TS. Lê Thành Ý
TĂNG TRƯỞNG CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG TIẾP TỤC DUY TRÌ ĐÀ PHÁT TRIỂN
Do nhu cầu nội địa gia tăng hỗ trợ sự phục hồi của các nền kinh tế, lạm phát tiếp tục giảm, tiến gần về ngưỡng trước đại dịch bùng phát; giá nhiên liệu và lương thực thực phẩm theo hướng giảm dần, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vẫn duy trì triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á và Thái Bình Dương ở mức 4,8% trong năm nay.
Thúc đẩy gia tăng năng lượng sạch tại khu vực Đông Nam Á
Với cam kết hỗ trợ các quốc gia đang phát triển, nhằm đạt tới một Châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững, trong khi vẫn duy trì nỗ lực xóa nghèo cùng cực, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thuộc sở hữu của 68 thành viên với 49 nước trong khu vực đang mở rông quan hệ đối tác với các Quốc gia tại Khu vực Đông Nam Á (ASEAN).
Thấy gì qua tọa đàm Dịch vụ công trực tuyến cấp tỉnh lần thứ nhất
Số hóa dịch vụ công là hướng ưu tiên của Chính phủ Việt Nam trong tiến trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030. Ưu tiên này được thể hiện trong các văn bản chiến lược quốc gia như Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và Nghị quyết số 76/NQ-CP về “Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030” với quan điểm lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của họ là thước đo đánh giá.
Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện dưới góc nhìn Doanh nghiệp
Nhằm nhận diện, phản ánh việc thực thi quy định luật pháp về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh ở Việt Nam, đầu tháng 7 năm 2023 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) đã tổ chức Hội thảo khoa học về Tháo bỏ rào cản điều kiện kinh doanh- Lựa chọn cải cách cho phát triển doanh nghiệp.
Khu vực tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực Đông Nam Á+3
Đông Nam Á+3 (ASEAN+3) bao gồm 10 quốc gia thành viên của ASEAN, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), từ năm 2023 đến năm 2030, châu Á đang phát triển cần đầu tư 13,8 nghìn tỷ USD, tương đương 1,7 nghìn tỷ USD mỗi năm, cho cơ sở hạ tầng để duy trì tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đối với các nền kinh tế ASEAN, tổng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng ước tính trong cùng kỳ, ít nhất cũng lên tới 2,8 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 184 tỷ USD mỗi năm.
Thị trường Xăng dầu, đặc điểm và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế vĩ mô
Nghiên cứu thực trạng kinh tế Việt nam, giới phân tích đã rút ra những nhận xét quan trọng trong bối cảnh toàn cầu. Theo tiêu chí cân đối vĩ mô, lạm phát giá tiêu dùng (CPI) và lạm phát cơ bản tuy có giảm, nhưng lạm phát cơ bản lại ở mức cao; chỉ số CPI từ 2,8% trong tháng 4 đã giảm xuống 2,4% trong tháng 5, song biến động của giá năng lượng đã ảnh hưởng mạnh đến giá xăng dầu, khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng cao. Việc đánh thuế đối với xăng dầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư.
Ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng - nét nổi bật của kinh tế vĩ mô Việt Nam những tháng đầu năm 2023
Ngày 15/6/2023, Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bản số 225/TB-VPCP thông báo về những nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình hiện nay. Theo đó, cần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân để tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trái phiếu Đông Á trong bối cảnh thắt chặt tiền tệ và kiềm chế lạm phát toàn cầu
Khu vực Đông Á mới nổi bao gồm các nền kinh tế thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc); Hồng Kông, Đài Koan (Trung Hoa) và Hàn Quốc. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động không ngừng, nhiều nền kinh tế lớn đã phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, gia tăng lãi suất và kiềm chế lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô, điều kiện tài chính trong khu vực nhìn chung vẫn ổn định, ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chưa chắc chắn về lập trường tiền tệ và rủi ro còn tiềm ẩn trong nhiều ngân hàng của những nền kinh tế phát triển. Đây là đặc điểm nổi bật