Chi phí phát sinh từ chế độ ăn uống không lành mạnh gây tốn kém lớn cho thực phẩm toàn cầu

Báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã chỉ ra rằng khoảng 8,1 nghìn tỷ đô la phát sinh từ chế độ ăn uống bất hợp lý và các bệnh như tiểu đường, đột quỵ, vượt xa các chi phí liên quan tới môi trường và bất bình đẳng xã hội.

Nghiên cứu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) công bố cho thấy chi phí phát sinh trong hệ thống nông thực phẩm toàn cầu đã đạt mức 12 nghìn tỷ đô la mỗi năm, trong đó khoảng 8,1 nghìn tỷ đô la, chiếm 70% tổng chi phí ẩn là liên quan đến sức khỏe. Các chi phí này phát sinh chủ yếu từ tác động của chế độ ăn uống không lành mạnh đến sức khỏe, đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm (NCD) như bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường. 

fotolia-246024333-subscription-l-1731148298.jpg

Ảnh: Internet

Theo báo cáo của FAO, một trong những nguyên nhân chính gây ra chi phát sinh về mặt chính là sự thiếu hụt các thành phần quan trọng trong chế độ ăn như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả. Bên cạnh đó, nhiều hệ thống nông sản hiện nay đang tập trung quá mức vào các thực phẩm công nghiệp, làm gia tăng lượng tiêu thụ natri, thịt đỏ và thịt chế biến. Sự chuyển đổi này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và làm gia tăng các bệnh mãn tính, dẫn đến chi phí lớn cho hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Ngoài ra, sự tác động từ các cuộc xung đột kéo dài và bất ổn gây gián đoạn chuỗi cung ứng, bất bình đẳng xã hội dẫn tới mất an ninh lương thực trên diện rộng, lạm phát giá cả khiến các loại thực phẩm bổ dưỡng trở nên khan hiếm. Trong hoàn cảnh này, người dân phải dựa vào thực phẩm chế biến sẵn hoặc dinh dưỡng kém, dẫn đến chế độ ăn uống không lành mạnh và gia tăng các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường và tim mạch. Từ đó Chi phí chăm sóc sức khỏe và giảm năng suất lao động tăng lên, tạo thêm gánh nặng tài chính lớn cho hệ thống nông thực phẩm toàn cầu.

Ô nhiễm môi trường cũng là một tác nhân nguy hiểm làm tăng chi phí phát sinh từ chế độ ăn uống không lành mạnh vì làm giảm chất lượng và sự sẵn có của thực phẩm dinh dưỡng. Các tác động như ô nhiễm đất và nước từ hóa chất nông nghiệp, khí thải nhà kính, và sự suy thoái đất dẫn đến giảm năng suất và chất lượng cây trồng. Điều này khiến rau quả và ngũ cốc nguyên hạt trở nên đắt đỏ hoặc khó tiếp cận, buộc người dân chuyển sang thực phẩm chế biến rẻ hơn nhưng ít dinh dưỡng, làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm và chi phí y tế.

Theo Viện Dinh Dưỡng (Bộ Y Tế), Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong cải thiện chất lượng thực phẩm và nâng cao sức khỏe cho người dân, cụ thể như tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm nhanh và bền vững, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân giảm từ 30,1% năm 2000 xuống còn 14,1% năm 2015 và 12,2% năm 2019. Để đạt được những thành tựu, bên cạnh sự lãnh đạo và hợp tác sâu rộng giữa các ban, bộ ngành liên quan, còn có sự đóng góp của những đề án, chiến lược có quy mô quốc gia nhằm cải thiện an ninh lương thực quốc gia, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, cải thiện chất lượng thực phẩm và đặc biệt là nâng cao nhận thực của người dân về xây dựng lối sống lành mạnh, hợp lý. Một số ví dụ tiêu biểu như "Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở việt nam đến năm 2030",  Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 “Hệ thống Lương thực thực phẩm bền vững - Mạng lưới một hành tinh”, Sáng kiến “Chế độ ăn lành mạnh bền vững thông qua chuyển đổi hệ thống thực phẩm” (SHIFT).