Vụ cô gái tử vong sau khi cô gái tử vong ở Hà Nội: Xử lý người liên quan thế nào?

Luật sư nêu quan điểm xử lý những người liên quan vụ cô gái tử vong sau 2 tháng nâng mũi tại quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Liên quan đến vụ việc chị P.T.D.H (SN 2000, tạm trú tại phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, quê quán TP Tân An, tỉnh Long An) tử vong sau khi phẫu thuật nâng mũi tại ở số nhà 18C, tổ 20, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai (Hà Nội), Công an quận Hoàng Mai (TP Hà Nội) đang khẩn trương tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu.

Bước đầu, xác định có 6 người có mặt tại hiện trường xảy ra sự việc, trong đó có chủ cơ sở và một bác sỹ gây mê của Bệnh viện Ung bướu Hà Nội.

Cơ sở thẩm mỹ ở số nhà 18C, tổ 20, phường Tương Mai hoạt động khi chưa được cấp phép; chủ cơ sở cũng chưa có giấy phép hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ.

vụ cô gái tử vong sau khi nâng mũi ở hà nội: xử lý người liên quan thế nào?

Chị P.T.D.H đã tử vong sau phẫu thuật nâng mũi tại Hoàng Mai, Hà Nội

Trao đổi với PV Báo Giao thông, TS. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) nêu quan điểm, đây là một vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định về khám chữa bệnh, gây thiệt hại đến tính mạng của người khác.

Theo quy định của pháp luật thì hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện tại các cơ sở được thành lập hợp pháp, có đầy đủ máy móc thiết bị cần thiết, có bác sĩ phù hợp với chuyên ngành và thực hiện hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ theo quy định của Luật Khám chữa bệnh.

Luật sư Cường cho biết, để xem xét trách nhiệm pháp lý những người liên quan đến vụ việc phẫu thuật mũi gây tử vong, thì trước tiên cần làm rõ việc phẫu thuật thẩm mỹ được thực hiện như thế nào? Cơ sở thẩm mỹ nào đã thực hiện dịch vụ này? Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ có đầy đủ theo quy định pháp luật hay không?

"Với các cơ sở thẩm mỹ thực hiện các hoạt động xâm lấn, sử dụng các thủ thuật, các hoạt động phẫu thuật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, bác sĩ thực hiện phẫu thuật không có chuyên môn phù hợp thì đây là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự", luật sư Cường phân tích.

vụ cô gái tử vong sau khi nâng mũi ở hà nội: xử lý người liên quan thế nào?

Hình ảnh và nơi xảy ra vụ việc

Trong vụ việc cô gái tử vong sau 2 tháng phẫu thuật nâng mũi ở Hoàng Mai, theo thông tin ban đầu từ cơ quan chức năng thì việc thực hiện nâng mũi cho nạn nhân không được thực hiện tại cơ sở thẩm mỹ được cấp phép. Cơ quan chức năng cũng đang nghi ngờ người thực hiện phẫu thuật không có trình độ chuyên môn về phẫu thuật thẩm mỹ theo quy định pháp luật.

Vì vậy, rất có thể cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình  sự về tội vô ý làm chết người hoặc tội vi phạm quy định về khám chữa bệnh.

"Cơ quan điều tra sẽ làm rõ vai trò trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp có căn cứ cho thấy đã có hành vi khám chữa bệnh trái phép gây thiệt mạng cho bệnh nhân thì sẽ khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 129 hoặc Điều 315 Bộ luật Hình sự", luật sư Cường cho hay.

Đồng thời, bác sĩ phẫu thuật, đơn vị cho thuê nhà và những người có liên quan nếu biết đây là hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ chui nhưng vẫn cố tình thực hiện, những người này đã tham gia thực hiện các khâu, công đoạn trong hoạt động khám chữa bệnh thì sẽ bị xử lý về tội danh này.

Trường hợp người cho thuê nhà không biết về hành vi khám chữa bệnh trái phép thì sẽ không bị xử lý hình sự tuy nhiên sẽ bị xử lý hành chính về các hành vi liên quan đến cho thuê, kinh doanh không đúng quy định pháp luật.

Theo luật sư Cường, chủ cơ sở thẩm mỹ có thể bị xử lý theo Điều 315 Bộ luật Hình sự tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, với khung hình phạt tù từ 1-5 năm do vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc... làm chết người.

Đối với người trực tiếp phẫu thuật thẩm mỹ, luật sư Cường cho rằng, nếu người này không đủ điều kiện hoặc bác sĩ giả mạo giấy tờ để phẫu thuật thẩm mỹ là hành vi ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi và sức khỏe của người bệnh. Tùy tính chất, mức độ vi phạm có thể xử phạt hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về xử phạt hành chính, luật sư khẳng định: "Bác sĩ giả giấy tờ để phẫu thuật thẩm mỹ có thể bị phạt lên tới 40 triệu đồng. Ngoài ra, còn có thể bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 22 tháng đến 24 tháng theo Điều 38 Nghị định 117/2020".

Tùy tính chất từng vụ việc, người trực tiếp tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác Theo Điều 315 Bộ luật Hình sự, mức hình phạt nhẹ nhất là bị phạt tù từ 1-5 năm, cao nhất lên tới 15 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-50 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm. Đồng thời, người đó phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho nạn nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.