nong nghiep ben vung
Hải Dương: HTX dịch vụ nông nghiệp Nam Tân dẫn lối giúp nông dân gia tăng thu nhập
Xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đang chuyển mình mạnh mẽ khi đi đầu trong ứng dụng công nghệ sinh học, cơ giới hóa sản xuất và phát triển nông nghiệp bền vững. Thành công này không chỉ đến từ sự đổi mới của người dân mà còn nhờ vào vai trò nòng cốt của Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp xã Nam Tân (HTXDVNN) dưới sự dẫn dắt của ông Trần Văn Tưởng – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX. Không chỉ là một đơn vị sản xuất đơn thuần, HTXDVNN Nam Tân đã vươn lên trở thành đầu mối kết nối khoa học kỹ thuật, huy động nguồn lực và tổ chức sản xuất bài bản, giúp bà con nông dân nâng cao năng suất, gia tăng thu nhập và từng bước khẳng định thương hiệu nông sản sạch địa phương.
Tháp Mười - Xứ Sen đồng phát triển du lịch sinh thái và nông nghiệp bền vững
Huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, nổi tiếng với những cánh đồng sen bạt ngàn, không chỉ là nơi thu hút du khách mà còn là vùng nguyên liệu trọng điểm cho ngành nông nghiệp của địa phương. Du khách đến đây có thể di chuyển sâu vào trong đồng sen trên chiếc xuồng ba lá nhỏ, lướt chầm chậm trên mặt nước. Cảm giác hòa mình vào làn gió mát, trong mùi hương sen thơm dịu, khiến những lo lắng, muộn phiền của cuộc sống thường ngày dường như tan biến.
Mô hình sản xuất cốm từ lúa Khẩu nua lếch tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
Gạo nếp Khẩu Nua Lếch là giống lúa nếp bản địa của người đồng bào dân tộc Tày, có lịch sử phát triển hàng trăm năm, được trồng vào vụ mùa tại các xã Thượng Quan, Thượng Ân, Cốc Đán,… của huyện Ngân Sơn. Gạo nếp Khẩu Nua Lếch có nhiều đặc tính quý, hàm lượng dinh dưỡng cao và đặc biệt là mùi thơm đặc trưng của nếp và được sử dụng làm nguyên liệu tạo nhiều sản phẩm đặc sản như: cốm, xôi, bánh chưng... Độ thơm, mềm, dẻo, ngọt của gạo nếp Khẩu Nua Lếch được coi là một trong những loại gạo ngon nhất trong các giống gạo nếp của Việt Nam. Từ kết quả của đề tài Phục tráng và phát triển giống lúa Khẩu nua lếch tại huyện Ngân Sơn năm 2014, huyện đã bắt đầu mở rộng diện tích gieo trồng giống lúa Khẩu nua lếch theo kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI. Đến vụ mùa năm 2020 toàn huyện có tổng diện tích gieo trồng là 107 ha. Năm 2015, huyện Ngân Sơn đã đăng ký bảo hộ thành công nhãn hiệu tập thể “Gạo nếp Khẩu nua lếch Ngân Sơn” đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm gạo không chỉ ở thị trường truyền thống mà còn được kết nối và bày bán tại siêu thị Big C và các cửa hàng nông sản an toàn tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Năm 2019, sản phẩm Gạo nếp Khẩu Nua Lếch của HTX Khẩu Nua Lếch Thượng Quan được xếp hạng 3 sao OCOP cấp tỉnh. Ngoài sản phẩm gạo, trong vài năm trở lại đây, các hộ trồng lúa còn tiến hành sản xuất cốm từ thóc non của lúa Khẩu nua lếch để xuất bán không chỉ tại địa phương mà còn tại các tỉnh, thành phố trong miền Nam như Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh giá bán 90.000-100.000đ/kg. Đây là hướng đi mới giúp gia tăng giá trị cho lúa Khẩu nua lếch.