Ngân hàng Thế giới hợp tác và hỗ trợ Việt Nam trong đảm bảo an ninh nguồn nước

Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có ở vị thế thuận lợi để tăng trưởng kinh tế sức mạnh này được củng cố bởi dân số trên 680 triệu người, tạo khả năng hấp dẫn cho đầu tư kinh doanh và đưa khu vực trở thành thế lực kinh tế lớn. Tuy nhiên, các quốc gia khu vực đang phải đối mặt với sự khác biệt đáng kể về cơ sở hạ tầng và vấn đề đáng quan ngại là Biến đổi khí hậu (BĐKH).

BĐKH là một thách thức lớn với 86% lượng nước thải không qua xử lý và 85% tổng năng lượng cung cấp từ các nguồn không tái tạo. Tình trạng thiếu nước sinh hoạt khiến trên hơn 1/3 dân số khu vực phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm.

Là một tổ chức tài chính quốc tế lớn thuộc Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giớí (W.B) chịu trách nhiệm cung ứng khoản vay và hỗ trợ không hoàn lại cho phủ Chính phủ các nước đang phát triển trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Tài nguyên nước của mỗi quốc gia là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế-xã hội. Bảo vệ an ninh nguồn nước là trọng tâm để các quốc gia đạt được mục tiêu SDGs. Từ vai trò hợp tác và hỗ trợ của WB trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thiên niên kỷ, bài viết tổng hợp những nét nổi bật về tài nguyên nước và tổ chức W.B trong thực hiện mục tiêu chương trình toàn cầu về an ninh nguồn nước và vệ sinh (GWSP) tại Việt Nam.

An ninh nguồn nước, sự sống còn của nhân loại

BĐKH diễn ra khốc liệt khiến nguy cơ mất an ninh nguồn nước ngày càng cấp bách. Trước thềm Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), bảo đảm an ninh nguồn nước đã trở thành mệnh lệnh của sự tồn vong. Với chủ đề: “Nước là sự sống, là thực phẩm”, Ngày Lương thực thế giới hằng năm đã hướng tới không để một ai bị bỏ lại ở phía sau”.

Thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nước sạch chưa từng có, đi cùng hệ lụy của biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo Tổ chức Sông ngòi Thế giới (WRI,) khoảng ½ nhân loại đang trong tình trạng “căng thẳng về nước sạch”. Tình trạng này ngày càng tồi tệ hơn. Chính phủ nhiều nước đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp tại những nơi khan hiếm với nguy cơ thiếu nước. Khan hiếm nước đã ảnh hưởng đến 11% dân số Liên minh châu Âu (EU); tại khu vực Nam Á, hơn 74% dân số trong cảnh thiếu nước; ở Trung Đông và Bắc Phi, con số này đã lên tới 83%. Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) khẳng định: Tài nguyên nước là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế-xã hội. Bảo vệ an ninh hay gìn giữ tài nguyên nước là trọng tâm để các quốc gia đạt được mục tiêu trong Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững (SDGs).

Thực trạng tài nguyên nước, việc quản lý toàn cầu và ở Việt Nam

Trên hành tinh loài người đang sống, nước bao phủ khoảng 71% bề mặt Trái đất, nhưng chỉ có 2,5% là nước ngọt, thích hợp cho cuộc sống và sử dụng trong sản xuất công-nông nghiệp. Riêng nước dùng vào sản xuất nông nghiệp chiếm tới 72%. Dự báo phân bổ nước của Mạng lưới sông ngòi Thế giới (WRI) đã thể hiện với 60% số cây trồng cần tưới tiêu đang bị đe dọa căng thẳng về nước, nhiều hồ chứa nước ngọt, sông suối dần cạn kiệt, nguồn nước ngầm đang suy giảm rất nhanh.

Trong khi sử dụng còn lãng phí, lượng nước ngọt lại bị suy giảm nhanh do quản lý kém, khai thác nước ngầm quá mức, tình trạng ô nhiễm tràn lan, BĐKH và sự cạnh tranh gia tăng để giành giật nguồn tài nguyên vô giá này.

Trên 80% lượng nước Thế giới được thải ra môi trường không qua xử lý hoặc tái sử dụng. Lãng phí, bất câp sử dụng tài nguyên trong sản xuất và sinh hoạt khiến nhân loại đã phải trả giá đắt. Thay đổi nhận thức, từ cá nhân đến định chế quản trị vĩ mô là điểm mấu chốt để chuyển đổi thực trạng an ninh nguồn nước. Tổng Giám đốc FAO từng nhấn mạnh: Tất cả chúng ta phải ngừng coi nước là tài nguyên vô hạn, đây là trọng tâm để giải quyết thách thức. Trước mắt là phải hình thành các kế hoạch phối hợp ở cấp quốc gia và khu vực. Để bảo đảm an ninh nguồn nước, cần có cơ chế chính sách đồng bộ để nâng cao tính chủ động về nguồn nước, bảo đảm an toàn cấp nước cho những nhu cầu thiết yếu trong mọi tình huống, đặc biệt làn ở các đô thị lớn.

Việt Nam hiện có 3.450 sông, suối từ 10 km trở lên với tổng trữ lượng nước mặt đạt 830 - 840 tỷ m3; riêng các sông, suối xuyên biên giới chuyển vào lượng nước chiếm khoảng 63%. Tổng tài nguyên nước dưới đất cả nước chừng 91 tỷ m3, có thể khai thác 22,3 tỷ m3/năm (Tổng cục Thống kê 2021).

Ngoài hệ thống sông ngòi, cả nước có hơn 7.160 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích 70 tỷ m3 và lượng mưa trung bình hàng năm, tương đương 640 tỷ m3. Những năm đã qua, việc sử dụng còn nhiều lãng phí, tổng lượng nước sử dụng vào nông nghiệp chiếm hơn 80%, nhưng mỗi m3 nước chỉ tạo ra 2,37 USD GDP, thấp hơn nhiều lần mức trung bình toàn cầu là 19,42 USD.

an-ninh-nguon-nuoc-1717318055.png
Việt Nam đối mặt với thách thức về an ninh nguồn nước  (Ảnh: Báo Điện tử MT&CS)

Số đô thị cả nước đã lên tới 898 và đến năm 2030, tỷ lệ dân đô thị sẽ lên 45% dân số cả nước. Nhu cầu nước vào năm 2025 lên 120,4 tỷ m3. Con số tương ứng của năm 2030 là 121,5 m3 và đến 2050 là 130,9 tỷ m3. Sự gia tăng nhanh khiến nhiều vấn đề liên quan đến nước thải và cấp nước sinh hoạt ngày càng trở nên cấp thiết. (Tổng cục Khí tượng Thủy văn 2021).

Lượng nước mặt phụ thuộc vào nguồn nước ngoại sinh, trong khi trữ lượng nước ngầm đang sụt giảm và nhiều diện tích rừng sinh thủy tự nhiên không còn cùng với nước mặt, nước ngầm bị ô nhiễm tác động của BĐKH khiến mặn xâm nhập khó lường cùng với thời tiết cực đoan, đã làm hạn hán kéo dài và mưa lũ ngày càng khủng khiếp.

Phân tích thực trạng, các nhà nghiên cứu cho rằng, nhiều vấn đề đe dọa an ninh nguồn nước xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan trong cả sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng như tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ nguồn nước, làm biến đổi dòng chảy, suy giảm diện tích đất rừng và nguồn sinh thủy.

Chịu ảnh hưởng bất lợi do lượng nước mặt phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước ngoại sinh. Khi các quốc gia vùng thượng nguồn đắp đập, ngăn dòng thì lập tức ảnh hưởng tới sinh kế của hàng triệu người dân. Về thách thức đối với an ninh nguồn nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từng cho biết, sự phụ thuộc vào lượng nước sản sinh từ bên ngoài chảy vào lãnh thổ là rất lớn. Nguồn nước phát sinh từ các quốc gia thượng nguồn như lưu vực sông Mê Công chiếm tới 90,1%, sông Hồng 38,5%, và sông Mã tới 27,1%. Kết quả nghiên cứu của Ủy hội sông Mê Công cho thấy, khi các công trình thủy điện hoàn thành đi vào vận hành sẽ gây tác động bất lợi rất lớn đối với Việt Nam, sinh kế người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có thể giảm tới 97% vào năm 2040.

Theo các nhà nghuiên cứu, thiếu quan tâm nâng cao hiệu quả sử dụng nước đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy-hải sản khiến giá thành sản phẩm tăng  cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa và lợi nhuận  của người sản xuất, ảnh hưởng nghiêm trọng đên đời sống xã hội.

BĐKH được cho là hiện tượng tự nhiên, là yếu tố khách quan, nhưng bản chất lại là do những việc làm thiếu thân thiện của con người, dẫn tới nước biển dâng cao, làm tình trạng xâm nhập mặn trở nên nặng nề và rừng bị khai thác bừa bãi, khiến cân bằng sinh thái bị phá vỡ, gây lũ lụt, sạt lở bất thường và giảm khả năng giữ nước...

Ngân hàng Thế giới đánh giá, Việt Nam là một trong 6 quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của BĐKH. Kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đã chỉ ra, nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m, khoảng 7,14% diện tích đất nông nghiệp, 28,67% diện tích đất ngập nước, 10,74% diện tích đô thị ở khu vực ĐBSCL và Đồng bằng sông Hồng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Tác động của BĐKH ngày một gia tang, thách thức an ninh nguồn nước ngày càng trở nên nghiêm trọng, phức tạp và khó lường. Từ thực tế diễn ra, lãnh đạo Nhà nước Việt Nam đã chú trọng và có những biện pháp mạnh để đảm bảo an ninh nguồn nước, hướng tới mục tiêu phát triển nguồn nước bền vững, giảm bất đồng về khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nước.

Ngân hàng Thế giới với hoạt động hỗ trợ-vấn đề rút ra qua các dự án

Với sự hợp tác chăt chẽ của Chính phủ, thời gian qua, W.B đã hỗ trợ xây dựng và hoàn thành 436 đập thủy lợi trên khắp mọi miền đất nước. Những đập nước được xây dựng đã giúp cải thiện điều kiện an toàn nhằm đối phó với các mối đe dọa của BĐKH và hiện tượng nóng lên toàn cầù, giúp trên 4,3 triệu người dân được bảo vệ trước nguy cơ vỡ đập.

Phân tích rủi ro, an toàn, thách thức và cơ hội sử dụng nguồn nước, giới nghiên cứu đã ghi nhận những điểm mạnh trong khung thể chế và pháp lý về an ninh dựa vào cách tiếp cận dựa trên rủi ro được quy định trong Luật an toàn về nước. Họ cũng đã gợi ra những lĩnh vực cần cải thiện về tổ chức thực hiện và khuyến nghị giải pháp đánh giá dựa trên rủi ro và quản lý truyền thống. Theo đó, những nỗ lực đảm bảo an ninh nguồn nước với sự hỗ trợ hiệu quả của Ngân hàng Thế giới (W.B) đã có nhiều tiến triển đáng kể.

Các nhà phân tích nhận xét, Quan hệ đối tác giữa Chính phủ Việt Nam và W.B đã được điều chỉnh và thích ứng với thách thức ngày càng phức tạp. Hành trình này đã trải dài từ quá trình phát triển tài nguyên nước phục vụ các thành phố, thị trấn đến cải tạo hệ thống thủy lợi nhằm thúc đẩy tăng trưởng đầu tư vào hoạt động quản lý nước thải đô thị, thoát nước, cấp nước nông thôn và phục hồi đê đập, tập trung vào chuyển đổi sang xây dựng khả năng phục hồi, đồng thời với giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH).

an-ninh-nguon-nuoc1-1717318056.png

Đập thủy lợi đã cải thiện điều kiện an toàn nhằm đối phó với BĐKH (Ảnh: Paul Smith/Ngân hàng Thế giới)

Trong chương trình đối tác an ninh Nước và Vệ sinh Toàn cầu (GWSP) của mục tiêu phát triển bền vững,(SDGs), BĐKH đã làm tình hình phát triển bền vững trở nên trầm trọng hơn bởi những rủi ro từ mực nước biển dâng cao, bão lớn, lũ lụt và nhiễm mặn cao.  Công tác quản lý nước trong nông nghiệp hiệu quả không như kỳ vọng đã góp phần làm tăng lượng phát thải nhà kính của đất nước. Theo W.B, thách thức quản lý nguồn nước đã biểu hiện rõ trên các măt hạn hán, lũ lụt và ô nhiễm môi trường. Tình trạng căng thẳng về nước trong mùa khô ở các lưu vực sông chính, nơi cung cấp 80% GDP của cả nước, được dự đoán sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những thập kỷ tới. Cùng với lũ lụt rủi ro chi phí ngày càng gia tăng, ô nhiễm môi trường với mức giảm ước tính 3,5% GDP/năm, đã đẩy tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giảm tới 6%/. Nếu không có những bước đi quyết liệt, nguồn nước có thể sẽ là một trở ngại lớn để thúc đẩy tăng trưởng nhằm hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước phát triển có mức thu nhập cao vào năm 2945.

Trong nghiên cứu, hướng tới hệ thống nước thích ứng, sạch và an toàn W.B đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng và thực hiện các khuyến nghị về thể chế, cơ sở hạ tầng, ưu đãi và công nghệ thông tin. Nghiên cứu hỗ trợ cung cấp phương tiện giúp tận dụng và tích hợp đổi mới vào hoạt động chính sách, mang tính linh hoạt nhằm thích ứng với tình trạng không ổn định trong ứng phó với các vấn đề mới và cấp bách cũng như thúc đẩy đối thoại giữa các Bộ ngành về an ninh nguồn nước. Trong đó, W,B đã nhấn mạnh cần tập trung sửa chữa và nâng cao tính an toàn của các hồ, đập.

Chương trình GWSP đã hỗ trợ xây dựng và thực thiện Quy hoạch Tổng thể Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, sửa đổi Luật Quốc gia về Tài nguyên nước cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho các giải pháp dựa vào Thiên nhiên để quản lý ngập lụt tổng hợp. Chương trình GWSP đã thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào công tác quản lý ô nhiễm nguồn nước và giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp. Ngành Nông nghiệp đóng góp tới 1/3 lượng phát thải khí nhà kính, những nỗ lực của ngành, sẽ tạo nền tảng cho chuyển sang mô hình nông nghiệp các-bon thấp của cả quốc gia. Chương trình GWSP đóng góp tích cực vào việc cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn nước trong nông nghiệp.

Thiết kế và thực hiện biện pháp nhằm nâng cao khả năng phục hồi của hệ thống nước nông thôn, đồng thời đóng góp vào kế hoạch phat triển bền vững trong các chương trình, dự án cho vay của Ngân hàng Thế giới. Đây là những việc làm cần thiết để giải quyết những thách thức liên quan đến nguồn nước tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Hoạt động phân tích và hợp tác trong các lĩnh vực này đã và sẽ tạo ra những tác động tích cực trong khu vực.

Dự án Mở rộng Quy mô Vệ sinh và Nước Sạch Nông thôn đã kết nối 1,2 triệu người với các hệ thống nước bền vững và xây dựng 288.000 điểm đấu nối nguồn cấp nước, giúp 4,2 triệu người ở hơn 700 xã tiếp cận được hệ thống vệ sinh toàn xã, đồng thời xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh hơn tại 300.000 hộ gia đình và 1.600 trường học.

Tương tự, dự án sửa chữa và nâng cao an toàn Đập đã cải thiện điều kiện an toàn của 436 đập thủy lợi nhằm trang bị khả năng đối phó với các mối đe dọa trong tương lai do tình trạng BGĐKH và hiện tượng nóng lên toàn cầu. Những nỗ lực của W.B đang bảo vệ 4,3 triệu người khỏi nguy cơ vỡ đập. Mặt khác, dự án Quản lý Chất thải và Rủi ro Ngập lụt tại Vĩnh Phúc cũng đã hướng đến cải thiện điều kiện sống tại khu đô thị, bảo vệ hơn 632.000 người khỏi nguy cơ ngập lụt và cải thiện các cơ sở vệ sinh cho 121.000 người dân.

Thay lời kết luận

Giữ vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội, nhưng an ninh nguồn nước ở Việt Nam đang bị đe dọa. Đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo, ban hành các chính sách nhằm cơ bản đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và đời sống, sinh hoạt của mọi người dân.

Với sự hợp tác và hỗ trợ hiệu quả của Ngân hàng Thế giới, thông qua những nỗ lực đảm bảo an ninh nguồn nước, Việt Nam đã có những tiến triển đáng kể trong những thập kỷ qua. Quan hệ đối tác giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đã được điều chỉnh và thích ứng với những thách thức phức tạp để thúc đẩy tăng trưởng cũng như đầu tư vào công tác quản lý nước thải, thoát nước, cấp nước nông thôn và phục hồi nhiều hồ đập. Hành trình này đang tập trung vào chuyển sang xây dựng khả năng phục hồi đồng thời với  giảm thiểu tác động của BĐKH, đã phát huy tác động tích cực.

Hy vọng từ quan hệ đối tác ngày càng bền chăt trong thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ, W.B sẽ tiếp tục hợp tác và hỗ trợ tích cực hơn, nhằm sớm đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có mức thu nhập cao./.