Những điều cần biết về co thắt bao xơ sau nâng ngực và giải pháp điều trị đúng

Co thắt bao xơ là một biến chứng rất phổ biến mà các chị em thường gặp phải sau khi thực hiện phẫu thuật nâng ngực. Trong nhiều trường hợp, co thắt bao xơ có thể hình thành sớm ngay sau nâng ngực từ 3-6 tháng. 

Co thắt bao xơ là gì?

Co thắt bao xơ ngực là tình trạng cơ thể tạo ra mô sẹo bao quanh túi độn ngực, gây chèn ép và làm biến dạng túi. Mặc dù đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm cô lập dị vật, nhưng trong một số trường hợp, mô sẹo Phát triển quá mức và cứng lại, dẫn đến tình trạng co thắt bao xơ.

Quá trình hình thành bao xơ có thể bắt đầu từ sớm, chỉ sau 3-6 tháng sau phẫu thuật. Ban đầu, lớp mô bao quanh túi thường mềm và có vai trò cố định túi ngực ở đúng vị trí. Tuy nhiên, khi mô xơ trở nên dày và co rút, nó sẽ gây đau và biến dạng bầu ngực, cần được theo dõi và xử lý kịp thời.

Theo ThS.BS Hồ Cao Vũ: “Ghi nhận trong hơn 200 ca tháo túi ngực trong 2023, thêm một nguyên nhân gây co thắt bao xơ thường thấy qua kết quả chụp MRI nhũ chuyên sâu do khoang đặt túi hẹp so với kích thước của túi ngực”.

497877604-686347514355984-8811155757301014891-n-1747277954.jpg
Hình ảnh co thắt bao xơ trên kết quả chụp MRI (Ảnh: ThS.BS Hồ Cao Vũ)

Dấu hiệu nhận biết và cách kiểm tra co thắt bao xơ sớm sau nâng ngực

Co thắt bao xơ là một biến chứng không hiếm gặp sau phẫu thuật nâng ngực, đặc biệt nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ và sức khỏe người bệnh. Do đó, việc nhận diện sớm các dấu hiệu bất thường trên lâm sàng là vô cùng cần thiết.

Trong 3 tháng đầu sau phẫu thuật, nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: 

  • Đau kéo dài, sưng bầm nhiều và không giảm.
  • Ngực có kích thước to bất thường hoặc không đều, cảm giác không mềm mại.
  • Ngực có dấu hiệu nhiễm trùng tại chỗ (vết mổ viêm đỏ, tụ dịch, rỉ dịch mủ…)
  • Kèm theo biểu hiện toàn thân như mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ đến sốt cao, phải sử dụng kháng sinh liên tục trên 2 tuần

Nếu gặp các dấu hiệu trên, hãy nhanh chóng báo cho bác sĩ điều trị. Giai đoạn này, mô bên trong vẫn đang lành, vì vậy, không nên can thiệp phẫu thuật bóc bao xơ quá sớm để tránh ảnh hưởng đến cấu trúc khoang túi.

Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 sau phẫu thuật, co thắt bao xơ độ 1 và độ 2 thường khó phát hiện bằng mắt thường. Tuy nhiên, nếu chị em có thể sờ nắn nhẹ vùng cực dưới, bên trong hoặc bên ngoài bầu ngực mà có phát hiện điểm cứng bất thường thì đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm cho tình trạng co thắt bao xơ ngực.

Sau 6 tháng, ngực bước vào giai đoạn ổn định, khoang túi (pocket) đã hoàn thiện, người bệnh nên thường xuyên tự kiểm tra các yếu tố như độ mềm của mô ngực, sự cần đối giữa hai bên, độ cao - thấp giữa các cực trên và cực dưới, đầu ngực có đều nhau hay không. Bất kỳ sự nghi ngờ nào về hình dạng bất thường hay cảm giác trong cơ thể không bình thường đều có thể là dấu hiệu của co thắt bao xơ và cần được theo dõi sát sao.

Nguyên nhân gây co thắt bao xơ: kỹ thuật tạo khoang

Một trong những nguyên nhân gây co thắt bao xơ sau nâng ngực là do kỹ thuật tạo khoang của bác sĩ thực hiện. Theo ThS. BS Hồ Cao Vũ, nếu khoang đặt túi quá hẹp so với kích thước túi, túi có thể bị vỡ hoặc phải tháo túi vì khoang không đủ rộng, túi ngực bị chèn ép bởi cơ và các mô sợi xung quanh, khiến vỏ túi xuất hiện nếp gấp. Những nếp gấp này chịu áp lực liên tục và có xu hướng lão hóa nhanh hơn, từ đó làm tăng nguy cơ vỡ túi sớm.

Ngoài ra, phẫu thuật nâng ngực cũng là một ca phẫu thuật gây mê toàn thân và có sử dụng thuốc giãn cơ để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình bóc tách và đặt túi. Túi ngực thường được đặt dưới cơ theo kỹ thuật dual plane - tức là giữa hai mặt phẳng.

Trong lúc phẫu thuật, cơ được giãn hoàn toàn nên nếu khoang đặt túi chỉ vừa đủ thì sau khi thuốc giãn cơ hết tác dụng, cơ sẽ co lại, siết chặt túi, gây chèn ép. Điều này thường xảy ra khi bác sĩ chưa có đủ kinh nghiệm trong việc đánh giá và tạo hình khoang túi phù hợp.

Quá trình hình thành dải mô xơ và gây co rút khoang túi ngực

Trong quá trình phẫu thuật nâng ngực, nếu áp dụng kỹ thuật phẫu tích mù (blunt dissection) - tức là thao tác tách khoang mà không quan sát trực tiếp - nguy cơ tổn thương cơ và mô mềm xung quanh sẽ tăng cao. Khi cơ không được cắt đúng tại viền quanh túi hoặc bị rách do dụng cụ phẫu thuật, tình trạng chảy máu và tụ dịch rất dễ xảy ra. Nếu lượng dịch này không được cơ thể hấp thụ hoàn toàn, chúng sẽ tổ chức tại thành các dải mô xơ và mô sẹo chai cứng, làm thay đổi hình dạng khoang túi ban đầu.

Đặc biệt, tại các vị trí thấp trong khoang, máu tụ dễ hình thành hematoma (tụ máu) hoặc cục máu đông. Qua thời gian, các khối máu đông này không được hấp thu hết sẽ hóa sẹo, tạo thành những vùng mô cơ kéo dãn và co rút tại chỗ. Điều này không chỉ thu hẹp không gian đặt túi mà còn gây chèn ép trực tiếp lên túi độn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và độ bền của túi ngực.

Bên cạnh đó, trong khoang túi luôn tồn tại một mức áp lực nhất định. Dịch máu tụ lâu ngày sẽ tạo thành các đường vệt do lực nén, về sau sẽ hóa xơ và hình thành các dải mô kéo căng, tạo nên hiện tượng gấp khúc hoặc lồi lõm bề mặt. Ngoài ra, việc sử dụng dao đốt điện không kiểm soát nhiệt tốt cũng có thể gây tổn thương nhiệt, tạo mô xơ lan rộng trong quá trình lành thương, dần đến tình trạng co rút khoang túi.

nang-nguc2-1747277918.png
Túi độn và bao xơ được lấy ra sau khi phẫu thuật bóc tách bao xơ ngực (Ảnh: ThS.BS Hồ Cao Vũ)

Dao siêu âm - Giải pháp tạo khoang ngực không gây biến chứng co thắt bao xơ thế hệ mới

Giới hạn khoang đặt túi ngực ở bờ ngoài và cực dưới được cố định bởi các mô liên kết và mạc cơ ngực trước, nên cần tách mô chính xác để tạo khoang đủ rộng. Tuy nhiên, phương pháp phẫu tích mù dễ tạo khoang không đều, đặc biệt ở các vùng sâu, khiến túi không được cố định chắc chắn.

Ngoài ra, giữa cơ ngực lớn và bé có lớp mạc lỏng lẻo thông xuống bụng, nếu không kiểm soát tốt trong phẫu thuật tích mù, túi ngực dễ bị tụt sau một thời gian.

Ngược lại, kỹ thuật phẫu tích điểm bằng dao siêu âm thế hệ mới Harmo-5K giúp kỹ thuật viên bóc tách mô chính xác, hạn chế tổn thương, giảm tiết dịch và kiểm soát chảy máu hiệu quả. Nhờ đó, quá trình tạo khoang đặt túi an toàn hơn, mô phục hồi nhanh và giảm thiểu biến chứng sau mổ.

 

Nguồn và ảnh: ThS.BS Hồ Cao Vũ