Tiếp nhận "Hồ sơ chứng tích chiến tranh Việt Nam" và giới thiệu truyện "Mãi vẫn là người lính"

Ngày 12/6, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội, diễn ra Lễ tiếp nhận “Hồ sơ Chứng tích Chiến tranh Việt Nam”; Giới thiệu tự truyện “Mãi vẫn là người lính”; Phục dựng và trao di ảnh chân dung liệt sĩ tặng một số gia đình liệt sĩ .

Sự kiện do Tổ chức “Trái tim Người lính” phối hợp Trung tâm Việt Nam và Lưu trữ (Mỹ); Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và Câu lạc bộ “Mãi mãi tuổi 20” tổ chức. Đây là hoạt động thiết thực nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2024).

Tới dự và chứng kiến sự kiện có các tướng lĩnh, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là đồng đội của các liệt sĩ có "Hồ sơ chứng tích chiến tranh" được trao và các cựu chiến binh, đại diện của cả lực lượng Quân đội nhân dân và Công an Nhân dân, những người đã trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cùng đại diện thân nhân các gia đình liệt sĩ đến từ nhiều vùng, miền trên cả nước.

dsc09922-a1-lon-1718347903.jpeg

Tại sự kiện, cựu chiến binh Đặng Ngọc Đa, tác giả tự truyện "Mãi vẫn là người lính" đã trao tặng sách cho chương trình tủ sách Đặng Thùy Trâm.

dsc00239-a1-lon-1718347905.jpeg

Tự truyện “Mãi vẫn là người lính” của tác giả Đặng Ngọc Đa kể về cuộc hành trình của ông từ chiến trường ác liệt, đến “khu vườn hạnh phúc”; từ gian khổ chiến tranh đến cuộc sống hòa bình an nhiên. Cuốn sách là hồi ức bình dị, chân thực và đầy thú vị về cuộc đời và gia đình của một người lính già xuyên qua quãng thời gian dài với nhiều thăng trầm của cuộc sống và sự kiện lớn lao của đất nước, với bản lĩnh, ý chí của Bộ đội Cụ Hồ.

CCB Đặng Ngọc Đa, sinh năm 1939, quê tại xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông là một trong những người lính hiếm hoi hoàn thành xuất sắc cả 3 nhiệm vụ “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi Thi đua ái quốc năm 1948.

dsc00197-a1-lon-2-1718359774.jpeg

Cũng trong khuôn khổ sự kiện này, Câu lạc bộ "Mãi mãi tuổi 20" phối hợp với tổ chức "Trái tim người lính" đã phục dựng màu cho 4 di ảnh chân dung liệt sĩ: Liệt sĩ Trần Lưu Thơm (1926 - 1971), nguyên Tỉnh ủy viên, Phó Ban tổ chức Tỉnh ủy Rạch Giá (cũ) nay là Kiên Giang, thân nhân của Cựu chiến binh Trần Thiện Hà (thành phố Hồ Chí Minh); Liệt sĩ Nguyễn Kim Việt (1930 - 1967), thân sinh của chị Nguyễn Thị Tơ, Ủy viên Hội đồng quản lý Câu lạc bộ "Mãi mãi tuổi 20"; Liệt sĩ Phan Trọng Vân (1944 - 1972), phi công tiêm kích lái MIG-17 và MIG-19, đại đội trưởng bay Trung đoàn Không quân 925, anh trai của Cựu chiến binh, thương binh Phan Trọng Sơn, thành viên lâu năm của Câu lạc bộ "Mãi mãi tuổi 20"; Liệt sĩ Nguyễn Văn Tư (1952 - 1975), Đại đội trưởng xe tăng, hy sinh sáng 30/4/1975 khi đánh vào Sài Gòn, anh trai của chị Nguyễn Thị Bạch Yến, thành viên Câu lạc bộ "Mãi mãi tuổi 20". Đây đều là những di ảnh duy nhất của liệt sĩ chụp trước khi hy sinh, để trao tặng cho thân nhân các gia đình liệt sĩ, cũng là các thành viên tiêu biểu của Câu lạc bộ "Mãi mãi tuổi 20".

dsc00261-a1-lon-1718347905.jpeg

Nhằm góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, khép lại quá khứ, cùng hướng tới tương lai, với cuộc sống hòa bình tốt đẹp hơn, Viện Khoa học và Nghệ thuật, phối hợp với Viện Hòa bình và Xung đột, cùng Trung tâm Việt Nam và Lưu trữ của Đại học Công nghệ Texas (Mỹ) đã cử một đoàn cán bộ nghiên cứu sang Việt Nam tìm hiểu thực tế, đồng thời phối hợp với Tổ chức “Trái tim Người lính Việt Nam” bàn giao “Hồ sơ Chứng tích Chiến tranh” (lần thứ 2) cho thân nhân các gia đình Liệt sĩ được tổ chức tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội. Đoàn đã bàn giao hồ sơ chứng tích chiến tranh cho 11 gia đình thân nhân liệt sĩ.

Dưới đây là một số hình ảnh tại sự kiện: 

dsc00186-a1-lon-1718347905.jpeg
dsc00095-a1-lon-1718347905.jpeg
dsc00053-a1-lon-1718347906.jpeg
dsc00197-a1-lon-1718347905.jpeg
dsc00043-a1-lon-1718347904.jpeg
dsc00490-a1-lon-1718347904.jpeg
dsc00431-a1-lon-1718347904.jpeg
dsc00427-a1-lon-1718347904.jpeg
dsc09915-a1-lon-1718347904.jpeg
dsc00414-a1-lon-1718347905.jpeg
dsc00371-a1-lon-1718347905.jpeg