Do tiêu dùng tư nhân hồi phục, chỉ số giá cả (CPI) gia tăng 0,5%(m/m) trong tháng 4. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tuy giảm sau hai tháng liên tiếp gia tăng, song nhìn tổng thể, kinh tế vĩ mô vẫn giữ ổn định, nguồn thu 4 tháng đầu năm 2021 tăng 7,3% (y/y) và ngân sách Nhà nước đã có thặng dư. Để thấy rõ thực trạng kinh tế đất nước, dưới đây xin giới thiệu một số nét khái quát trong báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam của W.B, một định chế tài chính lớn toàn cầu, trong tháng 5 năm 2021.
Về diễn biến của tình hinh kinh tế Việt Nam gần đây
Báo cáo cập nhật của W.B ghi nhận, Việt Nam đang trong đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ tư, lây lan rộng trong cả nước từ cuối tháng 4 năm 2021. Đợt dịch bùng phát này đã và đang ảnh hưởng đến nhiều vùng và những thành phố lớn. Các cơ quan chức năng tăng cường hạn chế đi lại và phòng ngừa y tế công cộng, thực hiện các biện pháp truy vết, xét nghiệm và mở rộng cách ly. Đến ngày 10 tháng 5, tổng số nhiễm bệnh cả nước đã lên 3.489 ca với 35 trường hợp tử vong. Trước diễn biến phức tạp của đợt bùng phát mới, Việt Nam đã tăng tốc tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong tháng 4, với 506.000 liều được tiêm, cao gấp trên 10 lần so với tháng 3 và Chính phủ đã thông báo sẽ phân bổ trên 520 triệu USD để mua thêm vắc xin phòng ngừa COVID-19.
W.B nhận thấy, Trước khi xuất hiện làn sóng dịch COVID-19 mới, mức độ di chuyển ở Việt Nam đã được cải thiện nhanh chóng, nhưng đang bi suy giảm do những biện pháp hạn chế mới được thưc hiện. Phần lớn thời gian của tháng 4, các chỉ số di chuyển được cải thiện đáng kể nhờ kiểm soát tốt đợt bùng phát COVID-19 lần thứ ba. Chỉ số di chuyển có sự gia tăng đột biến vào cuối tháng 4 khi Việt Nam bước vào đợt nghỉ lễ dài thứ hai trong năm, nhưng đang giảm xuống trong tháng 5 do thắt chặt và hạn chế đi lại.
Mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn, song sản xuất công nghiệp tiếp tục được mở rộng nhờ thị trường thế giới được cải thiện và nhu cầu trong nước đang đà hồi phục.Trong tháng 4 năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp đã tăng 1,1% (m/m) và tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước ( y/y).
Tháo gỡ khó khăn để phục hồi kinh tế ảnh Internet
Tốc độ tăng trưởng cao cao của sản xuất công nghiệp so với cùng kỳ năm trước, phần lớn là do hiệu ứng sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề của những đợt phong toả liên quan đến đại dịch vào tháng 4 năm 2020. Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng mạnh cũng phản ánh khả năng phục hồi tiêu dùng trong nước cùng với nhu cầu cao về các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao từ khu vực kinh tế nước ngoài.
Theo W.B, các phân ngành tăng trưởng năng động bao gồm đồ uống, quần áo, thiết bị gia dụng, kim loại cơ bản, điện tử, máy tính, sản phẩm quang học và máy móc, thiết bị. Chỉ số PMI đã tăng điểm từ 53,6 trong tháng 3 lên 54,7 trong tháng 4, ghi nhận mức tăng trưởng liên tục của sản xuất trong sáu tháng liền của công nghiệp chế biến, chế tạo. Mặt khác, doanh số bán lẻ tăng trở lại trong tháng 4 cũng đánh dấu sự tăng trưởng liên tục của lĩnh vực này.
Cùng với tăng trưởng công nghiệp, doanh số bán lẻ đã tăng trở lại. Doanh số bán lẻ tháng 4 năm 2021 gia tăng 2,3% (m/m) cho thấy, nhu cầu tiêu dùng đã phục hồi từ sau đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ ba vào cuối tháng 1 năm 2021. Sự phục hồi của tháng 4 nhờ vào mức tăng 1,9% (m/m) của doanh số hàng hóa và tăng trưởng 3,8% (m/m) của nguồn thu dịch vụ.
Các nhà phân tích cho rằng,Thương mại hàng hóa tiếp tục đạt kết quả tốt là nhờ nhu cầu cao từ Hoa Kỳ và các đối tác thương mại lớn khác.Trong 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu tăng lần lượt là 26% và 31% (y/y) , mức tăng trưởng này được cho là có sự thúc đẩy bởi sự phục hồi kinh tế của Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, ASEAN và Hàn Quốc. Mức độ tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ năm trước được ghi nhận trên tất cả các mặt hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh nhất vẫn là nhóm hàng máy móc, tiếp đến là máy tính, điện tử và điện thoại. Giày dép và hàng dệt may cũng phục hồi lần lượt tăng ở mức 19% và 10% (y/y). Qua đó, các nhà xuất khẩu nước ngoài vẫn chứng tỏ được tính năng động và khả năng chống chịu tốt hơn so với doanh nghiệp trong nước. Kim ngạch nhập khẩu tăng cao chủ yếu là do bùng nổ nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN. Điều này cũng phản ánh sự phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu và hàng hóa trung gian từ nước ngoài trong hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có chiều hướng giảm, Trong tháng 4 năm 2021, Việt Nam chỉ thu hút được 2,2 tỷ USD vốn FDI, thấp hơn 53% so với tháng trước(m/m) và thấp hơn 42% so với cùng kỳ năm trước (y/y). Giảm sụt này phản ánh sự biến động trong giá trị đăng ký hàng tháng của các dự án riêng lẻ. Tuy nhiên, trong 4 tháng đầu năm, tổng vốn FDI vẫn tương đương so với cùng kỳ năm trước.
Dánh giá về những cân đối vĩ mô của nền kinh tế, chuyên gia kinh tế của W.B nhận định , Do nhu cầu tiêu dùng phục hồi sau khi làn sóng dịch COVID-19 thứ ba được kiểm soát, lạm phát có dấu hiệu tăng tốc trong tháng 4 năm 2021. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,5% (m/m), chủ yếu là do giá hàng tiêu dùng, bao gồm thực phẩm, đồ uống ,thuốc, quần áo, đồ dùng và thiết bị gia dụng tăng cao. Điều này cũng phản ánh thưc tế hồi phục tiêu dùng gia tăng trong các hộ gia đình sau đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ ba.
Do các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cao hơn, tín dụng có chiều hướng tăng nhanh. Tín dụng cho nền kinh tế đã tăng 2% (m/m), thể hiện nhu cầu gia tăng và các doanh nghiệp phải đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao, nhất là vào dip nghỉ lễ cuối tháng 4 và đầu tháng 5. Tín dung gia tăng, đẩy lãi suất bình quân liên ngân hàng qua đêm cũng tăng từ 0,29% vào tháng 3 lên 0,48% trong tháng 4.
Theo W.B, tình hình tài khóa đã được cải thiện khi ngân sách nhà nước thặng dư khoảng 80 nghìn tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm. Thu ngân sách đạt 543,4 nghìn tỷ đồng, bằng 40,5% kế hoạch năm và cao hơn 7,3% so với cùng kỳ năm trước (y/y). Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2021, Chính phủ chi 463,7 nghìn tỷ đồng, giảm 2% so với năm trước. Nhìn tổng thể, trong 4 tháng đầu năm 2021 Ngân sách nhà nước đã có thặng dư . Đi sâu phân tích, các nhà nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của việc giảm chi là do giải ngân các dự án đầu tư công giảm 3,7% (y/y) và vốn ODA giải ngân chỉ bằng 1/3 so với cùng kỳ của năm 2020.
Tháng 4 năm 2021, Kho bạc Nhà nước đã vay từ thị trường trong nước 26,3 nghìn tỷ đồng, gấp đôi so với tháng 3. Trong 4 tháng đầu năm, Chính phủ huy động được 65,5 nghìn tỷ đồng, bằng 17,8% kế hoạch năm 2021. Tất cả trái phiếu đều được phát hành với kỳ hạn từ 5 năm trở lên và lãi suất bình quân với kỳ hạn 10 năm là 2,36%, cao hơn 9 điểm cơ bản so với tháng 3; điều này cũng khẳng định xu hướng tăng chi phí vay vốn quan sát được từ tháng 1.
Virus Covid-19 tăng nhanh Ảnh Intrnet
Vấn đề cần được lưu ý và tiếp tục theo rõi
Từ những diễn biến của thực trạng nền kinh tế, Báo cáo cập nhật của W.B cũng lưu ý những vấn đề cần được tiếp tục theo dõi, đó là
Đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ tư đã làm gia tăng mạnh những ca lây nhiễm trong cộng đồng, buộc Chính phủ phải đóng cửa trường học ở nhiều tỉnh và tái áp dụng các biện pháp phòng ngừa về y tế và hạn chế đi lại.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh bùng phát và khả năng ứng phó nhanh nhạy của Chính phủ. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế trong nước có thể sẽ bị ảnh hưởng mạnh, đặc biệt đối với các ngành như du lịch, vận tải và bán lẻ,
Trong trường hợp đại dịch lan rộng và tác động mạnh, Chính phủ cần phải xem xét việc thúc đẩy nhu cầu trong nước bằng áp dụng chính sách tài khóa thích ứng, trong đó tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng là những giải pháp cần làm..