Tiến sĩ Nguyễn Văn Y: Xây dựng văn hoá văn minh - trách nhiệm của mỗi cá nhân trong kỷ nguyên số

Tiến sĩ Nguyễn Văn Y là một giảng viên Tiếng Anh dày dặn kinh nghiệm tại Hà Nội, đồng thời là chuyên gia đào tạo kỹ năng mềm, hoạch định chính sách và phân tích kinh tế. Hiện nay, ông là giảng viên bộ môn Tiếng Anh – chuyên gia đào tạo sinh viên tinh hoa của Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên gia hoạch định và nghiên cứu chuyển đổi số của Đại học Ngoại thương Hà Nội. 

Với bề dày kinh nghiệm và chuyên môn của một người thầy vừa tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại các cơ quan, tổ chức, các trường đại học và điều hành trung tâm ngoại ngữ do chính mình sáng lập. Bằng những kinh nghiệm thực tiễn và sự quan sát sâu sắc về những thay đổi trong môi trường xã hội hiện đại, Tiến sĩ Nguyễn Văn Y rất quan tâm đến các vấn đề liên quan đến văn hóa trên không gian mạng - một lĩnh vực có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Những nhận định và phân tích của ông không chỉ mang tính chuyên môn cao mà còn thể hiện sự trăn trở, trách nhiệm của một nhà giáo đối với sự Phát triển toàn diện của thế hệ tương lai.

tien-si-nguyen-van-y-giang-vien-tieng-anh-1745408136.png
Tiến sĩ Nguyễn Văn Y.

Mạng xã hội bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ khoảng năm 2006, đánh dấu bằng sự phổ biến của các nền tảng lớn như Facebook, YouTube, LinkedIn, Google+, Instagram, và những năm gần đây là TikTok, Thread,… Tại Thủ đô Hà Nội – trung tâm chính trị, văn hóa, giáo dục của cả nước – mạng xã hội không chỉ là công cụ giải trí mà còn trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống học tập, làm việc của người dân, đặc biệt là giới trẻ, học sinh – sinh viên và người lao động trong lĩnh vực công nghệ, truyền thông.

Các hoạt động phổ biến trên các trang mạng xã hội thường là các hoạt động thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, quan điểm cá nhân; giao tiếp, liên lạc, trao đổi thông tin với bạn bè, người thân; kết bạn làm quen những người mới; chia sẻ, tìm kiếm các thông tin... Ngoài ra, cũng có một xu hướng hiện nay đó là các bạn trẻ dùng mạng xã hội để kinh doanh online, tạo nên thương hiệu cá nhân để làm KOL (Key Opinion Leader), KOC (Key Opinion Consumer) cho các nhãn hàng.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này cũng kéo theo những hệ lụy như thiếu chuẩn mực trong cách ứng xử trên không gian mạng. Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, có xu hướng phát ngôn tùy tiện, thiếu suy nghĩ hoặc sử dụng ngôn từ tiêu cực, xúc phạm người khác trong các cuộc tranh luận. Tình trạng “ném đá hội đồng”, bình luận ác ý, miệt thị cá nhân hay tấn công qua mạng đang diễn ra khá phổ biến, gây tổn thương tinh thần cho nạn nhân và ảnh hưởng nghiêm trọng đến văn hóa giao tiếp lành mạnh. Ngoài ra, “tâm lý ẩn danh” trên mạng khiến một bộ phận người dùng cảm thấy không cần phải chịu trách nhiệm cho lời nói và hành động của mình. Điều này dẫn đến hành vi bôi nhọ danh dự, tung tin giả, chia sẻ thông tin cá nhân người khác mà không xin phép.

Mạng xã hội – nơi lẽ ra nên là không gian để kết nối, chia sẻ tích cực – đôi khi lại trở thành công cụ gây chia rẽ, thù ghét và áp lực tinh thần cho cá nhân. Hạn chế này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc giáo dục văn hóa số và đạo đức truyền thông, đặc biệt trong môi trường học đường và cộng đồng sinh viên.

tien-si-nguyen-van-y-toa-dam-tai-dai-hoc-ngoai-thuong-ha-noi-1745408136.png
Tiến sĩ Nguyễn Văn Y tại buổi toạ đàm với Đại học Ngoại thương Hà Nội.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Y, việc xây dựng văn hóa ứng xử văn minh trên không gian mạng cần bắt đầu từ giáo dục nhận thức cá nhân và trách nhiệm xã hội của người dùng. Ông nhấn mạnh rằng mỗi người cần hiểu rõ: mạng xã hội không phải là nơi người ta có thể nói gì tùy thích mà không cần chịu trách nhiệm. Trái lại, mọi phát ngôn và hành vi trên mạng đều phản ánh văn hóa, nhân cách và trình độ của chính người sử dụng.

tien-si-nguyen-van-y-dao-tao-ky-nang-sinh-vien-tinh-hoa-1745408136.png
Tiến sĩ Nguyễn Văn Y trong buổi đào tạo kĩ năng cho sinh viên tinh hoa.

Để hướng đến môi trường mạng tích cực, Tiến sĩ Nguyễn Văn Y cho rằng cần đẩy mạnh giáo dục kỹ năng truyền thông và kỹ năng số trong trường học, nhất là với đối tượng học sinh – sinh viên. Giới trẻ ngày nay cần được rèn luyện khả năng tư duy phản biện, biết cách phân biệt tin giả – tin thật, đồng thời biết cách thể hiện chính kiến một cách tôn trọng và có văn hóa. Ngoài ra, việc xây dựng các chiến dịch truyền thông cộng đồng, diễn đàn trao đổi tích cực cùng với sự phối hợp của nhà trường, phụ huynh và các tổ chức xã hội cũng là giải pháp thiết thực để nâng cao nhận thức và hành vi văn minh trên môi trường số.

Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, mạng xã hội không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn là môi trường định hình tư duy, hành vi và văn hóa của người trẻ. Với góc nhìn của một nhà giáo dục và chuyên gia đào tạo các kĩ năng cho sinh viên, Tiến sĩ Nguyễn Văn Y luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa ứng xử văn minh, có trách nhiệm trên không gian mạng. Ông tin rằng, bên cạnh việc cập nhật kiến thức và công nghệ, mỗi cá nhân – đặc biệt là thế hệ trẻ – cần nuôi dưỡng đạo đức, lòng tôn trọng và ý thức cộng đồng trong từng hành động trực tuyến, từ đó góp phần tạo dựng một môi trường số lành mạnh, nhân văn và bền vững.