Tên gọi Ba Đình được ra đời như thế nào?

Ba Đình là một trong bốn quận trung tâm của Thủ đô gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Đặc biệt, câu chuyện về nguồn gốc hai tiếng “Ba Đình” và Quảng trường Ba Đình là minh chứng cho công lao của thế hệ trước trong công cuộc kháng chiến và kiến thiết đất nước.

Tên gọi xuất phát từ một cuộc khởi nghĩa

Quảng trường Ba Đình đã trở thành niềm từ hào của cả đất nước Việt Nam, nơi đây không chỉ có ý nghĩa sâu sắc về lịch sử, địa chỉ đỏ trong giáo dục truyền thống cách mạng và lòng yêu nước tới thế hệ hiện nay mà còn là minh chứng cho bối cảnh phát triển đô thị sạch đẹp, xứng đáng là trung tâm văn hóa của Hà Nội. Đặc biệt, đóng góp vào sự vẻ vang đó còn có câu chuyện thú vị về sự ra đời hai tiếng “Ba Đình” mà có thể nhiều người chưa biết tới.

Cuối thế kỷ XIX, tại vùng đất thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa ngày nay có ba làng là Mỹ Khê, Thượng Thọ và Mậu Thịnh đông đúc người đúc người dân sinh sống. Đặc biệt, ba ngôi làng này được bố trí ở vị trí địa lý rất đặc biệt với lợi thế dễ quan sát, không bị vật cản và đứng từ đình làng có thể nhìn bao quát được hai làng còn lại, từ đó cái tên “Ba Đình” được khai sinh. 

Sau đó, cuộc Khởi nghĩa Ba Đình do Đinh Công Tráng chỉ huy diễn ra trong hai năm 1866 - 1887. Với một lòng quyết tâm kháng chiến, người dân ba làng đã cùng các thủ lĩnh như Phạm Bành và Đinh Công Tráng đã xây dựng địa điểm Ba Đình thành căn cứ kháng chiến lâu dài, trở thành cụm điểm kiên cố giúp quân ta kiểm soát các tuyến đường và phục kích các đoàn xe vận tải của địch trên tuyến đường Bắc Nam. Tuy nhiên, vào năm 1887 căn cứ Ba Đình bị thực dân Pháp chiếm đóng và ra lệnh xóa bỏ ba làng Mỹ Khê, Thượng Thọ và Mậu Thịnh.  

ditich-1731146755.jpg

Dấu tích khởi nghĩa Ba Đình tại Thanh Hóa

Ảnh: Trần Mai Hưởng

Hiện nay, sau hơn 100 năm khởi nghĩa Ba Đình kết thúc, xã Ba Đình thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã trở thành một di tích lịch sử nổi tiếng xuất hiện trong bài hát và thơ ca nhằm ca ngợi công lao của các anh hùng trong cuộc khởi nghĩa. Đặc biệt, chiến khu Ba Đình đã được Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. 

Từ “Vườn hoa” đến “Quảng trường Ba Đình”

z5986008529072-3febaab24d852974a0913d5d76144d9d-1731146755.jpg

Quảng trường Ba Đình ngày nay

Ảnh: Ngọc Ánh

Lịch sử hình thành Quảng trường Ba Đình được bắt đầu từ năm 1808 khi vua Gia Long phá dỡ Hoàng Thành để xây dựng một thành mới làm trụ sở của Bắc Thành. trong đó khu vực hiện tại của Quảng trường Ba Đình được chọn làm cửa Tây của thành này. Năm 1831, vua Minh Mạng đặt tên cho ngôi thành là thành Hà Nội. Đầu thế kỷ 20, người Pháp san lấp khu vực này để xây dựng một vườn hoa và đặt tên là Rond Point Puginier hay còn gọi là Quảng trường Tròn. Xung quanh quảng trường này là các công trình quan trọng như Phủ Toàn quyền (nay là Phủ Chủ tịch), trường Albert Sarraut (nay là Cơ quan Trung ương Đảng), và Sở Tài chính (nay là Trụ sở Bộ Ngoại giao).

z5986008516547-e3ed95e81d0184de7c33974ed97f7f0e-1731146755.jpg

Quảng trường Ba Đình thu hút rất đông du khách nước ngoài đến tham quan

Ảnh: Ngọc Ánh

Sang thế kỷ 21, vào tháng 4/1945, bác sĩ Trần Văn Lai trở thành Đốc Lý đầu tiên của Hà Nội. Mặc dù đảm nhiệm vị trí trong một thời gian ngắn nhưng ông đã để lại nhiều thành tựu lớn đánh dấu sự chuyển mình của Hà Nội là sử dụng tiếng Việt cho các giấy tờ hành chính và đổi tên các đường phố, công viên từ tên tiếng Pháp sang tên các anh hùng Việt Nam. Để bày tỏ tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc, ông đã đổi tên Rond Point Puginier thành Vườn hoa Ba Đình lấy cảm hứng từ cuộc khởi nghĩa Ba Đình của nghĩa quân Phạm Bành và Đinh Công Tráng.

Cũng tại Vườn hoa Ba Đình vào ngày 2/9/1045 đã diễn ra một sự kiện lịch sự, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để đánh dấu cột mốc trọng đại này, tháng 12/1945, Ủy ban Hành chính Hà Nội quyết định đổi tên nơi này thành Vườn hoa Độc Lập. Sau đó, khi Hà Nội bị tạm chiếm (1947-1954), thực dân Pháp đã đổi tên thành Vườn hoa Hồng Bàng, nhưng tên "Vườn hoa Ba Đình" đã được khôi phục sau Ngày Giải phóng Thủ đô (10-10-1954) để vinh danh sự kiện lịch sử. Thời gian sau đó, cụm từ “Vườn hoa” vẫn được sử dụng lâu dài cho đến khi trải qua quá trình nâng cấp và cải tạo đô thị thì đổi sang tên gọi “Quảng trường”. Tên gọi cuối cùng là "Quảng trường Ba Đình" được duy trì đến ngày nay được coi là biểu tượng của lịch sử và tinh thần kháng chiến của dân tộc Việt Nam.

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, Quảng trường Ba Đình vẫn luôn là địa điểm thân thuộc của triệu trái tin người Việt hướng về Bác Hồ mỗi khi đặt chân tới Thủ đô. Sự đồng lòng của toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung và các cán bộ, chiến sỹ bảo vệ Lăng Bác nói riêng luôn mong muốn hình ảnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ mãi trường tồn cùng đất nước và là nơi hội tụ tình cảm giữa bạn bè quốc tế dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam.