Sự tương phản!

Ngày xưa, ở một ngôi làng nhỏ nằm giữa núi rừng bạt ngàn, có một nhà văn và nhà thơ danh tiếng tên là Huyền, không chỉ vì tài năng mà còn vì tâm hồn nhân hậu của mình. Ông sáng tác ra nhiều tác phẩm chứa đựng lòng nhân ái và tình yêu thương, giúp mọi người trong làng nhận ra giá trị của cuộc sống. Huyền còn thành lập một ngôi trường dạy viết văn, thu hút nhiều tài năng đến học tập và sáng tác.

Ngôi trường của Huyền được mọi người xem như biểu tượng của danh dự và lòng tự trọng. Mọi sinh viên, giáo viên và thậm chí cả dân làng đều tự hào về ngôi trường này. Họ tin rằng đây là nơi mà mọi người cùng nhau vun đắp, xây dựng và phát triển.

Nhưng rồi một ngày, sự tin tưởng đó đã bị phá vỡ. Người ta phát hiện ra rằng Huyền đã âm thầm bán ngôi trường cho một người ngoại đạo, không có tình yêu văn học mà chỉ muốn biến ngôi trường thành nơi kinh doanh kiếm lợi. Hành động của Huyền khiến cả làng thất vọng và phẫn nộ. Những tác phẩm từng được ca ngợi của ông giờ đây bị coi là "ánh trăng lừa dối", phản bội lại chính giá trị mà ông từng tôn vinh.

img-7988-1719139970.jpeg

Sự tương phản không gắn với giá trị thực, giá trị cốt lõi của sự vật hiện tượng phản ánh rất có thể là sự ngụy tạo chủ quan

Đáng lên án, là ông ta không nhận thức được việc làm sai trái của mình. Ông ta cho rằng đó quyền lợi chính đáng mà ông ta được hưởng và cho rằng sự thật trớ trêu đó là bản chất cuộc đời, ai không thích nghi được thì cả đời thất bại, cả đời sống trong nghèo khó...Ông ta tiếp tục tạo ra vỏ bọc bằng việc viết lách những tác phẩm giả tạo, dùng tiền và quan hệ để truyền thông, PR đánh bóng tạo bình phong đẹp đẽ về mình. Ông lên án những người bất đồng quan điểm với ông và cho họ là kẻ phản bội, sống không có trước sau. Thật đáng thương cho ông ta, việc làm ngụy tạo của ông ta đã bị lật tẩy trong con mắt của chính những người từng cùng hội cùng thuyền với ông ta. Một sự bất tín dẫn tới vạn sự bất tin, nên dù ông có nói gì làm gì thì bộ mặt thật của ông ta cũng đã bị lật tẩy. Ông ta sẽ chẳng còn những giấc ngủ ngon, thanh thản như bao kẻ sĩ thực sự ở đời! Đó là thất bại, là sự thật không thể che giấu được cất lên từ tòa án lương tâm còn sót lại ở một nhà văn, nhà thơ như ông ta. 

Người dân làng và các học trò của Huyền không thể tin được rằng ông đã bỏ mặc đồng nghiệp và số phận những "đứa con tinh thần" của mình chỉ vì những lợi ích cá nhân nhỏ nhen. Họ nhớ lại lời dạy của người xưa: "Vinh quang ngày hôm qua, không thể là hào quang hành trình phía trước vĩnh viễn nếu lòng dạ người đó đã thay đổi, lợi dụng sự yêu mến của cộng đồng để trục lợi cá nhân, chà đạp lên giá trị cộng đồng...".

Câu chuyện về Huyền trở thành một bài học đắt giá cho cả làng. Nó nhắc nhở mọi người về giá trị thật sự của danh dự và lòng chính trực. Họ hiểu rằng sự trong sáng và lòng tự trọng là những giá trị không thể mua bán, và rằng một người dù có vĩ đại đến đâu, nếu đánh mất sự trong sáng, sẽ đánh mất tất cả.