TS. Lê Thành Ý: Hướng tới phát thải ròng bằng không-triển vọng năng lượng Việt Nam qua đề xuất từ báo cáo hợp tác Việt Nam-Đan Mạch

04/06/2022 12:47

Trong quan hệ đối tác song phương, vào năm 2013, Việt Nam và Đan Mạch đã ký kết chương trình hợp tác nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh tế carbon thấp tại Việt Nam.  Theo đó, Cục Năng lượng Đan Mạch đã hợp tác với Bộ Công Thương Việt Nam thông qua Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam -Đan Mạch (DEPP).

Chương trình được triển khai từ năm 2013 đến năm 2017. tập trung vào phát triển carbon thấp trong lĩnh vực công nghiệp và tòa nhà (DEPPI).  Trong giai đoạn 2017-2020, chương trinh mở rộng bao trùm cả các lĩnh vực tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp, tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện và thiết lập mô hình kịch bản dài hạn cho ngành năng lượng(DEPPII).. Giai đoạn ba được triển khai từ năm 2021 đến 2025, bao gồm hoạt động thúc đẩy điện gió ngoài khơi và xây dựng các cơ chế khuyến khích nhằm cải thiện sử dụng năng lượng hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam(DEPPIII)..

 DEPP III tập trung vào thiết lập mô hình dài hạn cho ngành năng lượng với ấn phẩm Báo cáo Triển vọng Năng lượng được xuất bản định kỳ hai năm một lần. do Trung tâm Hợp tác toàn cầu của Cục Năng lượng Đan Mạch làm nòng cốt. Trung tâm hợp tác này có quan hệ hợp tác đối tác với 19 quốc gia trên thế giới;  nhóm  nước này chiếm trên 60% lượng phát thải CO₂ toàn cầu với mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm về thiết lập một hệ thống năng lượng đảm bảo cung cấp nguồn năng lượng tin cậy, năng lượng xanh và phát thải carbon thấp đồng thời với đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.

Trong khuôn khổ lễ công bố báo cáo Triển vọng năng lượng đối tác giữa  2 quốc gia lần thứ 3 năm 2021 (Vỉetnam Energy Oulook Report 2021) đã diễn ra nhiều sự kiện tọa đàm và trao đổi với khách mời là những chuyên gia, cố vấn và các nhà quản ký nổi tiếng nhằm chia sẻ các phát hiện chính và khuyến nghị chính sách ; chia sẻ kinh nghiệm về chính sách giúp hạ giá thành, xu hướng phát triển và ảnh hưởng của điện gió ngoài khơi thế giới đến Việt Nam,đồng thời trao đổi về những phát hiện và khuyến nghị chính trong Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2021

Lễ công bố Báo cáo do  Bộ Công Thương  Việt Nam và Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội đồng chủ trì, được tổ chức vào ngày 02 tháng 6 năm 2022, phóng viên Diễn đàn Nông thôn và Phát triển Việt Nam đã có bài viết phản ánh những nét bnổi bật về sự kiện này.

Mục tiêu phát thải ròng bằng không và triển vọng của Việt Nam,

Taị hội nghị Liên Hợp Quốc về BĐKH (COP 26) tháng 11 năm 2021 ở Glassgow , Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cam kết Việt Nam sẽ phấn đấu dưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đây là sự kiện đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng trong qúa trình phát triển đất nước.

Phân tích thực trạng kinh tế-xã hội Việt Nam những thập niên gần đây, các nhà nghiên cứu nhận thấy, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm và nền kinh tế đang phát triển với mức tiêu thụ năng lượng và lượng khí thải carbon gia tăng đáng kể;

Xu thế toàn cầu trong chuyển đổi xanh tạo thuận lợi để nhiều quốc gia có thể tách rời tiêu thụ năng lượng và phát triển kinh tế nhờ chuyển đổi hệ thống năng lượng sang năng lượng xanh và bền vững bằng cách đầu tư vào năng lượng tái tạo (NLTT) và phát triển công nghệ tiết kiệm năng lượng.

1q1-1654321518.png

Trao đổi về vấn đề này, tại lễ công bố  báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2021, Đại sứ Đan Mạch, Kim Højlund Christensen,cho biết“Việt Nam là đối tác quan trọng của Đan Mạch trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Đan Mạch rất vui được chia sẻ với các đối tác những bí quyết và giải pháp thực tiễn tốt nhất đã có để hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa tiềm năng to lớn về chuyển đổi xanh và cam kết chống lại biến đổi khí hậu(BĐKH) cũng như đạt mức phát thải ròng bằng không một cách hiệu quả và công bằng”. Do chuyển đổi xanh hiện là một ưu tiên và là nhu cầu hàng đầu, Báo cáo đã nhận được sự quan tâm và trao đổi rộng rãi của các nhà hoạch định chính sách và quản lý, các chuyên gia, tổ chức nghiên cứu và truyền thông.

Báo cáo cho thấy, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không vào năm 2050 với chi phí hiệu quả bằng cách điện khí hóa mạnh mẽ ngành công nghiệp và giao thông vận tải cùng với mở rộng công nghệ NLTT và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Với mục đích cung cấp thông tin có ích cho việc thực hiện Quy hoạch Phát triển Điện 8 (QHĐ8), Quy hoạch Tổng thể Năng lượng Quốc gia, Chiến lược BĐKH của Việt Nam cũng như các kế hoạch và chiến lược khác của chính phủ, Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2021 đã được xây dựng dựa trên nguồn số liệu chất lượng, sử dụng các mô hình cấp cao để tính toán các kịch bản phát triển, nhằm cung cấp các thông tin phù hợp với định hướng của Chính phủ Việt Nam về phát triển năng lượng bền vững gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường và an ninh năng lượng

Tổng Giám đốc Cơ quan năng lượng Đan Mạch (DEA), Kristoffer Böttzauw bày tỏ “Việt Nam đã đi được một chặng đường dài trong quá trình chuyển đổi xanh, được thể hiện qua cam kết đạt phát thải ròng bằng không của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại COP26. Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam được xây dựng trên cơ sở hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan năng lượng của 2 quốc gia, Đan Mạch mong muốn được chia sẻ để đạt được mục tiêu đúng thời hạn và với chi phí thấp nhất vì lợi ích của đất nước, người dân và đặc biệt là vì khí hậu toàn cầu.”

Điều quan trọng đối với quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam trong xu thế toàn cầu là với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam có thể đồng thời chuyển đổi hệ thống năng lượng của mình sang hệ thống năng lượng xanh và bền vững bằng cách đầu tư vào NLTT và công nghệ tiết kiệm năng lượng.

Để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 với chi phí thấp nhất, NLTT cần trở thành nguồn thay thế chính cho nhiên liệu hóa thạch. Theo những phân tích hiện nay, hệ thống điện cần đáp ứng trên 70% nhu cầu năng lượng cuối cùng bằng nguồn NLTT, Theo đó, vào năm 2050 công suất phát điện bao gồm cả công suất lưu trữ cần đạt là 2.200 GW. Công suất này bao gồm nguồn điện mặt trời chiếm 43% và điện gió 7%, Nguồn NLTT chủ yếu là mặt trời chiếm 75% và gió 21%. Đáp ứng yêu cầu phát triển phải tăng cường hơn nữa năng lực của lưới truyền tải điện. Theo các nhà phân tích, do không tốn chi phí nhiên liệu và với chi phí lũy kế chuyển đổi hệ thống năng lượng sang xanh tăng 10% trong giai đoạn 2020-2050, mục tiêu phát thải ròng bằng 0 là rất khả thi nhờ tổng chi phí chỉ cao hơn 10% so với kịch bản cơ sở. EOR21 gồm 5 kịch bản (cơ sở, điện xanh, giao thông xanh, ô nhiễm không khí và phát thải ròng bằng 0); Trong đó, kịch bản cơ sở là kịch bản thám chiếu, bao gồm các chính sách hiện hành và những nhà máy điện mới theo hợp đồng; còn kịch bản phát thải ròng bằng 0 được xác định bởi hạn mức carbon

Với mức phát thải đạt đỉnh vào năm 2035 để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và duy trì  mức tăng nhiệt độ dưới 2­0C, lượng khí phát thải phải trong giới hạn dưới 11 tỷ tấn . Nhằm thực hiện mục tiêu này, cần ngưng đưa vào vận hành các nhà náy nhiệt điện than mới và không có thêm nhà máy điện khí mới sau năm 2035.

Khi Việt Nam thực hiện được mục tiêu phát thải ròng bằng 0, an ninh năng lượng sẽ được tăng cường nhờ việc giảm nhập khẩu nhiên liệu. Kịch bản phát thải ròng bằng không đạt được nguồn cung bằng cách điện khí hóa các lĩnh vực sử dụng năng lượng cuối cùng hoàn toàn dựa vào NLTT và năng lượng sinh khối trong nước và ngành điện sẽ chuyển đổi xanh toàn bộ hệ thống với sản lượng điện cao hơn 2 lần so với kịch bản cơ sở.

Quá trình chuyển đổi xanh cần nhiều vốn đầu tư, năm 2050 có thể lên tới 167 tỷ USD,tương đương với 11% GDP; trong đó. đầu tư cho NLTT chiếm trên 63%  Nhu cầu này đòi hỏi VIệt Nam phảỉ có những biện pháp giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư và giảm giá điện cho người dùng cuối cùng. Việt Nam có tiềm năng điện gió ngoài khơi phong phú, song đến bay vẫn chưa có nhà máy nào được xây dựng và vận hành do liên quan đến nhiều quá trình còn bị vướng mắc.

 

Điện gió ngoài khơi  triển vọng đối với Việt Nam qua các diễn đàn trao đổi

Một thành phần quan trọng trong cơ cấu năng lượng tương lai ở Việt Nam là điện gió ngoài khơi. Từ QHĐ8, điện gió ngoài khơi đã mở ra ngành công nghiệp mới hoàn toàn khác với công nghệ điện gió gần bờ. Trên thực tế, điện gió ngoài khơi khác biệt so với điện gió gần bờ và được phân biệt bằng khoảng cách từ trang trại gió đến bờ, quy mô công suất và công nghệ. Nhờ tua bin gió có kích thước lớn và hiệu suất cao, vốn và chi phí vận hành thấp nên,giá thành điện gió ngoài khơi đã giảm trên toàn thế giới. Đây là động lực quan trọng cho sự phát triển nhanh chóng và rộng rãi của loại hình công nghệ điện gió trong tương lai.

1q2-1654321545.jpg

Điện gió ngoài khơi 

Từ năm 1991, khi đưa vào vận hành trang trại điện gió ngoài khơi đầu tiên trên thế giới, Đan Mạch đã trở thành nước tiên phong và dẫn đầu thế giới về năng lượng điện gió ngoài khơi, Ngày nay, quốc gia này đã đi đầu trong việc giảm chi phí. Gói thầu dự án điện gió ngoài khơi 1.000 MW hoàn thành vào cuối năm 2021 ở Đan Mạch đã thiết lập một kỷ lục mới về giá và cho thấy khả năng cạnh tranh của công nghệ điện gió ngoài khơi khi có các điều kiện pháp lý thuận lợi.

Tiếp theo lễ công bố Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2021, hội thảo “Ảnh hưởng của xu hướng giá thành điện gió ngoài khơi thế giới đến Việt Nam” đã được tổ chức cùng ngày với sự tham gia của đông đảo quan chức, chuyên gia trong ngành và khu vực tư nhân trong lĩnh vực năng lượng nhằm làm rõ khi nào ngành điện gió ngoài khơi Việt Nam có thể hưởng lợi từ xu hướng toàn cầu. Tại hội thảo lần này, Erik Kjær, cố vấn trưởng của Cục Năng lượng Đan Mạch, đã chia sẻ kinh nghiệm về việc xây dựng chính sách dài hạn và ổn định để giúp giảm giá thành điện gió ngoài khơi. Từ gói thầu cho trang trại điện gió công suất 1.000 MW ở Đan Mạch, Erik Kjær đã minh chứng điện gió ngoài khơi có thể cạnh tranh thành công với những công nghệ phát điện khác về giá mà không cần đến nguồn trợ cấp của chính phủ. Một số tập đoàn đầu tư phát triển điện gió toàn cầu có kinh nghiệm cũng chia sẻ góc nhìn của họ về định hướng phát triển phù hợp nhất cho Việt Nam.

Đối thoại minh bạch giữa các cơ quan chức năng và nhà đầu tư  trong chia sẻ rủi ro và xây dựng khung khổ pháp lý thuận lợi là bài học kinh nghiệm quý báu nhất từ Đan Mạch. Nếu không tạo được môi trường đầu tư cạnh tranh, Việt Nam sẽ khó có khả năng thu hút được những khoản đầu tư khổng lồ cần thiết cho phát triển điện gió ngoài khơi (Bộ Công Thương Việt Nam, Danish Energy Agency 2022) .

Triển vọng năng lượng Việt Nam qua các phát hiện và khuyến nghi chính sách cần làm

Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam (EOR21) đã cung cấp những luận cứ nhằm phát triển hệ thống năng lượng bao gồm cả những kịch bản để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng không.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và năng lượng gia tăng trong tương lai, đòi hỏi hệ thống năng lượng phải phát triển nhanh sẽ dẫn đến nhiều thách thức được đề cập trong các chủ đề của EOR21 với những phát hiện và khuyến nghị chủ yếu dưới đây:

1.Một hệ thống năng lượng đạt phát thải ròng bằng không với chi phí chỉ tăng thêm 10% so với kịch bản cơ sở là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên  cần phải hành động sớm để mức phát thải đạt đỉnh không muộn hơn năm 2035 nhằm tránh chi phí quá cao.

2.Để đạt được mức phát thải ròng bằng không với chi phí thấp, nguồn điện từ NLTT cần phải là nguồn thay thế chính nhiên liệu hóa thạch và hệ thống điện cần đáp ứng 70% nhu cầu năng lượng vào năm 2050.

3. Quá trình chuyển đổi xanh của hệ thống điện cần nhiều vốn với mức đầu tư hàng năm có thể lên đến 167 tỷ USD, tương đương với 11% GDP dự kiến của năm 2050. Chi phí hệ thống điện sẽ dịch chuyển theo hướng giảm chi phí nhiên liệu và tăng chi phí đầu tư. Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản khoảng 50% tổng chi phí hệ thống điện sẽ tăng lên đến 90% tổng chi phí trong kịch bản phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Do đó, việc tiếp cận được với các giải pháp tài chính có chi phí thấp là tối cần thiết.

4. Việt Nam cần ngừng quy hoạch xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới và cải tạo các nhà máy đang vận hành để tăng mức độ linh hoạt và hỗ trợ tích hợp hiệu quả hơn các nguồn NLTT. Ngoài ra, cần hạn chế xây mới các nhà máy nhiệt điện khí và khí hóa lỏng LNG

5. Để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không, hệ thống lưu trữ năng lượng đóng vai trò quan trọng. Pin lưu trữ hiện nay còn đắt đỏ và  tại Việt Nam các nhà máy thủy điện và nhiệt điện đang vận hành có thể cung cấp dịch vụ cân bằng cho hệ thống điện. Trong 10 năm tới, việc củng cố công suất truyền tải là thực sự cấp thiết, đặc biệt là để kết nối các nguồn NLTT tốt nhất. Nhiều nghiên cứu cho thấy chi phí truyền tải thực tế không quá tốn kém, tăng cường công suất truyền tải là việc cần làm, đây là công nghệ chín muồi nên cần được lựa chọn đầu tiên.

6, Điện hạt nhân chỉ có hiệu quả thực sự nếu việc triển khai điện NLTT, nhất là điện mặt trời bị hạn chế đáng kể. Nhiều phân tích đã chỉ ra, công nghệ điện hạt nhân hiện tại khó cạnh tranh được về chi phí so với việc áp dụng kết hợp nguồn điện mặt trời, điện gió, công nghệ lưu trữ và truyền tải. Chỉ khi những công nghệ này không được khai thác tối đa do những hạn chế về đất đai, điện hạt nhân mới có thể cạnh tranh khi hướng tới phát thải ròng bằng không vào năm 2050..

7. Chuyển đổi nhiên liệu và điện khí hóa giao thông sẽ mang lại lợi ích kép bao gồm giảm ô nhiễm không khí và giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu, từ đây cần sớm đẩy mạnh việc chuyển đổi này. Điện khí hóa đóng vai trò chủ chốt với khoảng 80% nhu cầu vận tải hành khách và 50% nhu cầu vận tải hàng hóa. Theo đó, Việt Nam cần bắt đầu loại bỏ phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch từ năm 2025, chuyển sang vận tải công cộng, đặc biệt là vận tải hàng hóa bằng đường sắt chạy điện.

8. Hướng tới đạt phát thải ròng bằng không sẽ giúp Việt Nam không phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu. Với kịch bản cơ sở, dự kiến đến năm 2050, tỉ trọng nhiên liệu nhập khẩu có thể lên đến 70% tổng cung năng lượng, tương đương với chi phí 53 tỷ USD. Giảm nhập khẩu nhiên liệu đồng nghĩa với giảm thiểu rủi ro liên quan đến biến động giá cả nhiên liệu. Đây là những công việc cấp bách cần làm trong xu thế giá dầu mỏ và nhiên liệu ngày một tăng cao.

Thay lời kết luận

Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2021 từ góc nhìn trung gian và dài hạn đã giới thiệu các kịch bản phát triển tiềm năng của hệ thống năng lượng Việt Nam, Báo cáo đã cung cấp những thông tin đầu vào thiết thực đối với các nhà hoạch định chiến lược và xây dưng quy hoạch năng lượng ở Việt Nam. EOR 2021cũng đã trình bày và thảo luận chi tiết về định hướng phát triển trung và dài hạn của hệ thống băng lượng Việt Nam.

Với mục tiêu tăng cường sự đồng thuận và hiểu biết của cộng đồng về cơ hội và thách thức của ngành, hỗ trợ và thúc đẩy thảo luận về những định hướng nêu ra. EOR2021 đã có những đánh giá định lượng về tác động của lộ trình chuyển đổi xanh, sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu, phát thải khí nhà kính và tác động ô nhiễm đến sức khỏe cộng đồng. Báo cáo đã đưa ra những phát hiện quan trọng và gợi ra những hàm ý chính sách cho tương lai. Hy vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo có ích đối với các nhà hoạch định chính sách năng lượng ở nước ta./.

 Thành Ý (Tổng hợp)

Bộ Công Thương Việt Nam, Danish Energy Agency (2022) . Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2021 

 Hà Nội tháng 6 năm 2022

 

File triển vọng NLVN 6,2022

 

 

TS. Lê Thành Ý