Đam mê nghề gốm
Khi bước vào xóm 7, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, Hưng Yên (giáp làng Bát Tràng, Gia Lâm, TP Hà Nội), thỉnh thoảng được nghe tiếng âm thanh lách cách hay tiếng vang lên từ những khối đất từ bàn tay hoa mỹ của các nghệ nhân nơi đây đã tạo nên một không khí vữa tĩnh nặng vừa nhộn nhịp. Những lò gốm đỏ lửa hối hả làm việc để đáp ứng đơn hàng, sản phẩm từ Xuân Quan ngày càng được biết đến không chỉ ở trong nước mà còn ra ngoài biên giới.
Mặc dù trải qua không ít thăng trầm của lịch sử cũng như biến động của thị trường, song, các làng nghề truyền thống nơi đây không chỉ được bảo tồn mà còn ngày càng khẳng định được tên tuổi và lan tỏa rộng rãi. Thương hiệu hàng gốm thủ công Xuân Quan, với các sản phẩm như liềm, lọ hoa, ấm trà, dụng cụ pha trà (trà cụ)… đã có chỗ đứng trên thương trường nhờ vào chất lượng và sự tinh tế, linh hoạt trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Quay trở lại với chàng trai say mê nghề gốm hay mọi người gọi với tên thân yêu là Chiến “Gốm” tên thật là Nguyễn Văn Chiến (sinh năm 1994), quê quán ở Cao Đức, Gia Bình (Bắc Ninh) nhưng lại được sinh ra và lớn lên tại Xuân Quan, Văn Giang (Hưng Yên).
Nghệ nhân trẻ Nguyễn Văn Chiến xuất thân trong một gia đình có truyền thống làm nghề gốm thủ công. Cha của anh là nghệ nhân Nguyễn Văn Chế - một thợ gốm thủ công nồi tiếng tài hoa với kỹ thuật tạo hình và làm men thượng thừa. Ông là người truyền lửa cho rất nhiều thế hệ theo nghề gốm thủ công. Ông Chế cũng chính là một học trò xuất sắc của bậc thầy trong nghề gốm - ông Căn "Thần Đất".
Anh Chiến “Gốm” chia sẻ, bản thân vào nghề gốm khi 8 tuổi, nay 31 tuổi, đã 23 gắn bó với nghề gốm. Xưởng gốm của anh chỉ thuê ít lao động bên ngoài mà chủ yếu là anh, em trong gia đình cùng làm ra một số loại sản phẩm gốm sứ đặc trưng được sản xuất bằng thủ công truyền thống được khách hàng tín nhiệm.
“Để có một sản phẩm gốm sứ tốt, mọi công đoạn đều rất quan trọng, từ việc chọn đất, gia công, vẽ đến nung. Những bí quyết truyền thống được truyền lại qua các thế hệ và phát triển phù hợp với từng sản phẩm, từ cách tôi chọn đồ nghề, đất, pha trộn men... đã tạo nên những sản phẩm đặc trưng, bền bỉ”, anh Chiến bộc bạch.
Không chạy theo trào lưu của thị trường, Chiến “Gốm” quyết tâm “ngược dòng" để kiên định với cách làm gốm thủ công. Ngày ngày người nghệ nhân trẻ miệt mài nặn, mài mê vuốt ve trên bàn xoay cũ kỹ mà do cơ chế thị trường đã ít dùng. Dùng bàn xoay, anh thoa sức sáng tạo với đất, miệt mài với những sản phẩm gốm của riêng mình.
Sự khác biệt trong các sản phẩm của Chiến “Gốm" còn đến từ sự khắt khe trong việc lựa chọn nguyên liệu. Từ chiếc ấm, chén cho đển các đụng cụ khác như khải, tổng đều được anh chế tắc dưa trên những sàn phẩm độc quyền. Có lẽ vì vậy mà cả Chiến “Gốm” và các sản phẩm của anh đều được nhiều người trong giới coi như "của hiếm".
Chia sẻ về dòng men Thiên Hà độc quyền, anh Chiến cho biết, đây là dòng men gốm đặc biệt, nổi bật với vẻ đẹp huyền ảo, tựa bầu trời đêm rực rỡ ánh sao được anh nghiên cứu và chế tác thành công vào năm 2021. Dòng men này là sự kết nợp nguyên liệu tự nhiên quý hiếm và kỹ thuật nung gốm cổ truyển, tạo ra lớp men huyền ảo và lạ mắt mà chỉ có ở lò gốm của Chiến “Gốm”.
Không chỉ đẹp về thẩm mỹ, men Thiên Hà trong thưởng trà lớp men giúp làm mềm nước, khử vị chát tự nhiên của trà, đồng thời làm nổi bật hương thơm tinh tế của từng loại trà, tạo nên một trải nghiệm thưởng trà trọn vẹn.
Người tinh vị khi thưởng trà bằng chén Thiên Hà sẽ thấy trà đỡ chát, kích hương, kích vị hơn. Đặc biệt với dòng trà sen của Việt Nam, lớp men từ chén có tác dụng làm cho hương của trà thêm sâu, vị của trà thêm đậm. Khi uống hết, hương của trà sẽ được lưu lại trên bề mặt gồ ghê, trong lòng chên với những lỗ nhỏ li ti của lớp men có chứa nhiều oxit sắt. Có thể đó là những yếu tố giúp hương vị của trà ẩn sâu trong chén, giúp chén lưu hương nhiều hơn.
Lưu giữ giá trị gốm Việt
Chính sự say mê lao động, với cách làm mang nhiều giá trị truyền thống và sự khác biệt đã giúp cho thương hiệu Chiến “Gốm” được định giá, định danh trong làng gốm.
Về đất Thạch Thố, loại đất này được khai thác ở vùng Trung Du của Việt Nam, có chất lượng tương đồng với đất tử sa của Trung Quốc (dùng làm ấm trà tử sa). Khi kết hợp đất Thạch Thố với đất sét và men Thiên Hà, chúng trở thành nguyên liệu chủ chốt tạo nên sự kỳ diệu của gốm sứ, mang lại các sản phẩm đa dạng và phong phú. Đây là điều không phải nghệ nhân nào cũng may mắn đạt được, vì rủi ro cao và đòi hỏi kỹ thuật tinh tế.
Anh Chiến cho biết, gốm sứ là sản phẩm truyền thống được tạo ra bởi bí quyết sản xuất và đòi hỏi kỹ năng, kỹ xảo cao. Thời xưa, các lò gốm thủ công tuyệt đối giấu nghề theo phương pháp cha truyền con nối. Đặc biệt, nước men để tráng lên đồ gốm là bí quyết của mỗi nhà lò và được gìn giữ như "tuyệt kỹ kungfu" vậy.
Tuy nhiên, quan điểm này không còn đúng trong bối cảnh hiện tại, đặc biệt là khi các sản phẩm gốm sứ trên thị trường không còn nhiều giá trị khi được sản xuất đại trà với quy mô công nghiệp.
Vì vậy, anh Chiến vẫn luôn đau đáu về việc gìn giữ nghề theo cách làm thủ công truyền thống. Anh dự tính sẽ tìm tối đa 3 người có đủ tài năng, tố chất, để đồng hành cùng anh trong việc tạo tác sản phẩm theo cách thủ công nhất có thể.
Anh Chiến cũng lo lắng về một ngày nào đó bài men Thiên Hà độc quyền bị thất truyền. Bởi, Chiến còn rất trẻ và bài men này cũng chưa được hoàn thiện ở mức cao.
Thời gian tới, Chiến sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát triển dòng men này. Chiến tin rằng đến một thời điểm nào đó, bài men sẽ còn có những biến thể đẹp hơn nữa, chất lượng hơn. Khi ấy, Chiến sẽ tập trung nhiều hơn đến việc trao truyền món nghề này.
Với tài năng thiên bẩm, sự tinh tế và trái tim rung cảm nghệ thuật tuyệt vời, người nghệ nhân trẻ sớm nhận thấy và lĩnh hội được những tinh túy mà cha ông ngàn năm đúc kết. Với anh, nghề gốm không phải con đường mưu cầu danh lợi hay vật chất mà là để thoa mãn khát vọng nhân lên những giá trị, những tinh hoa chất chứa hồn cốt bao đời.
Hiện tại, nghệ nhân Nguyễn Văn Chiến chỉ mong muốn bản thân có đủ sức khỏe để được tiếp tục làm nghề, bởi "nghề vuốt gốm là cuộc sống của anh, dù nhọc nhằn, nhưng anh vẫn sẽ giữ nghề, không thể bỏ được.
"Tôi muốn tạo nên những tác phẩm gốm tinh xảo hơn nữa để một ngày, trên các bàn trà cụ không chỉ ở Việt Nam mà ở các quốc gia khắp năm châu, bốn bể đều có dấu ấn của gốm Việt”, anh Chiến bộc bạch.