Vì sao cách vay tiền bằng cà vẹt xe máy vẫn “sống khỏe”?

Nhờ đầu tư vào nền tảng tài chính số, các ngân hàng, công ty tài chính đã cung cấp nhiều gói vay cá nhân hơn trước. Những tưởng điều này sẽ khiến các giải pháp vay “cũ kỹ” như bằng cà vẹt xe máy thoái trào nhưng điều đó đã không xảy ra. Vì sao?

Chỉ cần một chiếc điện thoại có kết nối internet, người vay có thể vay tiền từ các ngân hàng, công ty tài chính một cách thuận tiện, không cần phải đến các phòng giao dịch. Nhưng dù vay theo hình thức trực tuyến như trên hay tới các chi nhánh, phòng giao dịch để làm thủ tục trực tiếp thì người vay vẫn phải đáp ứng một số điều kiện được xem là “khó” với người lao động phổ thông, lao động tự do như chứng minh thu nhập ổn định thông qua sao kê bảng lương tối thiểu 3 tháng và cung cấp hợp đồng lao động dài hạn với thời gian còn lại trong hợp đồng ít nhất 6 tháng. Song hành là xét lịch sử tín dụng của người vay và nếu mắc nợ xấu từ nhóm 3 trở lên, cơ hội vay coi như khép lại.

Trong khi đó, điều kiện vay bằng đăng ký xe máy, nôm na là cầm cà vẹt xe máy, lại đơn giản hơn. Hình thức vay này không cần khách hàng chứng minh thu nhập, cung cấp hợp đồng lao động hay xét nợ xấu. Hình thức vay này quan tâm việc người đi vay có phải là chủ sở hữu hợp pháp của chiếc xe không. Chủ sở hữu hợp pháp ở đây được hiểu là người vay phải đứng tên trên cà vẹt xe. Nếu là tài sản chính chủ, khoản vay sẽ được phê duyệt chỉ trong vài phút. Nhưng nếu không phải, khả năng duyệt vay là rất thấp do e ngại rủi ro pháp lý. Dù vậy, so với việc chứng minh thu nhập và xét nợ xấu thì việc chứng minh tài sản chính chủ dễ dàng hơn rất nhiều.

Một lợi điểm nữa là đơn vị cho vay chỉ giữ lại bản gốc giấy tờ xe và bàn giao lại chiếc xe cho người đi vay bảo quản, sử dụng. Cùng với đó, người vay sẽ nhận được một bản sao cà vẹt xe có đầy đủ giá trị pháp lý để sử dụng khi lưu thông trong suốt thời gian vay.

Trên đây là hai nguyên nhân được xem là quan trọng nhất khiến hình thức vay bằng đăng ký xe máy trở nên phù hợp với người lao động phổ thông, lao động tự do. Nhưng cũng còn thêm một nguyên nhân khác nữa giúp hình thức vay này trở nên phổ biến. Đó là số lượng đơn vị cho vay. Theo Bộ Công an thì tính đến cuối năm 2022, Việt Nam có khoảng 27.000 đơn vị cho vay cầm cố tài sản và hầu hết trong số đó đều cho vay bằng đăng ký xe máy. Nhờ đó, người vay có thêm điều kiện chọn lựa đơn vị cho vay và đương nhiên, cơ hội vay thành công cũng sẽ cao hơn.

Về hạn mức, thời gian, lãi suất vay thì vay cầm cố cà vẹt xe máy có đôi chút khác biệt so với các khoản vay từ ngân hàng. Hạn mức cầm cà vẹt xe chỉ 10 đến 25 triệu với các dòng xe số, xe tay ga phổ thông; từ 35 đến 50 triệu đối với những dòng xe cao cấp. Trong khi các khoản vay tín chấp theo lương tại ngân hàng, một hình thức vay “gần gũi” nhất, thì có hạn mức trung bình là 40 đến 50 triệu đồng. Thời gian vay cầm cố cà vẹt xe máy ngắn hơn, thường là 6 đến 12 tháng, tối đa cũng chỉ 18 tháng trong khi thời gian vay tín chấp có thể lên đến 5 năm. Riêng về lãi suất, lãi suất vay bằng đăng ký xe mà F88, đơn vị dẫn đầu thị trường cho vay bằng cà vẹt xe, đang áp dụng là 19,2%/năm, tương đương lãi suất vay các công ty tài chính tiêu dùng.

Ngoài những nguyên nhân trực tiếp trên thì cũng còn một số nguyên nhân gián tiếp giúp giải pháp vay này “sống khỏe”. Cụ thể, Việt Nam có hơn 33,2 triệu người lao động có việc làm phi chính thức, chiếm gần 3/5 tổng số lao động (Tổng cục Thống kê, 2024) mà đặc điểm chung của lực lượng này là khó tiếp cận các gói vay ngân hàng do không chứng minh được thu nhập ổn định. Cùng với đó, lượng xe máy trong nước cũng rất lớn, theo Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia thì có khoản 77 triệu xe máy đã được đăng ký còn Cục Cảnh sát giao thông cho biết trong lượng xe máy đăng ký mới tăng khoảng 10 - 15%/năm. Những con số này đã phản ảnh một thị trường nhiều tiềm năng cho các đơn vị cung cấp giải pháp vay bằng đăng ký xe máy Phát triển.

Tuy nhiên, không phải không có những rủi ro khi vay bằng đăng ký xe máy. Nổi bật trong đó là việc nhiều cá nhân, tổ chức hoạt động tín dụng đen mạo danh các đơn vị cung cấp dịch vụ cho vay cầm cố đã áp dụng nhiều chiêu trò như lãi ẩn, phí ẩn khiến lãi suất vay vọt lên hàng trăm, thậm chí cả nghìn %/năm. Nếu người vay không trả đủ, hàng loạt biện pháp đòi nợ khủng bố sẽ trút xuống đầu họ. Đây là những “con sâu là rầu nồi canh”, khiến hoạt động cho vay ít nhiều bị nhìn nhận không đúng với bản chất ban đầu.