Trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn giữ vai trò rất quan trọng.. Những năm gần đây, các làng nghề nông thôn ở Hà Nội đã phục hồi và phát triển nhanh chóng. Với trên 1350 làng nghề và làng có nghề, kinh tế nông thôn Hà Nội đã chuyển dịch tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng giá trị phi nông, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp , tạo nhiều việc làm nông thôn và mở ra hướng phát triển mới, đặc biệt là hình thành các chuỗi cung ứng trong công nghiệp hóa hiện đại hóa (CNH-HĐH) Thủ đô.
Hà Nội hiện có 33 cụm làng nghề (CLN) với 5 nhóm khác nhau, bao gồm những nghề tiêu biểunhư gốm sứ, đỗ mỹ nghệ và mây tre đan. Làng nghề Hà Nội đã đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội (KTXH), song do quá trình phát triển còntự phát dẫn đến những khó khăn bất cập trong quản lý cơ sở hạ tầng, an ninh trật tự và môi trường địa phương,... Trên thực tế,làng nghề tồn tại, phát triển hoặc biến mất chưa được quan tâm nghiên cứu nên gây khó khăn, thách thức cho nhà quản lý và đông đảo người dân địa phương. Bài viết đề cập đến các vấn đề bất cập trong phát triển cần có những nghiên cứu cả về lý luận, thực tiễn và quản lý hướng tới đề xuất giải pháp, chính sách quản lý, cơ chế hỗ trợ nhằm khai thác lợi ích và hạn chế tồn tại trong phát triển.
1.Cơ sở phát triển làng nghề
1.1. Những khái niệm
Làng nghề là cộng đồng của một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn. Với trên 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc ngành nghề nông thôn (Chính phủ, 2018).Làng có nghề là nơi có sự du nhập của một nghề mới hoặc phát triển lan tỏa từ các nghề truyền thống với số người sản xuất tiểu thủ công nghiệp chiếm từ 10% lao động trở lên (UBND thành phố Hà Nội, 2013a).
Trang trí sản phẩm gốm sứ Bát Tràng
Cụm công nghiệp (CCN) làng nghề là nơi phục vụ việc di dời, mở rộng SXKD của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất và cá nhân, gia đình trong các làng nghề nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, phát triển nghề, làng nghề ở địa phương. CCNLN có qui mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 5 ha (Chính phủ, 2017).
Cụm làng nghề là một tập hợp gồm những làng nghề cùng loại ở gầnnhau, tập trung trên một không gian địa lý của cộng đồng. Chủ cơ sở SXKD và các thể chế địa phương liên kếtvới nhau về kinh tế, xã hội và văn hóa tạo nền tảng cho việc cùng tham gia vào các hoạt động của cùng một nghề tiểu thủcông nghiệp tại địa phương.
Nón làng Chuông nổi tiếng khắp Hà Nội
Phát triển cụm làng nghềđược hiểulà sự phát triển tổng hòa cả về kinh tế, xã hội và môi trường với sự lồng ghép giữa phát triển SXKD với bảo tồn bản sắc văn hóa trong không gian địa lý nhất định của CLN.
1.2. Tiêu chí về cụm làng nghề
Cho đến nay, số đông các nhà phân tích đều cho rằng , tiêu chí để xác định CLN phải bao gồm cả 04 tiêu chí . Đó là: (1) Có sự tập trung tối thiểu 3 làng có nghề gần nhau trong một không gian địa lý tham gia cùng một lĩnh vực hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn, có ít nhất 1 làng nghề chính đã đạt chuẩn công nhận làng nghề quốc gia.
(2) Có sự tập trung số lượng lớn các cơ sở SXKD chuyên môn hóa trong cùng một lĩnh vực hoạt động ngành nghề, ít nhất phải có 10% số cơ sở SXKD trong các làng liền kề nhau), trong đó đã có các DNNVV hiện đại hóa và đổi mới trong cụm.
(3) Có sự liên kết giữa các làng nghề chính và làng có nghề gần kề, hình thành các mạng lưới về cung cấp nguyên vật liệu, gia công thầu khoán, tiêu thụ sản phẩm, đào tạo nghề, chuyển giao KHCN.
(4) Đã hình thành chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và thị trường tại địa phương liên quan đến hoạt động của CLN.
1.4. yếu tố ảnh hưởng tới phát triển cụm làng nghề
- Ảnh hưởng từ thể chế, chính sách của nhà nước và địa phương;
- Ảnh hưởng của thị trường;
- Ảnh hưởng của vị trí địa lý;
- Ảnh hưởng của vốn con người và vốn xã hội;
- Ảnh hưởng của nguồn lực của địa phương;
- Ảnh hưởng của hội nhập quốc tế.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CỤM LÀNG NGHỀ
Luận án đã tổng kết kinh nghiệm phát triển CLN của các nước (Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản, Italia, Pháp, Braxin,...) và kinh nghiệm của các tỉnh Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nam. Qua đó cho thấy các nước trên thế giới đều có các hình thức khác nhau về CCN và trong giai đoạn đầu cũng tương tự như các CLN ở Việt Nam hiện nay tuy tên gọi có thể khác nhau. Tại Việt Nam đã hình thành nhiều CLN nhưng chưa được thống kê, nghiên cứu đầy đủ.
Từ các kinh nghiệm trong và ngoài nước có thể rút ra 6 bài học kinh nghiệm cho Hà Nội đối với việc phát triển CLN, bởi nó có những đóng góp tích cực cho phát triển tổng hợp nông thôn theo vùng, giúp khai thác tối ưu nguồn lực tại chỗ góp phần cải thiện và thực thi chính sách địa phương. Để quản lý phát triển các CLN thì trước hết Thành phố cần coi đây là một thực thể khách quan tự hình thành, phát triển và có thể chuyển hóa sang những dạng hiện đại hơn. Đề hạn chế sự hình thành và phát triển tự phát thì cần có quy hoạch phát triển CLN theo vùng và có những chính sách đồng bộ, đa ngành để hỗ trợ các CLN theo đúng tính chất của nó.
Nữ doanh nhân Hoàng Hường được công an mời lên làm việc sau một số phát ngôn gây sốc như gọi một số người làm dịch vụ là "ăn xin" hay gọi mèn mén là "cám lợn".
Chiều 23/3, tại phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa (Hà Nội). Đảng ủy Khối Doanh nghiệp thuộc Đảng bộ Quận Đống Đa long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Chi bộ Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển.
Trong lúc ghi hình, tác nghiệp tại cơ sở Nhà máy giấy Thuận Phát, đóng tại địa bàn xã Tú Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, nhóm phóng viên của Báo NTNN/điện tử Dân Việt đã bị một nhóm đối tượng tự xưng là giám đốc và bảo vệ của nhà máy, hành hung ngay trước mặt cơ quan chức năng.
Vừa qua, các nhà nghiên cứu tại ThreatFabric đã phát hiện ra một biến thể mới của phần mềm độc hại Xenomorph, có thể đánh cắp thông tin đăng nhập của 400 ngân hàng.
Trong vài năm trở lại đây, Hải Phòng ghi nhận nhu cầu ngày càng lớn về đào tạo chất lượng cao. Nắm bắt xu thế và tiềm năng phát triển, Global Talent sẽ triển khai mở rộng thị trường giáo dục tại thành phố này trong thời gian tới.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 diễn ra nhân dịp kỷ niệm 48 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 – 10/3/2023), tại Lễ hội này Triển lãm, trưng bày và hội thi Sinh vật cảnh diễn ra từ ngày 7 -15/3/2023 vinh dự được trở thành một trong những chương trình chính của Lễ hội. Đây là niềm mong đợi của tập thể Hội Sinh vật cảnh tỉnh trong hơn 8 lần tham gia triển lãm.
Trần Mạnh Thường, sinh năm 1936 ở vùng quê quê nghèo gió Lào và cát trắng Quảng Bình, nhưng lại gắn bó với mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến đến gần cả đời người.
TS. Đặng Vũ Cảnh Linh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Thanh niên – Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho rằng, thanh niên là những người đi đầu, tạo nên thành công của Cách mạng công nghiệp 4.0.