Nhất trí với quan điểm trên, ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NNPTNT) nhận định, câu chuyện đói hiện nay của chúng ta không phải là đói lương thực mà đói dinh dưỡng. Vì thế, việc bố trí nguồn lực để nhân rộng các mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng, nhất là ở các xã, huyện nghèo, đặc biệt khó khăn là rất cần thiết.
Đói dinh dưỡng bao gồm cả thiếu dinh dưỡng, không đảm bảo mức năng lượng ăn vào bình quân đầu người và thiếu các vi chất bổ sung đang để lại nhiều "di chứng" đối với sức khỏe, sinh kế và tuổi thọ của các cá nhân cũng như đối với nền kinh tế của quốc gia. Dinh dưỡng cho trẻ em quyết định thể lực thể trạng, chất lượng lao động lâu dài.
Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới và trong khu vực đang chịu đồng thời 3 gánh nặng về dinh dưỡng, đó là thiếu dinh dưỡng (thấp còi, gày còm), thừa cân/béo phì và thiếu vi chất dinh dưỡng. Đặc biệt, vấn đề thừa cân béo phì tăng mạnh trong 10 năm qua, gấp hơn 2 lần so với năm 2010.
Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường xuyên đối mặt với tình trạng thiếu dinh dưỡng. Mặc dù tỷ lệ suy dinh dưỡng toàn quốc đã giảm, tỷ lệ thấp còi ở trẻ em là người dân tộc thiểu số (31.4%) vẫn cao gấp 2 lần nhóm trẻ là người Kinh (15.0%) đồng thời tỷ lệ trẻ em là người dân tộc thiểu số thiếu cân cũng lớp hơn gấp 2,5 lần (21% so với 8,5%) so với trẻ em là người Kinh. Hơn nữa, 119.957 (60%) trong tổng số 199.535 trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi ở 10 tỉnh thành có tỷ lệ thể thấp còi cao nhất cả nước đều là người dân tộc thiểu số.
Tìm hiểu về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ em
Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ: Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng sau 6 tháng được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, trẻ dưới 1 tuổi cần được cung cấp các thực phẩm dinh dưỡng bổ sung để đảm bảo mức độ tăng trưởng tối đa.
Tuy nhiên trẻ em dân tộc thiểu số không có điều kiện để tiếp nhận chế độ dinh dưỡng đó. Nhìn chung chỉ có 39% trẻ là người dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 6-23 tháng có chế độ dinh dưỡng đầu đủ so với 69% trẻ em là người Kinh.
Sức khỏe kém: Tiêu chảy và nhiễm ký sinh trùng do trứng giun truyền qua đất từ lâu đã được biết đến là nguyên nhân ảnh hưởng đến dinh dưỡng ở trẻ, khiến trẻ kém hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Theo nhận định của Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS) năm 2014 của Việt Nam, tiêu chảy là một bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến cộng đồng dân tộc thiểu số. Kết quả điều tra cho thấy, 18,5% trẻ em dân tộc thiểu số bị tiêu chảy tại thời điểm khảo sát, so với chỉ 6,5% trẻ em là người Kinh.
Tiếp cận các dịch vụ y tế: Dịch vụ chăm sóc trước sinh giúp phụ nữ mang thai được cung cấp các dịch vụ về dinh dưỡng thiết yếu bao gồm bổ sung sắt, axit folic, bổ sung năng lượng và protein đẻ duy trì dinh dưỡng cũng như dịch vụ tư vấn dinh dưỡng nhằm giúp học có thực hành phù hợp về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, theo khảo sát MICS năm 2014, chỉ có 32,7 phụ nữ là người dân tộc thiểu số trong độ tuổi 15-49 và đã sinh con trong vòng 2 năm trước cuộc khảo sát đã đi khám thai theo khuyến nghị trong khi 82,1% phụ nữ là người Kinh đi khám thai từ 4 lần trở lên.
Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh: Môi trường sống thể chất không đảm bảo vệ sinh ảnh hưởng đến rối loạn chức năng đường ruột và dẫn đến tinfht rạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ. Theo khảo sát MICS 2014, chỉ có 2,4% hộ dân tộc Kinh/Hoa phóng uế bừa bãi trong khi đây là thói quen của 26,8% hộ gia đình dân tộc thiểu số. Hơn nữa, 81,7% hộ gia đình là người Kinh so với 38,7% hộ gia đình dân tộc thiểu số, có sử dụng nguồn nước sinh hoạt cũng như các công trình vệ sinh đảm bảo.
Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ chưa được đảm bảo: Kết hôn sớm và mang thai ở tuổi vị thành niên có thể làm tăng tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, tăng tình trạng nhẹ cân khi sinh và suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ. Theo khảo sát MICS năm 2014, 23,9% phụ nữ dân tộc thiểu số ở độ tuổi 15-19 đã trải qua sinh nở, so với 5,1% phụ nữ người Kinh.
Sau giai đoạn 1 triển khai Chương trình “Không còn nạn đói” từ năm 2018 tới năm 2021, đã góp phần thay đổi nhận thức của cán bộ và người dân về nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng. Người dân đã nhận thức được việc cần sản xuất để bù đắp việc thiếu hụt dinh dưỡng cho hộ gia đình, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi. Chương trình đặt ra phương pháp tiếp cận phát triển nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng, đồng hành cùng cán bộ nông nghiệp và cán bộ dinh dưỡng bên y tế cùng xuống tập huấn cho bà con về các phương thức sử dụng dinh dưỡng, nấu ăn, sử dụng các nguồn thực phẩm địa phương. Đồng thời, bà con nông dân được đào tạo về sản xuất thực phẩm tại địa phương, bổ sung dinh dưỡng tại chỗ.