Tham dự Hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học và đại biểu từ các đơn vị: Viện KHNN Việt Nam; Viện Dinh dưỡng quốc gia; Viện Nghiên cứu Rau quả; Viện Thổ Nhưỡng Nông hóa; Viện Chăn nuôi; Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, cùng các tổ chức trong nước và quốc tế khác tham dự.
Đây là Hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án: “Xây dựng cơ sở dữ liệu về thành phần nông sản thực phẩm của Việt Nam” do Chính phủ Hàn Quốc thông qua Cục Quản lý Phát triển Nông thôn Hàn Quốc (Mạng lưới Sáng kiến Hợp tác Nông nghiệp và Lương thực Châu Á (AFACI) tài trợ.
Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Đào Thế Anh, Phó giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam thông tin, Việt Nam và Hàn Quốc đã hợp tác sâu rộng trong nhiều năm qua, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Viện KHNN Việt nam là một trong những đối tác lớn của Chính phủ Hàn Quốc trong việc triển khai thực hiện các dự án về lĩnh vực nông nghiệp.
“Chính phủ Hàn Quốc thông qua Cục Quản lý Phát triển Nông thôn, đã hỗ trợ Việt Nam thông qua VAAS gồm các chương trình dự án như: KOPIA; AFACI; KOIKA…Trong đó, Dự án: Xây dựng cơ sở dữ liệu về thành phần nông sản thực phẩm của Việt Nam, đã được Chính phủ Hàn Quốc tài trợ không hoàn lại cho Việt nam trong 03 năm với tổng kinh phí 90.000 USD, với mong muốn giúp cho Việt Nam có được Bộ dữ liệu quốc gia tốt hơn về thành phần nông sản thực phẩm…”, PGS.TS Đào Thế Anh cho biết.
Phó giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam nhấn mạnh, mục tiêu của Dự án góp phần đóng góp cơ sở dữ liệu cho quá trình lập chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của quốc gia, đặc biệt trong việc hỗ trợ cho hệ thống thực phẩm được đảm bảo và cân bằng dinh dưỡng.
Tại Hội thảo các chuyên gia, nhà khoa học và đại biểu đã tập trung thảo luận góp ý những nội dung liên quan đến các góc cạnh của Dự án. Việt Nam đã ban hành Bảng thành phần thực phẩm (Food Composition Table). Đây là một công cụ quan trọng cho những người làm công tác dinh dưỡng trong điều tra và xây dựng khẩu phần, phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy, hoạch định chính sách và kế hoạch phát triển sản xuất thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng người tiêu dùng trong việc lựa chọn thực phẩm phù hợp với tình hình sức khoẻ. Tuy nhiên, số liệu của bảng này không được cập nhật liên tục và chưa nhiều (600 mẫu được phân tích).
Đồng thời khẳng định, kết quả của dự án sẽ đóng góp vào việc giải quyết vấn đề thiếu dinh dưỡng trong cộng đồng, cải thiện thể trạng và sức khỏe người dân cũng như đóng góp đáng kể vào việc hoàn thành mục tiêu quốc gia không còn nạn đói. Bên cạnh đó, dự án sẽ phù hợp với các chương trình, dự án của ngành nông nghiệp như đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình OCOP, chương trình xây dựng NTM vì qua Cơ sở dữ liệu thành phần dinh dưỡng trong nông sản thực phẩm của Việt Nam sẽ giúp Việt Nam quy hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường, giúp quá trình công bố chất lượng và đăng ký thương hiệu sản phẩm,…
Tai Hội thảo các chuyên gia cũng đã dành nhiều thời gian để đưa ra các khuyến nghị về phương pháp chọn giống, canh tác, bảo quản, vận chuyển, chế biến và sử dụng nông sản thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng, an toàn, lành mạnh và bền vững…!
Dưới đây là một số hình ảnh tại Hội thảo:
Đang cập nhật!