Khu vực tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực Đông Nam Á+3

Đông Nam Á+3 (ASEAN+3) bao gồm 10 quốc gia thành viên của ASEAN, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), từ năm 2023 đến năm 2030, châu Á đang phát triển cần đầu tư 13,8 nghìn tỷ USD, tương đương 1,7 nghìn tỷ USD mỗi năm, cho cơ sở hạ tầng để duy trì tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đối với các nền kinh tế ASEAN, tổng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng ước tính trong cùng kỳ, ít nhất cũng lên tới 2,8 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 184 tỷ USD mỗi năm.
co-so-ha-tang-1-1688799607.jpg

     Cơ sở hạ tầng bền vững nền tảng quan trọng của nền kinh tế xanh.                        Ảnh minh họa: Tapjchitaichinh

Nhằm tăng cường phương thức tài trợ xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững trong khu vực, mới đây, ADB đã phối hợp cùng Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cộng 3 đã công bố báo cáo “Tăng cường phương thức tài trợ cho cơ sở hạ tầng bền vững và thích ứng trong ASEAN+3” (Reinvigorating Financing Approaches for Sustainable and Resilient Infrastructure in ASEAN+3).

Báo cáo bên lề này ra mắt tại Hội nghị thường niên lần thứ 56 của ADB, đá trình bày một tập hợp phương thức tài trợ sáng tạo mới nhất cho các nhà đầu tư tư nhân, nhà nước và những thể chế cùng hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng, có khả năng chống chịu và sẵn sàng đáp ứng cho tương lai để hỗ trợ phát triển và tăng trưởng bền vững sau đại dịch. Báo cáo cũng đề xuất “tiếng nói của ASEAN+3” trong thảo luận toàn cầu về tài trợ cơ sở hạ tầng, tập trung vào những nhu cầu, thách thức và cơ hội đối với các nền kinh tế đang phát triển châu Á. 

Theo Thông cáo báo chí phát đi từ Incheon (Hàn Quốc) vào thượng tuần tháng 5, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã hợp tác cùng các tổ chức tài chính và hệ thống ngân hàng trung ương của các quốc gia trong khu vực nhằm Tăng cường phương thức tài trợ và thích ứng cho cơ sở hạ tầng bền vững trong khối. Báo cáo được công bố nhấn mạnh việc tập hợp các phương thức tài trợ sáng tạo mới nhất cho đầu tư tư nhân, nhà nước và thể chế hợp tác xây dựng hạ tầng có khả năng chống chịu và sẵn sàng ứng phó trong tương lai; hỗ trợ phát triển bền vững và tăng trưởng sau đại dịch ở các nền kinh tế trong khu vực.

co-so-ha-tang-2-1688799607.jpg

Cơ sở hạ tầng là một loại hàng hóa công cộng,                    Ảnh minh họa

Chia sẻ tại lễ công bố, Tổng Giám đốc điều hành của ADB, Woochong Um nhấn mạnh “Cần có những cơ chế tài chính sáng tạo để thu hút nguồn vốn tư nhân và thể chế cùng với nguồn vốn của nhà nước để tài trợ cho cơ sở hạ tầng thiết yếu, giúp tạo việc làm và thu nhập cho các nền kinh tế địa phương”. Ông cho rằng “ Phải xây dựng một khung chính sách và quy định tạo thuận lợi nhằm giảm rủi ro, cung cấp những biện pháp tăng cường tín dụng và loại bỏ rủi ro, đồng thời mang lại cơ hội đầu tư cho tất cả các bên liên quan cùng hợp tác.

Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng thứ hai Bộ Tài chính và Phát triển quốc gia Xinh-ga-po, Indranee Rajah, nhận xét“Những yếu tố thành công từ cácnghiên cứu điển hình đã cung cấp nhiều bài học hữu ích cho chính phủ các nước đang tìm cách áp dụng những phương thức tài trợ sáng tạo trong nền kinh tế của mình ”. Bà lưu ý “ Việc nâng cao nhận thức của nhà đầu tư về phương thức tài trợ sáng tạo là yếu tố then chốt để khuyến khích nguồn đầu tư lớn hơn vào các dự án có tiềm năng tài chính thấp và nhấn mạnh “Những yếu tố thành công từ các nghiên cứu điển hình đã cung cấp cho nhiều chính phủ đang tìm cách áp dụng những phương thức tài trợ sáng tạo trong phát triển kinh tế”

Sự tham gia của khu vực tư nhân là chìa khóa quan trọng. Hiện tại, hơn 200 nghìn tỷ USD vốn tư nhân đã được đầu tư vào thị trường vốn toàn cầu. Cần có những cơ chế tài chính sáng tạo để xúc tác nguồn tài chính tư nhân và thể chế cho cơ sở hạ tầng, đồng thời mở rộng quy mô tài chính để đáp ứng nhu cầu gia tăng của khu vực trong phục hồi sau đại dịch.

Việc kết hợp các công cụ tài chính khác nhau giữ vai trò quan trọng nhằm giảm thiểu rủi ro đầu tư và chi phí vốn. Báo cáo của ADB và các quốc gia ASEAN+3 cung cấp một bộ công cụ chính sách thân thiện với người tiêu dùng về cách tiếp cận trong quan hệ đối tác công-tư, bao gồm cách chính phủ có thể hợp tác với các công ty, nhà đầu tư và tổ chức tài chính thông qua các nền tảng này. Với việc áp dụng rộng rãi giải pháp tài chính gợi ra; các chính phủ có thể sử dụng nguồn vốn nhà nước theo một chiến lược để thu hút đầu tư tư nhân, hoàn thành các mục tiêu phát triển quan trọng, đáp ứng kỳ vọng về lợi tức đầu tư và biến khu vực ASEAN+3 trở thành điểm đến hấp dẫn hơn trong đầu tư cơ sở hạ tầng.

Tăng cường tiếp cận tài chính cho cơ sở hạ tầng bền vững

Cơ sở hạ tầng của ASEAN)+3 được coi là động lực chính của sự phát triển kinh tế khi các thành viên đang hướng tới giải quyết tình trạng thiếu vốn đầu tư chăm sóc sức khỏe, giáo dục, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và giải quyết vấn đề xã hội, do đại dịch vi-rút corona gây ra.

Khu vực ASEAN+3 cũng cần tăng cường đầu tư hơn nữa vào năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng với giá cả phải chăng và an toàn, đồng thời giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu. 

Chỉ riêng nguồn tài chính truyền thống của chính phủ là chưa đủ để đáp ứng nhu cầu ngày một giá tăng về tài chính xây dựng cơ sở hạ tầng. Do vậy, một bộ công cụ thiết thực về cách hợp nhất vốn  đầu tư công, vốn tư nhân, thể chế và các hình thức vốn khác để cung cấp  cho  xây dựng cơ sở  hạ tầng có khả năng phục hồi, bền vững và sẵn sàng cho tương lai trong khu vực ASEAN+3 là rất cần thiết.

Việc cung cấp cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách những mô hình tài chính đổi mới với các yếu tố thành công là quan trọng để có thể được điều chỉnh, nhân rộng và nâng cấp để thực hiện tăng trưởng ở những nền kinh tế Châu Á đang phát triển.