Bảo Lộc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn thành phố

Bảo Lộc đã xây dựng Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 06/3/2023 của UBND thành phố về việc thực hiện công tác dân tộc và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn thành phố Bảo Lộc và đã đạt những kết quả đáng mong đợi.
thanh-pho-bao-loc-lam-dong-richard-group-edited-1720085275.jpg

Cụ thể, Thành phố phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từ năm 2022 đến nay. Qua 03 năm triển khai thực hiện, nguồn vốn này đã đầu tư cho 06 dự án với tổng mức đầu tư là 4.024.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, các dự án thực hiện Chương trình này chủ yếu là phục vụ việc cấp nước sinh hoạt và sửa chữa nhà cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, bao gồm: Cung cấp hệ thống nước sinh hoạt tại Buôn Blaosire, phường B’Lao, trị giá 500.000.000 đồng (đầu tư và hoàn thành năm 2022); Nâng cấp, sửa chữa công trình nước sạch và nhà ở thôn Đạ Nghịch, xã Lộc Châu, trị giá 897.000.000 đồng (đầu tư và hoàn thành năm 2022); Xây mới và sửa chữa 43 căn nhà cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số phường B'Lao, trị giá 1.115.000.000 đồng (đầu tư và hoàn thành năm 2023); Lắp đặt 1.500m ống cái sắt phi để dẫn nước cho 05 giếng khoan thôn Đạ Nghịch, xã Lộc Châu, trị giá 300.000.000 đồng (đầu tư và hoàn thành năm 2023); Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 66 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tại thôn Nausri, xã Lộc Nga, trị giá 199.000.000 đồng (đầu tư và hoàn thành năm 2023);

Song song đó, xây mới và sửa chữa 25 căn nhà cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số xã Lộc Châu, trị giá 744.000.000 đồng (đầu tư và đang triển khai thực hiện năm 2024); Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 74 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tại thôn Nausri, thôn Nga Sơn, xã Lộc Nga, trị giá 233.000.000 đồng (đầu tư và triển khai thực hiện năm 2024).

Đồng thời, Bảo Lộc cũng đưa ra nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới. Thứ nhất, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong thời gian qua và tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế; cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân tộc, chính sách dân tộc; nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc. 

Thứ hai, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp, các ngành và Nhân dân trong thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc; hiểu rõ tiềm năng, tiềm lực của vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng như các chính sách của Đảng và Nhà nước; trên cơ sở đó nhận thức đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và chủ động thực hiện hiệu quả Chương trình.

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 47/KHUBND ngày 06/3/2022 của UBND thành phố về việc thực hiện công tác dân tộc và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn thành phố Bảo Lộc, Kế hoạch số 47/KHUBND ngày 06/3/2022 của UBND thành phố về việc thực hiện công tác dân tộc và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn thành phố Bảo Lộc ...nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân; xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, ban, ngành, địa phương về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố.

Thứ tư, thực hiện lồng ghép các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước để thực hiện; đồng thời khuyến khích, thu hút, huy động mọi nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung các nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm để thực hiện các mục tiêu đề ra.

Thứ năm, phát huy lợi thế, tiềm năng, đặc thù của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hướng tới phát triển bền vững và thúc đẩy tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, đảm bảo nước sinh hoạt, điện sinh hoạt và sản xuất, xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, buôn; kiên cố hóa trường học, trạm y tế, bưu điện văn hóa xã, chợ nông thôn cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ sáu, tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2030, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra.

Thứ bảy, thực hiện công khai, minh bạch trong thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch để người dân và các tổ chức chính trị - xã hội biết, tham gia quản lý, giám sát, góp ý, phản biện xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu; tổ chức sơ kết, tổng kết, rút ra các bài học kinh nghiệm để kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế. 

Cuối cùng, phát huy vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong việc thực hiện chính sách dân tộc, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ về phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở địa phương.