Mỹ Đức: Sản phẩm OCOP là đón bẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Trong những năm qua, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã chú trọng công tác phát triển sản phẩm, phát triển các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm Ocop cũng như các chương trình xúc tiến thương mại, tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện được tham gia giao lưu, học hỏi các đơn vị bạn, các mô hình kinh tế hiệu quả, ứng dụng công nghệ cao trong và ngoài huyện gắn với chương trình nông thôn mới của huyện.  

Mỹ Đức là huyện có tiềm năng lớn trong hoạt động sản xuất nông sản, thực phẩm của thành phố với nhiều sản phẩm hàng hóa đa dạng. Hiện nay, có nhiều sản phẩm OCOP đã và đang phát triển rất tốt. Trong giai đoạn từ năm 2019 đến nay, được sự quan tâm, tạo điều kiện của UBND thành phố và các sở, ngành, huyện Mỹ Đức đã có được 20 sản phẩm tham gia đánh giá, xếp hạng Ocop trong 3 năm liên tiếp là 2019 - 2020 - 2021 (trong đó, có 11 sản phẩm 3 sao, 6 sản phẩm 4 sao, 3 sản phẩm 5 sao). 

Tiêu biểu phải kể đến các sản phẩm OCOP 5 sao như: chăn bông tơ tằm tự dệt, khăn lụa tơ sen và khăn lụa tơ tằm của Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức (xã Phùng Xá). Bên cạnh đó, huyện Mỹ Đức còn một số sản phẩm nông sản làng nghề cũng được đánh giá cao trong Chương trình OCOP như: Rượu mơ Hương Tích, bánh củ mài (xã Hương Sơn), các sản phẩm khăn bông (xã Phùng Xá). 

my-duc-ocop-1670647722.jpg
Làng nghề dệt ở xã Phùng Xá (huyện Mỹ Đức) có nhiều sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

Theo phòng kinh tế huyện Mỹ Đức: sản phẩm tham gia OCOP  được cấp sao là cơ hội cho các làng nghề quảng bá, giao thương kết nối. Qua đó, thúc đẩy tiêu thụ, phát triển kinh tế trong người dân, doanh nghiệp và địa phương. Chương trình OCOP trên địa bàn huyện đã góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động địa phương, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân cũng như mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các  doanh nghiệp, chủ thể OCOP. 

Từ những hiệu quả mà chương trình OCOP đem lại, ông Lê Văn Trang- Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức nhấn mạnh: huyện Mỹ Đức sẽ xem OCOP là giải pháp quan trọng để phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị có lợi thế của địa phương. Trên cơ sở đó tiếp tục tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần bổ trợ cho lộ trình xây dựng nông thôn mới bền vững, nâng cao. Đối với các sản phẩm đã được công nhận OCOP, huyện sẽ tiếp tục đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng để được nâng hạng sao; duy trì, nhân rộng điểm giới thiệu và bán sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương. 

sen-anh5-1670647871.jpg
Sản phẩm lụa tơ sen đạt OCOP 5 sao của xã Phùng Xá 

Đánh giá về Chươmng trình OCOP của huyện Mỹ Đức, ông Nguyễn Văn Chí, P. Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Nội cho rằng, hiện nay, chương trình mỗi xã một sản phẩm đang được các địa phương trong huyện Mỹ Đức triển khai tích cực. Đây là cơ hội cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận với các chuyên gia, công nghệ, thiết bị tiên tiến để ứng dụng vào sản xuất, giúp sản phẩm được chuẩn hóa nâng cao giá trị, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

"Việc đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP để nâng hạng sao, huyện Mỹ Đức đã tổ chức khai trương vận hành các điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP; tổ chức các hội nghị, hội thảo về chương trình OCOP; đồng thời, mở các lớp tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm. Qua đó, các các chủ thể, doanh nghiệp có cơ hội kết nối giao thương, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao năng lực sản xuất...", ông Nguyễn Văn Chí chia sẻ.

Trong trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Chí đã dấn câu chuyện thành công trong Chương trình OCOP của Mỹ Đức đã nhắc tới xã Phùng Xá. P. Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Nội cho rằng, Phùng Xá được xem là nơi có mô hình sản xuất sản phẩm OCOP tiêu biểu có bước bứt phá trong nâng cao chất lượng sản phẩm của huyện. Trước đây, nghề ươm tơ dệt lụa của đất Phùng Xá đã có lúc gần như mai một, nhưng từ khi có các sản phẩm OCOP chất lượng cao đến nay, nghề dệt tơ của Phùng Xá đã lấy lại được vị thế, góp phần nâng cao kinh tế địa phương. 

a5-1-1670648091.jpg
Bên cạnh một số sản phẩm dệt chất lượng cao, Mỹ Đức cũng có nhiều sản phẩm Nông nghiệp chất lượng cao đã đạt chứng nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên được người tiêu dùng tín nhiệm

Nhân dịp này, ông Nguyễn Văn Chí cho rằng ông đồng tình với lãnh đạo huyện Mỹ Đức khi cho rằng, huyện sẽ chú trọng công tác phát triển sản phẩm, phát triển các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm Ocop cũng như các chương trình xúc tiến thương mại, tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện được tham gia giao lưu, học hỏi các đơn vị bạn, các mô hình kinh tế hiệu quả, ứng dụng công nghệ cao trong và ngoài huyện gắn với chương trình nông thôn mới của huyện.  

Ngoài việc tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia chuỗi liên kết sản xuất, xúc tiến đầu tư, thương mại, quảng bá và nâng cao chất lượng sản phẩm ocop, Huyện Mỹ Đức cũng chỉ đạo các Phòng, ban, ngành đoàn thể của huyện căn cứ vào nhiệm vụ liên quan để hoàn thành đề án thực hiện chương trình OCOP của huyện; quyết liệt đổi mới, củng cố hoạt động của các HTX, gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện.

Để có các sản phẩm chất lượng cao tham gia Chương trình OCOP là hành trình lao động và sáng tạo không ngừng của mỗi người lao động. Với chiếc “Khăn tơ sen” được đánh giá là tiềm năng OCOP 5 sao, công nhân đã phải ngắt cuống sen từ đầm về cắt, vặn, kéo thủ công từng sợi tơ. Gần 5.000 cuống sen mới đủ sợi để dệt nên chiếc khăn tơ sen dài 1,7m, rộng 0,25m... Hay như với “Chăn bông tơ tằm tự dệt”, tôi đã phải nghiên cứu rất lâu để tìm cách điều khiển hàng nghìn con tằm nhả tơ trên một mặt phẳng. Tơ tằm tự quấn vào nhau, đan thành tấm chăn mịn, bền chắc... Đây là những sản phẩm độc đáo trên thị trường Việt Nam”. Chính từ đây, nhiều sản phầm như: Chăn bông, gối cao cao cấp mang thương hiệu Phùng xá, Mỹ Đức đã ra đời và được tiêu thụ ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Mỹ…nâng tầm thương hiệu sản phẩm OCOP huyện Chương Mỹ.

 

Bài viết có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội