Mô hình chuỗi giá trị nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng gây thời tiết cực đoan, tác động bất lợi đến sinh kế người dân, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long. Đã có nhiều chương trình hỗ trợ các quốc gia bị ảnh hưởng. Đến nay hơn 100 nước trên thế giới đã nhận được nguồn tài trợ từ Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) để giúp nông dân và doanh nghiệp ứng phó với BĐKH. Với việc phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh dựa vào sáng kiến địa phương (Local Climate Smarrt Agriculture-LCSA) để ứng phó, nhiều mô hình phát triển đã được khẳng định phù hợp để đảm bảo thu nhập của hộ dân và mục tiêu giảm phát thải trong bối cảnh BĐKH phức tạp diễn ra.

Nằm ở hạ nguồn sông Mê kông, đồng bằng sông Cửu Long là nơi chịu ảnh hưởng năng nề của BĐKH. Ttrước khó khăn, thách thức của nước biển dâng và tình trạng khô hạn kéo dài, nông dân đã có nhiều cách làm sáng tạo để  phát triển sản xuất, không ngừng nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống. Trao đổi cùng Tiến sĩ Hoàng Xuân Trường, giám đốc dự án khu vực Hợp tác Nam-Nam nhằm nhân rộng sáng kiến chuỗi trị thích ứng với BĐKH (SSCVC) của những mô hình đã xây dựng, chúng tôi được biết, nông dân ở 2 tỉnh Trà Vinh và Bến Tre đã có cách làm thiết thực, mang lại hiệu quả cao, xin được nêu ra để cùng trao đổi.

Về mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trong ruộng lúa ở tỉnh Bến Tre

Nuôi tôm nước lợ ở đồng bằng sồn Cửu Long có vị trí quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Ở đây đã có những hệ thống luân canh tôm-lúa, tôm-rừng kết hợp trên diện tích lớn, nông dân thường nuôi một vụ tôm sú trong năm. Khi mùa mưa đến, người dân tập trung rửa mặn, cải tạo đất để trồng lúa trên đất nuôi tôm. Với cách làm truyền thống, thu nhập nuôi tôm không cao do tôm sú không thích hợp với môi trường nuôi.

Dưới tác động của BĐKH và nước biển dâng, môi trường nuôi trồng thủy sản ngày càng thêm nghiệt ngã, đòi hỏi phải có biện pháp thích ứng nhanh. Từ thực tế ở huyện An Điền tỉnh Bến Tre, một số hộ dân sau nhiều thử nghiệm, đã lựa chọn hình thức nuôi tôm càng xanh toàn đực xen trong ruộng trồng lúa. Tôm càng xanh thích hợp với môi trường nước ngọt, nhưng có thể sống và phát triển tốt trong môi trường nước có độ mặn tới 10%o. Nhờ môi trường ruộng lúa phù nợp để tôm càng xanh phát triển, hình thức nuôi này đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Sự kết hợp nuôi tôm càng đực trong ruộng lúa không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp nhà nông tạo ra được những sản phẩm tôm, lúa sạch.

Trao đổi với những người giầu kinh nghiệm trong vùng, chúng tôi được biết, việc trồng lúa trên đất nuôi tôm đã cải tạo được môi trường nước, nhờ đó có nguồn thức ăn thích hợp nuôi tôm đồng thời giúp giảm được mầm bệnh gây hại.

anh-chup-man-hinh-2023-06-23-luc-161107-1687511521.png
Tôm càng xanh thu hoạch

Thông thường, đầu tháng 8 hàng năm người nuôi tôm xuống giống trồng lúa, đến tháng 12 thu hoạch lúa xong cũng là lúc bắt tay vào thu hoạch tôm. Với tỷ lệ tôm sống đạt trên 65%, sau 6 háng nuôi, trọng lượng tôm trung bình đạt 20 con/kg. Vào năm 2019, với giá bán bình quân 180 nghìn đồng/kg, một gia đình nuôi tôm có lãi trên 50 triệu đồng.

Trong bối cảnh xâm nhập mặn ngày một gia tăng, từ thực tế phát triển trong vùng, nhiều nông dân ở huyện An Điền đã học tập làm theo mô hình này. Trao đổi trong lễ công bố báo cáo nhằm nhân rộng sáng kiếm chuỗi giá trong thích ứng với BĐKH tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng , mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trong ruộng lúa là mô hình sản xuất hiệu quả. Với thu nhập và lợi nhuận mang lại tương đương với nuôi tôm thẻ và tôm sú ở những vùng có điều kiện nuôi phù hợp, mô hình nuôi tôm này thích hợp cho những vùng nước ngọt hoặc bị nhiễm mặn vào mùa khô, đặc biệt là nơi có độ mặn thấp không thích hợp để nuôi cua, tôm thẻ hay là tôm sú.

Để giảm công lao động tự chế thức ăn, người nuôi có thể sử dụng cá tạp kết hợp với thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Chi phí thức ăn công nghiệp cao hơn tự chế nhưng chất lượng nước trong ruộng nuôi dễ quản lý, ít gặp ô nhiễm môi trường.

Mô hình nuôi dê sinh sản ở tỉnh Bến Tre

Mười năm qua do thời tiết khô hạn bất thường và xâm nhập mặn, không ít người dân Bến Tre đã phảỉ ngưng trồng lúa để chuyển đổi sang nuôi trồng những cây con có khả năng chống chịu với thời tiết khác nghiệt và nước biển dâng.

anh-chup-man-hinh-2023-06-23-luc-161112-1687511521.png
Nuôi dê bán hoang dã của người dân vùng biển. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu - TTXVN

Nhằm đối phó với BĐKH và xâm nhập mặn, Chính quyền và nhiều người dân địa phương đã tìm các giải pháp thích ứng. Trong đó, chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ chăn nuôi gia súc được nhóm hợp tác nuôi dê sinh sản ở ấp Xẻo Sâu xã Tân Hưng huyện Ba tri lựa chọn. Với sự hỗ trợ của Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long (AMD) do Quỹ quốc tế Phát triển Nông nghiệp (IFAD) tài trợ nhóm hợp tác này đã thu được nhiều thành công

Nhóm đã xây dựng 19 chuông trại có diện tích trung bình 9m2/ chuồng. Thành viên trong nhóm đã cùng mua dê giống Boer có khả năng tăng trọng nhanh, thích nghi với điều kiện nuôi nhốt lấy thịt về nuôi. Dê nuôi ở Xẻo Sâu có sức sống cao, dễ nuôi trong điều kiện khí hậu biến đổi. Dê ăn tạp, thức ăn dễ kiếm và khi cần có thể uống được nước nhiễm mặn tới 7%o. Nhóm đã tận dụng 6.700 m2 đất sản xuẩt lúa kém hiệu quả của thành viên chuyển sang trồng cỏ lông tây, cỏ voi xanh Thái Lan lan, cỏ sả, cỏ sữa… kết hợp cùng nguồn cây tạp mọc tự nhiên tại các kênh rạch, đất bỏ hoang để bổ sung thêm nguồn thức ăn cho dê. Đến nay, đàn dê sinh sản của tổ hợp tác đã từ 38 tăng lên 100 con, bình quân mỗi hộ đã có 5 dê nái sinh sản. Để mở rộng đàn dê. nhóm đã thuê đất, mở rộng diện tích trồng cỏ lên trên 25.000 mvà diện tích chuồng trại cũng đã tăng lên 25 m2/hộ. Ngày nay, nhiều giống cỏ có khả năng chịu mặn phát triển quanh năm trên đát có độ mặn 10-15%o, thậm chí cỏ lông tây còn không giảm khả năng sinh trưởng khi độ mặn lên tới 20%o, nên nguồn thức ăn cho nuôi dê không bị giới hạn.

Nhóm hợp tác nuôi dê Xẻo Sâu gồm các thành viên là những hộ nghèo và cận nghèo. Mô hình nuôi dê ở đây tỏ ra thích hợp với hộ nông dân nghèo trong chuỗi giá trị nông sản thích ứng với BĐKH ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Với khả năng tận dụng chất thải chăn nuôi, phân dê có thể dùng làm phân bón cây trồng hoăc bán cho các hộ trong vùng. Nuôi dê ngoài tác động phát triển kinh tế, còn góp phần vào gìn giữ môi trường trong sạch. Theo phân tích của chuyên gia trong dự án hợp tác Nam Nam SSCVC, doanh thu chăn nuôi dê của hộ đạt tới 40,2 triệu đồng/năm với lợi nhuận10,8triệu đông, đạt tỷ suất lợi nhuận 26% và thu nhập của hộ trên 22 triệu đồng một năm.

Nhìn nhận về khả năng của mô hình nhằm nhân rộng sáng kiến chuỗi giá trị thích ứng với BĐKH, chuyên gia IPAD cho rằng: Dê là loài vật mắm đẻ, nuôi con tốt, nhanh thu hồi vốn đầu tư và có thể bắt đầu nuôi ở quy mô nhỏ. Nhờ chi phí ban đầu thấp hơn so với chăn nuôi trâu bò; mặt khác dê ăn được nhiều loại thức ăn xanh thô như cỏ, lá cây với hiệu suất sử dụng thức ăn cao; nuôi đê có thể mở rộng nhanh ở vùng nông dân nghèo, chịu tác động nghiệt ngã của BĐKH và nước biển dâng.  

Thức ăn của dê không cạnh tranh về lương thực với con người; dê thích nghi với nhiều vùng điạ khí hậu khác nhau, ít bệnh tật nên dễ nuôi. Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ thịt, sữa dê ngày một gia tăng; mở rộng chăn nuôi dê có thẻ là một hướng phát triển trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nhằm ứng phó với BĐKH ở vùng ĐB Sông Cửu Long.

Mô hình tưới nước tiết kiệm ở tỉnh Trà Vinh.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng khô hạn và nhiễm mặn kéo dài đã tác động bất lợi đến chất lượng và sản lượng nông nghiệp. Chính quyền và người dân ở các địa phương đã tìm nhiều giải pháp khắc phục. Trong những giải pháp lựa chọn, nổi lên là trồng cây bản địa, cây ngắn ngày hoặc cây chịu hạn; sử dụng mùn bã hữu cơ, phân trùn quế và che phủ để cải thiện độ phì nhiêu của đất và giảm nhu cầu nước tưới. Một trong những giải pháp thích hợp là sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm để tối ưu hóa việc sử dụng nước.

Trong điều kiện BĐKH diễn ra phức tạp, lượng nước tưới ngày càng khan hiếm trong mùa khô, việc lưu trữ nước và sử dụng hệ thống tưới thông thường đã không đáp ứng đủ nhu cầu. Tìm cách thích hợp để tiết kiệm nước tưới là một đòi hỏi bức thiết khi các hộ dân đều muốn trồng thêm một lứa rau củ trên những diện tích đất bị hạn trong mùa khô.

Từ nhu cầu đòi hỏi của đông đảo cư dân trong vùng, trong triển khai thực hiện dự án Thích hợp với BĐKH ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (AMD), với mục đích nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng nhằm tăng cường khả năng ứng phó với  BĐKH và giúp nông dân nâng cao kiến thức, tạo nền tảng vững chắc trong sản xuất, dự án AMD Tỉnh Trà Vinh đã hỗ trợ Tổ hợp tác Thành Công  đầu tư vào hệ thống điện mặt trời hòa lưới với hệ thống máy bơm điều áp chạy luân phiên cùng thiết bị điều khiển. Trên cơ sở này, tổ hợp tác đã vận động các hộ dân góp vồn mua đồng hồ nước để tính chi phí vận hành máy bơm, ống mềm dẫn nước và đầu tưới phun. 12 thành viên của tổ hợp tác Thành Công đã trở thành những người góp vốn và cùng nhau vận hành hệ thống được trang bị.

Với việc làm hồ trữ nước, hệ thống điện mặt trời hòa lưới và máy bơm điều áp tập trung đã phát huy được tác dụng, giúp tiết kiệm được nước tưới và quan trọng là vùng đã khắc phục được nạn sụt lún do đáo giếng khai thác nước ngầm trước đây.

Phân tích lợi ích kinh tế mang lại, các nhà nghiên cứu nhận thấy, trên diện tích đất trồng đậu phộng, năng suất khi có hệ thống tưới đã đạt cao hơn 2 tấn củ tươi/ha trong vụ lạc Xuân, mang lại giá trị gia tăng trên 20 triệu đồng; Việc sử dụng hệ thống tưới phun mưa giúp tiết kiệm nguồn nước. Nhờ đó diện tích tưới đã gia tăng, tổ hợp tác đã đảm bảo đủ nguồn nước tưới cho 16 ha, chưa kể tới hệ thông tưới phun giảm được 10 công lao động/ha/vụ so với cách tưới thông thường. Ngoài ra, khi sử dụng hệ thóng năng lượng điện mặt trời hòa lưới, các hộ dân còn giảm đươc 5 triệu đồng/ha tiền điện, đông thời lại có nguồn thu từ cung cấp điện lên tới 70 triệu đồng/năm.

Từ việc làm thành công của tổ hợp tác Thành Công, các nhà nghiên cứu rút ra, việc đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới, máy bơm điều áp tập trung đã giúp giảm chi phí đầu tư và chi phí vận hành cho sản xuất nông nghiệp ở vùng khí hậu khắc nghiêt bởi BĐKH và nước biển dâng. Do tổng chi phí đầu tư ban đầu tương đối lớn nên cần có sự hỗ trợ từ nhà nước hoặc các chương trình dự án đối với nhóm hộ nông dân còn nghèo, Đối với nhiều vùng khác trong cả nước, có thể khuyến cáo người dân tiến hành việc đào ao trữ nước theo quy mô phù hợp với diện tích đất canh tác và khả năng đầu tư của hộ nông dân.

Mô hình nuôi sò huyết dưới tán cây rừng ở huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh

Vùng nước lợ từ lâu đã được người dân Đồng bằng sông Cửu Long tận dụng nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên, nuôi theo hình thức quảng canh, phân tán và manh mún, hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Những năm gần đây, do BĐKH và nước biển dâng nhiều diện tích đất trồng lúa và hoa màu kém hiệu quả, đất mặt nước chưa khai tác đã được người dân tận dụng để hinh thành những khu vực nuôi trồng thủy sản. Trong đó nổi lên khá mới mẻ là mô hình nuôi sò huyết dưới tán cây rừng. Ở những mô hình này, người dân đã tận dụng những bãi bồi. nơi tiếp giáp gữa lòng sông với rừng ngập mặn để nuôi sò.

Vào năm 2017, để giúp người dân nuôi trồng thủy sản ngập mặn ven biển, đa dạng hóa nuôi trồng và tạo sinh kế bền vững trong điều kiện BĐKH khó lường, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Trà Vinh đã phối hợp cùng dự án thích ứng với biến đổi khí hậu ĐBSCL(AMD) thành lập tổ hợp tác nuôi sò dưới tán cây rừng ngập mặn ở thôn Đình Cũ xã Long Khánh huyện Duyên hải.

Việc thành lập tổ hợp tác nuôi sò trên cơ sở tận dụng bãi bồi ven rừng ngập mặn không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, không xâm hại tới diện tích rừng ngập mặn; mà ngược lại đã góp phần đáng kể vào việc giữ đất, giữ rừng. Mô hình được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững và phù hợp với điều kiện BĐKH. Trao đổi cùng người dân trong vùng, thành viên trong tổ hợp tác nuôi sò cho biết, việc tận dụng bãi bồi ven rừng ngập mặn nuôi sò huyết không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, diện tích rừng hiện có mà còn góp phần tích cực vào  giữ đất, giữ rừng.  Phối hợp gìn giữ và khai thác lợi thế của rừng ngập mặn thông qua nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch sinh thái còn giúp tăng thêm nguồn thu để tái đầu tư cho hoạt động bảo vệ, tái trồng rừng và giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH.

anh-chup-man-hinh-2023-06-23-luc-161128-1687511519.png
Nuôi thủy sản dưới tán cây rừng ngập mặn

Phân tích hiệu quả mang lại, người dân trong vùng và  giới phân tích nhận thấy: Thời vụ nuôi trồng thường bắt đấu tư tháng 5, tháng 6 hàng năm. Nuôi nuôi sò huyết dưới tán cây rừng không tốn nhiều chi phí, chủ yếu là công tạo vuông nuôi ban đầu và tiền mua giống nuôi thả hàng năm. Số giống mua về ban đầu được nuôi trong lưới, khi đạt trọng lượng cỡ 600-700 con/kg mới thả ra ao nuôi. Sau 6,7 tháng chăm sóc sò  đạt 80 đến 100con/kg mới bẳt đầu thu hoạch, Nếu trúng mùa với 3000 m2 diên tích nuôi, mỗi vụ thu hoach được khoảng 17 tấn sò thương phẩm; với gia bán từ 100 đến 110 nghìn đồng/kg, người nuôi có thể tạo ra nguồn thu tới 170 triệu đồng/vụ.

Thông qua những hoạt động cụ thể của mô hình. Giới nghiên cứu rút ra, nuôi sò huyết dưới tán cây rừng ngập mặn yêu cầu kỹ thuật không phức tạp, việc nuôi đơn giản, chỉ cần có kinh nghiệm ở vùng cửa sông và những kiến thức để đảm bảo về nhiệt độ và độ ngập mặn; sản xuất có thể bắt đầu từ một nguồn vốn đầu tư không nhiều.

Trong đời sống ngày nay, sò huyết được cho là nguồn thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhu cầu thị trường lớn với giá cả tương đối ổn định. Trong bối cảnh BĐKH và nước biển dâng, nuôi sò huyết dưới tán cây rừng ngập mặn là hướng có thể mở mang phát triển để góp phần giải quyết sinh kế và  nâng cao thu nhập cho số đông người nghèo, Để nhân rộng cách làm hay này, cần thành lập các mô hình hợp tác để có điều kiện hỗ trợ người nghèo ./