Dẫn đầu đoàn có Trưởng BTC Benz Đường, Nhà báo Hồ Minh Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Phó CVP Viện IMRIC Trương Hữu Phước (BD Hữu Ước) – Tc Nhiếp ảnh và Đời sống, Tiến sĩ Lê Ánh Dương – Phó GĐ Chi nhánh miền Trung – Tây Nguyên, Ông Võ Văn Đạo (ca sĩ Thế Vũ) – PGĐ CN miền Trung – Tây Nguyên, Nhà báo Hồ Phú Quốc – Trưởng ĐD Tc Doanh nhân pháp lý, Trưởng ban truyền thông Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Toàn cầu cùng 22 thí sinh của cuộc thi.
Tỉnh Đắk Nông có một nền văn hóa phong phú và đa dạng với các lễ hội, sử thi, không gian văn hóa cồng chiêng. Trong đó, nghề dệt thổ cẩm – một nghề đã tồn tại từ lâu đời và đem đến những lợi ích cho đồng bào dân tộc thiểu số cũng là nét văn hóa riêng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Những tấm Thổ cẩm được dệt với nhiều hoa văn, họa tiết thể hiện bàn tay khéo léo của người phụ nữ đồng bào dân tộc và làm nên các trang phục đẹp nhiều màu sắc.
Hiện nay, Đắk Nông có nhiều làng nghề dệt thổ cẩm được lưu giữ và phát triển như: Bon tại xã Đắk Nia, tx Gia Nghĩa, bon Đăk Sô, xã Quảng khê, và một số bon làng tại huyện Cư Jút. Theo truyền thống của đồng bào M’Nông, người ta thường chọn nền vải là màu đen, tượng trưng cho đất; màu đỏ tượng trưng cho sự dũng cảm, sức mạnh siêu nhiên, khát vọng tình yêu; màu xanh tượng trưng cho màu của trời, sông núi; màu vàng tượng trưng cho sự hài hoà, mơ ước, khát vọng trong cuộc sống của con người Tây Nguyên.
Nguyên liệu thường được dùng để dệt váy, áo thổ cẩm của người M’Nông là những nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên như bông, vỏ cây, rễ cây… Hoa văn trang trí đường viền ở chân váy, cổ áo, tay áo… có dạng hình thoi, tam giác được kết lồng vào nhau và điểm xuyến bằng nhiều hình ảnh từ thiên nhiên, hoa, chim, thú …thể hiện mối quan hệ cộng đồng giữa con người với con người và con người với thiên nhiên.
Đây là một nghề truyền thống đã có từ lâu đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của buôn, bon làng. Khi làm nghề này, người ta đã sử dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, tạo công ăn việc làm, mang lại thu nhập cho gia đình tại địa phương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do nhiều nguyên nhân khác nhau đã khiến cho nghề dệt thổ cẩm cũng như nhiều nét văn hóa khác của người M’nông bị mai một dần.
Phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống trên cơ sở tuyên truyền vận động nhân dân vùng sâu, vùng xa nâng cao ý thức trách nhiệm của mình, của cộng đồng trong việc bảo lưu bản sắc cổ truyền cha ông; ban hành cơ chế chính sách phù hợp để tạo dựng môi trường thân thiện giữa chính quyền địa phương với các hộ dân làm nghề thổ cẩm, giữa sản phẩm thổ cẩm với người tiêu dùng, đặc biệt là khách du lịch. Trong quá trình ban hành cơ chế chính sách thì cũng lồng ghép những chương trình, kế hoạch tích cực để thổi hồn vào hoạt động của làng nghề được tự nhiên và đem lại hiệu quả về mặt kinh tế cũng như những giá trị văn hoá, nhằm cung ứng những sản phẩm thổ cẩm độc đáo, hấp dẫn cho người tiêu dùng.
Xây dựng phương án, chương trình, kế hoạch tổ chức Lễ hội văn hóa thổ cẩm các dân tộc Đắk Nông theo định kỳ (có thể kết hợp cùng với việc tổ chức Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam) để duy trì xuyên suốt công tác quảng bá giá trị truyền thống, tinh hóa văn hóa cha ông thông qua lễ hội; tôn vinh vẽ đẹp văn hóa cổ truyền để đồng bào các dân tộc Đắk Nông tự hào về sản phẩm thổ cẩm mang cốt cán cha ông, tự tôn về bản sắc của nền văn hóa đã làm nên phong cách và diện mạo dân tộc mình; từ đó có ý thức tự giác bảo lưu và phát huy nghề dệt thổ cẩm.
Bảo tồn nghề diệt thổ cẩm của đồng bào M’nông không phải là chúng ta bảo tồn nguyên trạng, mà cần có định hướng trong phát triển làng nghề với phương châm là bảo tồn và phát triển. Tức là cần thêm vào đó một số yếu tố của thời đại để phù hợp với xu thế mới, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhưng không làm lệch lạc truyền thống cổ kính cha ông, làm mờ nhạt bản sắc thuần túy văn hóa thổ cẩm. Ngoài ra, để phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống thì điều quyết định là phải có sự tham gia của chính quyền cơ sở cùng với nhân dân các dân tộc thiểu số Đắk Nông; xem cơ sở bon làng là địa bàn chiến lược cho sự tồn tại của không gian thổ cẩm, nhằm tạo ra cốt cán, xương sống bền chặt cho nghề thổ cẩm phát triển./