Tuyên Quang: Xã Minh Quang (Lâm Bình) dựa vào dân để giữ rừng

Minh Quang là xã có diện tích rừng lớn của huyện Lâm Bình (Tuyên Quang). Địa phương đã thực hiện tốt phương châm "Muốn giữ rừng phải dựa vào dân", diện tích rừng nơi đây được bảo vệ nghiêm ngặt và không ngừng được mở rộng.
z6101301417835-050df6e1d205ab6a590f5d231dc92c02-1733406204.jpg
Nhóm bảo vệ rừng cộng đồng xã Minh Quang tham gia tuần tra bảo vệ rừng

Xã Minh Quang cách trung tâm huyện Lâm Bình gần 30km, xã có 1.628 hộ với 7.078 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 90%. Để bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên rừng, chính quyền đã giao hàng ngàn ha rừng và đất lâm nghiệp cho cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình quản lý, bảo vệ, đồng thời xây dựng thành công nhiều mô hình phát triển sinh kế dưới tán rừng.

Xã Minh Quang có tổng diện tích tự nhiên 4.1267 ha, trong đó đất lâm nghiệp 2.877 ha đất phòng hộ 722 ha đất sản xuất 2.154 ha đã giao nha rừng và đất lâm nghiệp cho cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình quản lý và bảo vệ.

Minh Quang có 14 cộng đồng dân cư thành 35 tổ taị 14/14 thôn bản, được giao quản lý gần 851 ha rừng được hưởng chi trả dịch vụ  bảo vệ rừng gần 2 năm nay. Hằng tháng, các tổ tuần tra sẽ thay nhau đi tuần trong khu vực rừng có nguy cơ bị xâm hại. Các nhóm bảo vệ rừng cộng đồng tại các thôn Nà Tóng, Bản Pài, Na Giàng, Nà Khau, Bình Minh, Bản Cuống, Kim Ngọc, Bản Đồn, Ngọc Minh, Đon Ta, Pooi, Nặm Tặc đã phát huy hiệu quả trong việc giữ rừng dựa vào cộng đồng dân cư.

Theo bà Ma Thị Nhi, thành viên bảo vệ rừng cộng đồng thôn Nong Phường cho biết: Nếu tổ tuần tra phát hiện có người vào chặt phá, khai thác trái phép hoặc lấn chiếm đất rừng tự nhiên, các thành viên sẽ lập tức ngăn chặn, ghi nhận hiện trường và thông báo cho cán bộ kiểm lâm cơ sở cũng như chính quyền.

Chị Ma Thị Hương, cán bộ địa chính xã Minh Quang, cho biết, hàng tháng, các tổ nhóm họp bàn kế hoạch kết hợp giữa tuần tra bảo vệ rừng, theo sự phân công.. Qua đó giúp cho các thành viên bảo vệ rừng gắn bó với rừng. Cũng nhờ vậy, đã ngăn chặn kịp thời các hành vi có dấu hiệu xâm phạm tài nguyên rừng, lấn chiếm đất rừng.

Mô hình quản lý, bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng dân cư trên địa bàn xã Minh Quang đã và phát huy hiệu quả. Mô hình này không chỉ nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ, phát triển rừng, mà còn tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân. Bằng chứng là ở những cánh rừng ở Minh Quang do cộng đồng quản lý màu xanh luôn phủ kín, không có tình trạng xảy ra cháy rừng và chặt phá cây rừng.

Chính sách giao đất giao rừng cho cộng đồng và hộ gia đình quản lý đã tạo bước chuyển biến căn bản trong lĩnh vực quản lý lâm nghiệp, gắn trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng với cộng đồng dân cư. Từ đó, rừng được bảo vệ một cách hiệu quả hơn; giảm thiểu và chấm dứt nạn phát rừng làm rẫy, nâng cao đời sống của người dân.

Hiệu quả mang lại trong việc bảo vệ, phát triển rừng dựa vào cộng đồng ở Minh Quang thể hiện rõ ở việc, các hành vi vi phạm xảy ra đều được phát hiện, xử lý sớm, giảm tối đa thiệt hại đến tài nguyên rừng; tính đoàn kết cộng đồng được tăng lên; việc thụ hưởng các sản phẩm từ rừng và các chính sách của nhà nước, dịch vụ bảo vệ môi trường rừng được củng cố về mặt pháp lý.

Thực tế cho thấy, chính sách giao đất giao rừng cho cộng đồng và hộ gia đình quản lý đã tạo bước chuyển biến căn bản trong lĩnh vực quản lý lâm nghiệp, gắn trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng với cộng đồng dân cư. Từ đó, rừng ở Minh Qiaung được bảo vệ một cách hiệu quả; giảm thiểu và chấm dứt nạn phát rừng làm rẫy, nâng cao đời sống của người dân.