Tham dự buổi Tập huấn có đại diện Phòng Kinh tế hạ tầng, Phòng Nông nghiệp huyện Tiên Yên, đại diện đơn vị tư vấn, một số chuyên gia của Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam và các hộ nông dân, chủ thể trực tiếp nuôi tôm Sú, tôm Thẻ chân trắng tại 6 xã trên địa bàn huyện Tiên Yên.
Các chuyên gia cũng đã chia sẻ những kiến thức nâng cao năng lực cho các tác phân tham gia nhằm khai thác tối đa giá trị thương hiệu, nhãn hiệu tập thể Tôm Tiên Yên.
Báo cáo tại buổi tập huấn cho thấy, trong những năm qua, huyện Tiên Yên đã tích cực phát huy lợi thế nuôi trồng thủy sản, qua đó góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở một số xã trên địa bàn. Để hướng đi này hiệu quả, huyện đã thực hiện rất nhiều giải pháp, trong đó chú trọng áp dụng công nghệ, tạo vùng sản xuất tập trung, tìm thị trường, bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản...
Đại biểu tham dự Tập huấn
Cùng với phát triển thương hiệu gà Tiên Yên, việc nuôi trồng thủy sản, trong đó nổi bật là tôm thẻ chân trắng đã được Tiên Yên tập trung khai thác theo hướng mở rộng về quy mô và tăng cường đầu tư kỹ thuật. Hiện toàn huyện có trên 300 hộ nuôi tôm theo hướng công nghiệp, tập trung chủ yếu ở các xã: Đông Ngũ, Đông Hải, Hải Lạng và Đồng Rui.
Đến nay, một số vùng nuôi tôm công nghiệp thâm canh, bán thâm canh được người dân đầu tư các mô hình nuôi một cách hệ thống với nguồn vốn lớn. Trung bình 1ha nuôi tôm công nghiệp được người dân đầu tư khoảng từ 1,5-2 tỷ đồng, bao gồm: Cát lót nền, bạt, hệ thống ống cấp thoát nước, hệ thống điện, máy quạt nước... Bên cạnh đó, các hộ chủ động áp dụng những hình thức nuôi mới hiệu quả là nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn bằng công nghệ Biofloc.
Đại diện Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Tiên Yên phát biểu tại buổi Tập huấn
Bằng sự đầu tư bài bản, cùng với ứng dụng công nghệ cao, nên năng suất nuôi công nghiệp thâm canh của các hộ trên địa bàn tương đối cao, trung bình đạt từ 17-22 tấn/ha/vụ, có những ao nuôi đạt 30 tấn/ha/vụ. Từ kết quả này, huyện Tiên Yên đang khuyến khích các hộ nuôi tôm trên địa bàn áp dụng quy trình nuôi mới, qua đó phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp. Từng bước chuyển dần từ hình thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến sang nuôi thâm canh, bán thâm canh.
Giấy chứng nhận thương hiệu Tôm Tiên Yên
Trên cơ sở thế mạnh của địa phương và để tăng cường năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh liên kết để tạo ra giá trị gia tăng và phát triển bền vững, UBND huyện Tiên Yên đã phối hợp với các đơn vị tư vấn xây dựng hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu công nghiệp đổi với tôm Tiên Yên. Ngày 06/9/2022, Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 436821 bảo hộ nhãn hiệu Tôm Tiên Yên cho UBND huyện Tiên Yên (Quảng Ninh).
Bao bì đóng gói thương hiệu Tôm Tiên Yên
Tại buổi Tập huấn, đại diện Phòng Kinh tế hạ tầng, Phòng Nông nghiệp huyện Tiên Yên, đơn vị tư vấn và các chuyên gia của Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam đã chia sẻ những lợi ích thiết thực từ việc khai thác nhãn hiệu nông sản đã được bảo hộ.
Các chuyên gia cũng đã chia sẻ những kiến thức nâng cao năng lực cho các tác phân tham gia nhằm khai thác tối đa giá trị thương hiệu, nhãn hiệu tập thể Tôm Tiên Yên.
Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng kí thương hiệu Tôm Tiên Yên.