Đến dự buổi lễ có ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT - Bộ Nông nghiệp và PTNT; Ông Nguyễn Xuân Đại, Thành Ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội; Bà Lê Thị Phượng, Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch; Bà Cù Thị Minh, Phó Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch và Đại diện các phòng ban chức năng của Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch; Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội; Ông Ngọ Văn Ngôn, Phó Chánh Văn phòng Chuyên trách Văn phòng Điều phối Nông mới Hà Nội; Bà Vũ Hương, Giám đốc Trung tâm Khuyến Nông Hà Nội; Bà Huệ Mậu Nguyễn, Kế toán trưởng Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Nội; Ông Nguyễn Văn Thắng, nguyên Bí thư quận ủy Tây Hồ; GS.TSKH Trần Duy Quý, Chủ tịch Hội Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam; PGS, TS, Viện sĩ The Anh Dao, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; PGS.TS Đông Đặng Văn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương; Ông Nguyễn Việt Thắng, Phó Giám đốc Văn phòng đăng ký hoạt động và công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ; Ông Nguyễn Gia Thọ, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam, Chủ tịch Hội Sinh Vật Cảnh thành phố Hà Nội; Ông Nguyễn Gia Hiền, Phó Chủ tịch Hội Sinh Vật Cảnh thành phố Hà Nội; Lãnh đạo UBND xã Cộng Hoà; Ban lãnh đạo HTX Nông nghiệp Xứ Đoài; Tiến sĩ Lê Thành Ý, Phó Tổng biên tập Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam; Nhà báo Xuân Bân Vũ, Phó chủ tịch Hội đồng biên tập Tạp chí điện tử Nông thôn và Phát triển; Đại tá Nguyễn Thành Đô, Văn phòng Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; Đại tá, Tiến sĩ, NSND Nguyễn Thị Thu Hà - Đồng Chí Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật thực hành - Trường đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội; Tiến sĩ, Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Thị Thanh Ngoan, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Viện Kinh tế, Văn hóa và Nghệ thuật; Tiến sĩ Nguyễn Văn Giáp, Phó Khoa Thanh nhạc, Trường đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội; Nguyễn Thị Điệp, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Toàn cầu; Ông Nguyễn Thế Quang, Đại diện Thương hiệu Chay Đạo An; Nhà báo Nguyễn Tiến Dũng, Phó Tổng thư ký, Trưởng Văn phòng đại diện Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc và Nhóm tác giả của bức tranh kính chân dung Bác Hồ ghép từ hoa sen, cùng đông đảo nhân dân và du khách tham dự.
Ông Nguyễn Văn Chí (ảnh trên) - Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội, nêu rõ: Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), nhằm tôn vinh những giá trị nhiều mặt của cây sen trong đời sống vật chất và tinh thần của Việt gắn với hoạt động kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự kiện đã nhận được nhiều ý kiến ghi nhận đánh giá của các chuyên gia trong nước và quốc tế về nội dung hoạt động phong phú hấp dẫn; thu hút đa dạng các sản phẩm làng nghề tinh tế, chất lượng có nguồn gốc từ cây sen; khởi dậy những giá trị văn hóa và miền tự hào của nhân dân về hoa sen, biểu tượng cho nét đẹp tâm hồn thanh cao của người Việt. Nhắc tới hoa sen là nhắc tới Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ muôn vàn kinh yêu của Nhân dân Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa Thế giới.
Hiện nay, thành phố Hà Nội có khoảng trên 600 ha trồng sen gắn với các mô hình khai thác chuỗi giá trị từ hệ sinh thái kinh tế sen. Trong số hơn 2.700 sản phẩm OCOP, có 18 sản phẩm từ cây sen. Đặc biệt, sản phẩm “Khăn lụa tơ sen” của Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức là sản phẩm tiềm năng 5 sao và được các cơ quan Trung ương lựa chọn làm quà tặng cho khách quốc tế.
Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nhóm cây hoa, cây cảnh, trong đó có cây sen. Theo đó, Hà Nội sẽ chuyển đổi dần diện tích đất trũng, trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây sen tại các huyện: Quốc Oai, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Ứng Hòa. Bên cạnh việc đưa giống hoa sen mới, chất lượng cao vào sản xuất, Thành phố cũng tăng cường liên kết hình thức kinh tế hợp tác nông hộ với doanh nghiệp, hình thành các vùng sản xuất - tiêu thụ sản phẩm từ cây sen kết hợp du lịch sinh thái.
Theo định hướng này, Thành phố chú trọng việc ứng dụng công nghệ cao trong quá trình canh tác, chế biến sản phẩm từ cây sen và hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp tổ chức, cá nhân thực hiện mô hình chuyển đổi cây trồng năng suất thấp, kém hiệu quả, đất bỏ hoang lâu năm sang trồng sen đa giá trị. Mục tiêu là nâng cao giá trị và tính bền vững của sản phẩm nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Trong đó, sen được coi là cây trồng có giá trị kinh tế, mang nét văn hóa đặc sắc với tiềm năng cao thu hút khách du lịch đến với Thủ đô.
Cảm ơn Ban tổ chức Lễ Hội sen Hà Nội năm 2024, bà Lê Thị Phượng (ảnh trên), Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, nhấn mạnh: Tác phẩm giống như một bảo tàng về sen, gửi gắm biết bao tài năng, tâm huyết và sức sáng tạo tuyệt vời của các nghệ nhân và nghệ sỹ. Điều quan trọng hơn trong bức tranh là chúng ta cảm nhận được sự gặp gỡ thăng hoa tuyệt vời giữa nghệ thuật và hoa sen, với tình cảm yêu mến Bác Hồ. Kỳ công nghệ thuật này đã liên kết hàng nghìn đoá sen thành chân dung của Bác, hình tượng Bác lồng trong bóng hoa sen. Bác và hoa sen, tuy hai nhưng giống như là một. Bác Hồ kính yêu chính là đài hoa sen toả ngát hương đời.
Tác phẩm “Chân dung Bác Hồ” được ghép từ hoa sen trên kính cường lực tại Lễ hội Sen Hà Nội 2024 đã trở thành tâm điểm chú ý của công chúng. Bức tranh này có kích thước chiều rộng 1,70m x chiều dài 2,50m và được ghép từ 1.944 tấm ảnh hoa sen chụp từ các vùng miền. Trên bức tranh còn tích hợp mã QR Code chứa tư liệu giới thiệu về ý nghĩa của tác phẩm gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là một tác phẩm đầy ấn tượng và ý nghĩa, được trưng bày tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh để phục vụ nhân dân và du khách quốc tế tham quan và học tập. Lễ hội Sen Hà Nội 2024 không chỉ tôn vinh hoa sen mà còn thể hiện những giá trị văn hóa bền vững của dân tộc Việt Nam. Bức tranh kính chân dung Bác Hồ này đã được Nhà thư pháp Lê Thiên Lý đặt tên là “Thăng Long Kỳ Ảnh Vạn Sen” gắn với câu đối: "Mười vạn đóa sen nên ảnh Bác, dân Nam trăm triệu nhớ ơn Người.
Sau buổi lễ trao tặng và tiếp nhận bức tranh kính chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh là Chương trình nghệ thuật "Tình Sen" đặc sắc do Viện Kinh tế, Văn hóa và Nghệ thuật thực hiện chào mừng Lễ hội Sen Hà Nội 2024. Chương trình nghệ thuật đã thu hút được nhiều nghệ sĩ tên tuổi đến từ nhiều đoàn nghệ thuật tên tuổi trong và ngoài quân đội như: NSND Thanh Ngoan, NSƯT Hương Giang, NSƯT Ngọc Dung, Ca sĩ Văn Giáp, ca sĩ Sao mai Minh Thế, ca sĩ Sao mai Trịnh Núi, ca sĩ Mai Nguyễn Anh cùng các ca sĩ: Việt Dũng, Hoàng Hiệp, Anh Tuấn, Lê Khánh,Hoàng Phúc, Hải Yến, Như Quỳnh, Hoàng Liên, Bảo Châm, Hà My, Diễm Thanh, Tuyết Hà cùng vũ đoàn Mùa Xuân, MC Thùy Dương...
Lễ hội Sen Hà Nội 2024 diễn ra từ ngày 12-16/07/2024 với nhiều hoạt động đặc sắc, như: Hội thảo bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam; giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 với 100 gian hàng; Chương trình nghệ thuật "Mùa sen về nhớ Bác"; Chương trình nghệ thuật “Tình Sen”; Giao lưu văn hóa - nghệ thuật Hà Nội (Việt Nam) - Venezuela... |
Dưới đây là một số hình ảnh tại sự kiện