cộng đồng về những khái niệm và phương pháp trong sáng kiến SHiFT. Họ sẽ trở thành những người truyền đạt kiến thức và thực hành tốt nhất về chế độ ăn uống lành mạnh và bền vững.

Vào buổi chiều cùng ngày hội thảo, các nhóm đơn vị tham gia thực hiện sáng kiến SHiFT bao gồm IFPRI, Liên minh Bioversity và CIAT, VAAS, NIN, IPSARD đã có một buổi họp kỹ thuật nhằm tổng kết và thảo luận kế hoạch triển khai tiếp theo đến 2030.

Một số hình ảnh khác tại Hội thảo:

z5963981277383-713b7da0f19d04bb05778a2e106d145b-1729824913.jpg
z5963981338525-c38952918a24a5ca51ecd8220e6036b6-1729824913.jpg
z5963981311800-12ea7839bdbbdb5ee00659edad6b107d-1729824913.jpg
z5963981613379-3542858b6518666cccc558ca330c8982-1729824759.jpg
 
 
z5963981932508-aa2ba9546ebb1a031aa66f8a9df29b01-1729822536.jpg
z5963981961495-5bf224e1a87e0488530935137e56f664-1729822536.jpg
z5963981735611-06cd9b7aac2e4a35cb1ba3973105e68b-1729822536.jpg
z5963981946923-df75d52b768ecae9963b224de9d8e0d4-1729822536.jpg
z5963982303380-ff95655083652288cff680fd38967425-1729822536.jpg
z5963981910673-98654ea60d517ceee0bee027550a5f57-1729822536.jpg