nông nghiệp thông minh
Nông nghiệp đô thị Việt Nam: Cơ hội và thách thức trên con đường phát triển
Nông nghiệp đô thị đã trở thành một xu hướng toàn cầu, nhưng tại Việt Nam, lĩnh vực này vẫn đang phát triển một cách tự phát, thiếu sự chỉ đạo và quy hoạch từ phía Nhà nước. Điều này khiến cho sự ổn định và phát triển bền vững của nông nghiệp đô thị ở Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức.
Ngành Nông nghiệp Lâm Đồng tích hợp 3 giải pháp phát triển nông nghiệp
Trong năm 2024, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng tích hợp 3 giải pháp nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sinh thái tuần hoàn trên quy mô lớn gắn với chuỗi liên kết bền vững, tăng nhanh năng suất và chất lượng sản phẩm.
Ứng dụng nông nghiệp thông minh (CSA) và công nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình thực hiện hàng loạt các biện pháp như thay đổi cơ cấu cây trồng, tạo thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn, sử dụng các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng khá, chống chịu sâu bệnh kết hợp với việc tăng cường đầu tư thâm canh. Sự tăng cường các biện pháp kỹ thuật mới trong nghiên cứu giống lúa kháng sâu bệnh, các biện pháp kỹ thuật tối ưu, thích ứng với biến đổi khí hậu, khắc phục các điều kiện khó khăn do thiên tai, dịch hại là những vấn đề đang đặt ra cho các nhà khoa học nông nghiệp hiện nay.
Khuyến khích nông nghiệp thông minh trong phát triển đô thị
PGS.TS Đào Thế Anh- Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam khuyến nghị, nông nghiệp thông minh cần được khuyến khích trong phát triển đô thị, dựa trên nghiên cứu về thị trường và các nhu cầu của cư dân.
5 công nghệ được ứng dụng trong nông nghiệp thông minh
GS. TSKH Trần Duy Quý, Chủ tịch Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam vừa giới thiệu 5 công nghệ tiên tiến ứng dụng trong nông nghiệp thông minh tại hội thảo "Định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh trên địa bàn TP Hà Nội”.
Mô hình liên kết trồng, chế biến và tiêu thụ mướp đắng rừng tại Hà Giang
1. Xín Mần là huyện vùng cao, núi đất của tỉnh Hà Giang; có địa hình núi cao phức tạp, bị chia cắt mạnh do độ dốc lớn, giao thông đi lại khó khăn ảnh hưởng đến việc đi lại giao lưu phát triển kinh tế cũng như sản xuất của nhân dân. Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra rét đậm, rét hại, sương muối, hạn hán, bão lốc, lũ quét và sạt lở đất.
Mô hình thích ứng biến đổi khí hậu: nuôi sò huyết tỉnh Trà Vinh
Dự án “Hợp tác Nam – Nam nhằm nhân rộng các sáng kiến chuỗi giá trị thích ứng với biến đổi khí hậu” do Cơ sở Hợp tác Tam giác và Nam-Nam (SSTC) của Trung Quốc-IFAD tài trợ, được triển khai tại 4 nước Lào, Campuchia, Trung Quốc và Việt Nam, đã lựa chọn được 60 mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả để triển khai nhân rộng. Trong đó, Việt Nam đóng góp 42 mô hình sản xuất chế biến nông sản thích ứng với biến đổi khí hậu…
Mô hình nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu: trồng dẻ ván trên đất dốc tại xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
Huyện Ngân Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Đông tỉnh Bắc Kạn với địa hình bị chia cắt mạnh bở hệ thống sông suối, núi đồi trùng điệp và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau, diện tích đồi núi chiếm khoảng 90% tổng diện tích tự nhiên. Địa hình phức tạp với hai mùa khí hậu rõ rệt gồm mùa khô và mùa mưa, trong đó, mùa khô dễ gây ra hạn hán, mùa mưa gây ra ngập úng cục bộ, sạt lở đất. Hàng năm trên địa bàn xuất hiện mưa đá từ 1 đến 3 lần. Bên cạnh đó, khí hậu huyện Ngân Sơn có hai hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, tháng 4 vào giai đoạn chuyển mùa gió thổi cả ngày với vận tốc trung bình 2-3m/s. Với điều kiện tự nhiên như vậy, người dân chủ yếu trồng cây lương thực như lúa nương, ngô trên các đồi nương dốc, tuy nhiên năng suất thấp, đất thường xuyên bị xói mòn. Trong khi đó, các cây lâu năm như hồi, sa mộc lại cho hiệu quả kinh tế thấp.