Chương trình hành động Quốc gia "Không còn nạn đói" góp phần cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em

Qua hơn 3 năm thực hiện nhìn chung các nhiệm vụ lồng ghép của các Bộ ngành và các địa phương đã được tích cực triển khai và đem lại hiệu quả lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân các vùng khó khăn những nhiệm vụ này được Chính phủ, các Bộ ngànhvà các địa phương xây dựng kế hoạch, triển khai, giám sát chặt chẽ và đánh giá tiến độ kết quả theo qui định.

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và PTNT, sau hơn 3 năm thực hiện nhìn chung các nhiệm vụ lồng ghép của các Bộ ngành và các địa phương đã được tích cực triển khai và đem lại hiệu quả lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân các vùng khó khăn những nhiệm vụ này được Chính phủ, các Bộ ngànhvà các địa phương xây dựng kế hoạch, triển khai, giám sát chặt chẽ và đánh giá tiến độ kết quả theo qui định. Đối với 16 nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao mới tại Quyết định 712/TTg giai đoạn từ 2018-2020 chủ yếu là hoàn thiện khung pháp lý, xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo tập huấn và xây dựng các mô hình điểm. Các nhiệm vụ này đã được triển (Tuy giai đoạn đầu lúng túng và chậm kế hoạch do Chương trình mới có nhiều khó khăn) xong nhìn chung đã hoàn thành kế hoạch được giao.

Trong đó: Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động đã được ban hành từ Trung ương và hầu hết các địa phương tham gia Chương trình. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn được triển khai đồng bộ giúp cho các địa phương có cơ sở để triển khai Chương trình. Các mô hình điểm được triển khai mạnh trong 3 năm đầu thực hiện Chương trình và đã được đánh giá kết quả thực hiện mô hình. Nhìn chung các mô hình thực hiện theo đúng kế hoạch bước đầu đã nâng cao được nhận thức của các cấp và người dân về phát triển sản xuất nâng cao đời sống gắn với nâng cao dinh dưỡng cho người dân.

a1-1-1-suae-1670974812.jpg
Tình trạng dinh dưỡng trẻ em đã được cải thiện rõ rệt ở các tỉnh thành nơi triển khai dự án của Chương trình "Không còn nạn đói"

Công tác tuyên truyền với nhiều hình thức thông quan các chương trình trên đài truyền hình, phát thanh và nhiều tài liệu, ấn phẩm để góp phần nâng cao nhận thức cho người dân. Công tác kiểm tra gám sát được thực hiện để Chương trình thực hiện theo đúng kế hoach được giao nhằm nâng cao hiệu quả thực hiệu Chương trình.

Hiệu quả bước đầu của Chương trình thông qua việc xây dựng và đánh giá kết quả ở các mô hình dự án nông nghiệp dinh dưỡng điểm cho thấy: Về nhận thức của cán bộ và người dân thực hiện mô hình đã được nâng lên rõ rệt. Cán bộ thực hiện Chương trình cơ bản đã hiểu được ý nghĩa và các bước  xây dựng mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng, nắm bắt được việc triển khai xây dựng mô hình từ việc khảo sát, đánh giá thực trạng về dinh dưỡng, về sản xuất nông nghiệp để đánh giá mức độ thiếu hụt dinh dưỡng để thực hiện mô hình và khi mô hình được mở rộng.

Đối với người dân, các hoạt động của dự án (xây dựng mô hình, tập huấn...) bước đầu đã trang bị kiến thức về dinh dưỡng và cách chế biến bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng, góp phần nâng cao nhận thức của các hộ tham gia về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với trẻ em tại các địa phương triển khai dự án. Các mô hình sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng được thực hiện thí điểm, bước đầu đã làm thay đổi nhận thức và kiến thức của các hộ dân tham gia về kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật trồng trọt và từng bước cải thiện thu nhập đối với các hộ tham gia mô hình. Người dân đã nhận thức được việc cần sản xuất để bù đắp việc thiếu hụt dinh dưỡng cho hộ gia đình, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi. Các hộ tham gia mô hình bước đầu đã biết cách sử dụng sản phẩm của mô hình để cải thiện dinh dưỡng cho hộ gia đình, đặc biệt là cho trẻ em. Kết quả khảo sát cho thấy, các hộ gia đình thu được trứng gà đã sử dụng để chế biến thức ăn hàng ngày. Sau tập huấn người dân đã áp dụng được cách làm chuồng trại, cách nuôi, cách phòng bệnh, không còn chăn thả tự do không chăm sóc.

Đặc biệt, hiệu quả bước đầu chuyển biến về tình trạng suy dinh dưỡng và thấp còi ở trẻ. Các loại cây trồng, vật nuôi được lựa chọn để đưa vào các mô hình thí điểm được dựa trên kết quả khảo sát về dinh dưỡng và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như tập quán canh tác của người dân tại các địa phương triển khai dự án. Việc hỗ trợ cho mô hình các loại cây trồng vật nuôi ngắn ngày (vịt, gà đẻ thịt) sẽ giúp cho người dân nhanh chóng có thêm thực phẩm (thịt, rau) bổ sung cho bữa ăn của các hộ gia đình đặc biệt là nội dung hỗ trợ máy ép sữa đậu nành đưa vào trường nội trú có tác dụng trực tiếp tới dinh dưỡng cho học sinh tại các trường nội trú.

Mô hình đã góp phần làm thay đổi nhận thức, kiến thức và thực hành của người dân trong hoạt động chăn nuôi. Qua việc tham gia vào mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng tại địa phương, các hộ đã chuyển dần từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, nuôi thả tự nhiên sang hình thức chăn nuôi theo quy trình kỹ thuật (có chuồng trại, có bổ sung thức ăn, có phòng chữa bệnh...). Điều này đã bước đầu làm tăng thu nhập từ hoạt động chăn nuôi và từng bước góp phần cải thiện thu nhập đối với các hộ, đặc biệt là các hộ nghèo tại địa phương.

Mô hình đã kết hợp được sự kết nối của đầu vào nông nghiệp với đầu ra về cải thiện dinh dưỡng (cung cấp gà đẻ trứng sau một thời gian ngắn, trứng gà được dùng vào cải thiện bữa ăn tại gia đình – cho trẻ em và phụ nữ, nếu dư lại dùng để bán ngay cho trường học – cải thiện cả thu nhập của hộ để có thể mua/đổi thực phẩm khác để đa dạng bữa ăn). Như vậy trong thời gian ngắn đã giúp người dân thay đổi được nhận thức trong việc sử dụng lương thực, thực phẩm tạo điều kiện giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em.

Theo Bộ Y tế, tình trạng cải thiện suy dinh dưỡng ở trẻ em sau khi thực hiện mô hình nông nghiệp dinh dưỡng của Viện dinh dưỡng  (Bộ Y tế) năm 2021 cho thấy tình trạng dinh dưỡng trẻ em đã được cải thiện rõ rệt ở các tỉnh thành nơi triển khai dự án. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cả ba thể đã có xu hướng giảm ở tất cả các tỉnh: thể nhẹ cân giảm TB 1.7%, thấp còi giảm 3.3%, gày còm giảm 8.1%. Thể gày còm biểu thị tình trạng SDD cấp tính có mức giảm mạnh nhất và điều đó hoàn toàn giải thích được do can thiệp dinh dưỡng tác động trực tiếp vào tình trạng thiếu an ninh thực phẩm ở trẻ thông qua cải thiện bữa ăn hàng ngày và thực hành chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ, cũng như phòng bệnh.