Mục tiêu xuyên suốt trong quá trình hoạt động của Hội Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam được xác định với hướng đi rõ ràng, nhằm tập hợp đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia và các chủ thể sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn là góp phần xây dựng nền “Nông nghiệp sinh thái – bền vững, Nông thôn hiện đại – Đáng sống, Nông dân chuyên nghiệp – văn minh”.
Cụ thể, PHANO đã tập hợp và phát triển mạng lưới chuyên gia rộng khắp trong toàn quốc: Hội tổ chức các nhóm làm việc với các nhà khoa học và chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhằm tạo ra một mạng lưới tích cực, giúp chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm; Hội luôn khuyến khích các nhà nghiên cứu, giảng viên và những người có kinh nghiệm thực tiễn tham gia vào các hoạt động của Hội, từ đó tạo ra sự kết nối giữa lý thuyết và thực tế; Tổ chức các chương trình nghiên cứu về nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao để sản xuất nông nghiệp bền vững, từ đó đề xuất các giải pháp khả thi cho thực tiễn sản xuất; Hỗ trợ triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái tại các địa phương, nhằm chứng minh và lan tỏa hiệu quả của các phương pháp sản xuất bền vững đến nông dân; Tiến hành các khóa đào tạo nhằm trang bị cho nông dân những kỹ năng cần thiết trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, như kỹ thuật canh tác hữu cơ, sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý nông nghiệp, và phát triển thương hiệu sản phẩm; Tổ chức các chương trình tập huấn cho cán bộ, nhân viên của các đơn vị liên quan nhằm thúc đẩy sự phối hợp giữa các bên và tăng cường kiến thức về phát triển nông thôn; Tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của nông nghiệp sinh thái và lợi ích của việc áp dụng các thực hành sản xuất bền vững. Hội cũng tham gia thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, có trách nhiệm và bền vững đến 2030 thông qua các hoạt động đào tạo tăng cường năng lực cho các cán bộ và chủ thể địa phương về phối hợp chuyển đổi nông nghiệp sinh thái với thực hành chế độ ăn lành mạnh bền vững.
Đồng thời, PHANO cũng luôn quan tâm tạo không gian cho nông dân và các chủ thể liên quan trao đổi, thảo luận về các vấn đề nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đó gắn kết các thành phần trong chuỗi giá trị. Tạo dựng các mối liên kết giữa các viện nghiên cứu, trường học và nông dân để đảm bảo rằng những kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Tìm kiếm cơ hội hợp tác với các tổ chức quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật và duy trì nguồn hỗ trợ cho các hoạt động phát triển nông nghiệp bền vững. Định kỳ đánh giá các chương trình và hoạt động của Hội để điều chỉnh, cải thiện nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu của nông dân và phát triển bền vững trong nông nghiệp. Thu thập ý kiến và phản hồi từ nông dân và các bên liên quan để điều chỉnh các phương pháp hoạt động của Hội, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả trong thực tiễn.
NHỮNG KẾT QUẢ NỐI BẬT
Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ Nội vụ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (PTNT), Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam cùng với các đơn vị thành viên sẽ tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được trong những năm trước. Hội đã tích cực phối hợp với các cục, vụ, viện, trường học và các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, cũng như các địa phương và các tổ chức, cá nhân có năng lực, nhằm triển khai nhiều hoạt động quan trọng.
Các hoạt động của Hội bao gồm: nghiên cứu khoa học, phản biện chính sách, tổ chức hội thảo chuyên ngành, xuất bản sách và tạp chí khoa học, thúc đẩy hợp tác quốc tế và giao lưu hữu nghị. Bên cạnh đó, Hội cũng đẩy mạnh hoạt động đào tạo, tập huấn, tư vấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cũng như thông tin tuyên truyền và phổ biến kiến thức chuyên ngành.
Một phần quan trọng của công tác Hội là tham gia tư vấn và phản biện, góp ý xây dựng các dự thảo chính sách liên quan đến ngành Nông nghiệp và PTNT. Trong năm tới, PHANO sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức các hội thảo chuyên ngành và tăng cường hợp tác quốc tế. Hội cũng chú trọng tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, phù hợp với nhu cầu và thực tiễn của ngành.
Bên cạnh đó, Hội sẽ tích cực phổ biến kiến thức và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho cán bộ, hội viên và nông dân. Sự phối hợp với ngành Nông nghiệp và PTNT ở Trung ương và các địa phương trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, như xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, và chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững, cũng sẽ được đặc biệt chú trọng.
Hội đã tích cực tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội; Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật; Tham gia các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội, tổ chức tập huấn theo quy định của pháp luật; Tham gia ý kiến vào dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội; kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan tới sự phát triển và lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật; Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội theo quy định của pháp luật.
Hội đã làm tốt công tác phối hợp với Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn - Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội trong triển khai nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, sản phẩm OCOP, bảo tồn làng nghề. Phối hợp với Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT cùng các Bộ, Ban ngành có liên quan trong việc xây dựng chính sách về: Kinh tế tập thể, hợp tác xã và liên kết theo chuỗi trong nông nghiệp; Trang trại nông nghiệp và kinh tế hộ gia đình; Diêm nghiệp; Cơ điện nông nghiệp; phát triển ngành nghề nông thôn; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Định canh, bố trí ổn định dân cư, di dân tái định cư, Giảm nghèo, an sinh xã hội nông thôn; Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững; Chương trình “Không còn nạn đói” ở Việt Nam; Tổ chức Festival Bảo tồn làng nghề Việt Nam 2023; Sơ kết chương trình không còn nạn đói năm 2023; Tổng kết 20 năm ngành Kinh tế Hợp tác và PTNT.
Hội phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội hàng năm tổ chức các Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các vùng miền, Festival sản phẩm Nông nghiệp và Làng nghề…, Ngoài ra, Hội còn phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội thảo “Nông nghiệp thông minh, định hướng và giải pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021”; Hội thảo “Phát triển Hoa cây cảnh ngành kinh tế sinh thái trong cây dựng Nông thôn mới và Đô thị văn minh năm 2023”. Năm 2024, Hội phối hợp với Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội tổ chức: Lễ hội Hoa đào, quất cảnh; Lễ hội Sen, Festival Sinh Vật Cảnh Hà Nội lần thứ nhất; Hội thi Sinh Vật Cảnh Hà Nội mở rộng; Hội thi sản phẩm làng nghề; Festival sản phẩm Nông nghiệp và làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đặc biệt, trong năm 2024, Hội được UBND thành phố Hà Nội giao xây dựng đề án “Phát triển Nông nghiệp đô thị Hà Nội”.
Nhiệm vụ phối hợp với các tổ chức nước ngoài: Nhóm trao đổi công nghệ - GRET (Pháp): Phụ trách phát triển Mạng lưới nông nghiệp sinh thái Đông Nam Á (ALiSEA) tại Viêt Nam với vai trò Thư ký Quốc Gia; Phát triển mối quan hệ đối tác với hơn 50 tổ chức thành viên trong mạng lưới; Tham gia và đóng góp thúc đẩy chuyển đổi Nông nghiệp sinh thái và Chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, bền vững: các khóa đào tạo, hội thảo; Phụ trách hoạt động truyền thông: bài viết, bài báo, sản phẩm truyền thông khác để tăng hiện diện về chuyển đổi Nông nghiệp sinh thái…Trong đó cụ thể là các hoạt động về đào tạo, tập huấn, tổ chức các hội thảo như PHANO phối hợp tổ chức khóa học tập về truyền thông trong nông nghiệp cho 12 thành viên của mạng lưới tại tỉnh Đồng Tháp, tháng 3 năm 2024; đã tham gia Đại hội cấp khu vực tại cố đô Luong Prabang, CHDCND Lào, tháng 3, 4 năm 2024. PHANO tham gia và đóng góp cho sự thành công của Hội thảo Tham vấn chính sách Nông nghiệp sinh thái trong bối cảnh ASEAN do Tổ chức Nông lâm lương thực liên hợp quốc - FAO, Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp phát triển quốc tế của Pháp - CIRAD, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn - IPSARD được tổ chức vào tháng 6 năm 2024 tại Hà Nội.
PHANO đã phối hợp với các Viện nghiên cứu, tổ chức, Phối hợp tổ chức chương trình thăm quan học thực tế cho thành viên của mang lưới (17 đại biểu) tại tỉnh Sơn La, tháng 10 năm 2024, Chương trình nâng cao nhận thức cho Nhà báo về Nông nghiệp sinh thái tại hai tỉnh Sơn La và Điện biên, có sự tham gia của 13 nhà báo, đã được tổ chức vào tháng 11, 2024; cùng với các tổ chức Hội đồng thành viên Mạng lười ALiSEA, Gret đã tổ chức Đại hội Quốc gia Mạng lưới ALiSEA tại Hà Nội diễn ra ngày 13 tháng 11 năm 2024. Bên canh đó, Hội PHANO tích cực tham gia các công tác Nâng cao năng lực và trao đổi giữa các cán bộ truyền thông của mạng lưới ALiSEA; Thực hiện hoạt động sản xuất tri thức liên quan đến sự tham gia của Người trẻ trong nông nghiệp sinh thái khu vực phía Bắc, Việt Nam; Phối hợp tổ chức các buổi chia sẻ học tập về Nông nghiệp sinh thái trực tuyến cho thành viên ALiSEA và Cộng đồng. Thêm nữa, đại diện Hội cũng tham gia các hội thảo, diễn đàn về Thúc đẩy chuyển đổi Nông nghiệp sinh thái và Hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, có trách nhiệm, bền vững cấp quốc gia và quốc tế tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ tham vấn dự án Thúc đẩy chuyển đổi Nông nghiệp sinh thái -APP do cơ quan Phát triển và Hợp tác Thụy Sĩ - SDC hỗ trợ (giai đoạn 2025 -2028), PHANO thực hiện các nhiệm vụ: Phụ trách đối tác, cố vấn kỹ thuật, nhân sự; Phụ trách chiến lược thực hiện dự án; Tiếp tục phụ trách Thư ký quốc gia và cố vấn cho Mạng lưới ALiSEA (một phần dự án APP)
Ngoài ra, Hội đã trực tiếp triển khai một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ như: Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể "Hành Võng Xuyên" của xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội; Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Trứng vịt Phụng Thượng” của xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội; Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể "Rau an toàn Thanh Đa" của xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội; Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận bưởi Thạch Thất của Huyện Thạch Thất, TP Hà Nội với Sở KHCN TP Hà nội; Nhiệm vụ Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Quả tươi Hữu Lũng cho sản phẩm quả tươi của huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn với Sở KHCN Lạng sơn. PHANO cam kết sẽ nỗ lực không ngừng để góp phần vào sự phát triển bền vững của nông thôn Việt Nam trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và đổi mới.
ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC NĂM 2025
Những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm của Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam trong năm 2025 nhằm phát huy truyền thống và tích cực đồng hành trong “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Về nhiệm vụ, PHANO sẽ tiếp tục phát huy những kết quả tích cục của Hội trong năm 2024 và những năm trước để đẩy mạnh các hoạt động: (1) Nghiên cứu và phản biện chính sách: Tích cực tham gia vào quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách liên quan đến nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhằm bảo đảm sự phù hợp và hiệu quả trong thực tiễn; (2) Đào tạo và nâng cao năng lực: Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, hội viên, nông dân và các tổ chức liên quan; (3) Hợp tác quốc tế: Tăng cường hợp tác với các tổ chức nước ngoài trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học phát triển nông nghiệp, nông thôn và chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm, nhằm học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm; (4) Tuyên truyền và phổ biến kiến thức: Đẩy mạnh hoạt động thông tin và tuyên truyền về các chính sách, kiến thức khoa học kỹ thuật, cũng như các chủ trương phát triển nông thôn; (5) Chuyển giao công nghệ: Tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm và chuyển giao công nghệ mới, thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn và hệ thống lương thực thực phẩm; (6) Phối hợp thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và kế hoạch hành động quốc gia: Hợp tác với các ngành liên quan trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như xây dựng nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo, Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm.
Cùng với đó, PHANO cũng sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy hiệu quả công tác: (1) Xây dựng mạng lưới hợp tác: Tạo lập và phát triển các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức và cá nhân có liên quan để mở rộng phạm vi hoạt động và tăng cường hiệu quả công tác; (2) Tăng cường năng lực nội bộ: Đầu tư vào việc nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên của Hội, bao gồm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và kỹ năng quản lý; (3) Tổ chức hội thảo và diễn đàn chuyên ngành: Tổ chức các sự kiện, hội thảo trong nước và khu vực để trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và phản biện các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và hệ thống lương thực thực phẩm; (4) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin: Sử dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, truyền thông và chia sẻ thông tin với cộng đồng và các tổ chức liên quan; (5) Giám sát và đánh giá hoạt động: Thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá định kỳ các hoạt động của Hội, từ đó điều chỉnh và cải thiện kịp thời các chương trình, dự án.
Đặc biệt, trong năm 2025, Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam tiến hành Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030. Từ đó, đặt ra nhiệm vụ trong tâm trong năm 2025 và những năm tiếp theo là “Kiện toàn tổ chức - Đổi mới nội dung phương thức hoạt động - Nâng cao hiệu quả xã hội thiết thực”.
- Rà soát cơ cấu tổ chức: Đánh giá lại cơ cấu tổ chức của Hội để bảo đảm tính linh hoạt và đáp ứng được các yêu cầu mới trong giai đoạn phát triển. Bổ sung hoàn thiện quy chế hoạt động: Cập nhật và điều chỉnh quy chế hoạt động của các chi nhánh, tổ chức thành viên để phù hợp hơn với thực tiễn và nhu cầu của hội viên. Nâng cao năng lực cán bộ: Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý, nhằm nâng cao năng lực và kỹ năng quản lý điều hành.
- Đổi mới nội dung phương thức hoạt động: Thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng - Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, đồng thời tạo điều kiện để các kết quả nghiên cứu được chuyển giao vào thực tiễn sản xuất. Đổi mới hình thức tổ chức hội thảo, tọa đàm - Tổ chức các chương trình hội thảo, tọa đàm trực tuyến và offline, tạo điều kiện cho hội viên chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và phản biện các vấn đề lớn trong ngành nông nghiệp. Khuyến khích sáng tạo và khởi nghiệp - Tạo môi trường thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức khởi nghiệp trong nông nghiệp, thông qua các chương trình hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và kết nối mạng lưới.
- Nâng cao hiệu quả xã hội thiết thực: Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ và kiến thức - Tổ chức các chương trình chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cho nông dân và các tổ chức sản xuất, giúp họ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Tăng cường công tác tư vấn cho nông dân - Cung cấp thông tin, hướng dẫn cho nông dân về chính sách, thị trường, kỹ thuật sản xuất và các vấn đề xã hội liên quan đến nông nghiệp. Xây dựng các chương trình hỗ trợ cộng đồng - Thực hiện các dự án hỗ trợ nông dân nghèo, vùng sâu, vùng xa nhằm cải thiện đời sống và điều kiện sản xuất, góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng. Tăng cường truyền thông về hoạt động của Hội - Sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại để quảng bá về các hoạt động của Hội, thu hút sự quan tâm và tham gia của hội viên và cộng đồng. Kết nối với các tổ chức trong và ngoài nước - Phát triển mạng lưới hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, nhằm tăng cường các nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu và phát triển nông thôn.
Thông qua những nhiệm vụ và giải pháp này, Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam sẽ có thể hoàn thành mục tiêu “Kiện toàn tổ chức - Đổi mới nội dung phương thức hoạt động - Nâng cao hiệu quả xã hội thiết thực”, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong bối cảnh hiện đại./.