Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 chức năng và nhiệm vụ cơ bản
Được thành lập vào năm 2011, theo quyết định của các Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3, Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 đã được thành lập nhằm đảm bảo an toàn kinh tế vĩ mô và ổn định tài chính chính trong khu vực, bao gồm 10 thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Nhật Bản và Hàn Quốc.
Với mục tiêu nâng cao khả năng phục hồi, ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính khu vực thông qua hoạt động giám sát hỗ trợ của các thỏa thuận tài chính khu vực (RFA), cung cấp hỗ trợ kỹ thuật (TA), AMRO hoạt động như một trung tâm tri thức (RKH) nhằm tạo thuận lợi cho hợp tác khu vực. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, AMRO tập trung vào thực hiện chức năng cốt lõi đó là tiến hành giám sát kinh tế vĩ mô, hỗ trợ các thỏa thuận tài chính khu vưc (RFA), đảm bảo tính sẵn sàng hoạt động của Sáng kiến Chiang Mai về đa phương hóa (CMIM) và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật (TA) cho các nước thành viên.
Ban đầu AMRO được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn tại Singapore vào tháng 4 năm 2011 và được chuyển thành một tổ chức hoạt động Quốc tế (IO) vào tháng 2 năm 2016. Với tư cách là một tổ chức tài chính khu vực, AMRO có chức năng chính là Giám sát kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phát triển CMIM và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nước thành viên ASEAN+3.
Ngày 3 tháng 10 năm 2023 đoàn công tác của AMRO đã đến Việt Nam để thực hiện giám sát, đánh giá rủi ro về kinh tế, tài chính và hỗ trợ nước thành viên trong tăng cường năng lực nghiên cứu, giám sát kinh tế vĩ mô và xây dựng chính sách.
Đánh giá về các kết quả hoạt động của AMRO, Thứ trưởng Bộ Tài Chính Việt Nam Võ Thành Hưng ghi nhận AMRO đã nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ mà các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng Trung ương ASEAN+3 giao. Ông khẳng định Việt Nam ủng hộ AMRO tiếp tục hỗ trợ triển khai Sáng kiến Chiang Mai (CMIM) và thực hiện các định hướng chiến lược đã được phê duyệt, phát triển các công cụ tài chính mới nhằm hỗ trợ hiệu quả hơn cho các nước trong những tình huống khó khăn.
Với quy mô tài chính 240 tỷ đô la Mỹ, CMIM là thỏa thuận hoán đổi tiền tệ đa phương giữa các thành viên ASEAN+3, được thành lập theo những điiều khoản được ký kết giữa các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3, có hiệu lực từ ngày 24 tháng 3 năm 2010 với mục tiêu cốt lõi là giải quyết những khó khăn về cán cân thanh toán và thanh khoản ngắn hạn trong khu vực và bổ sung cho những thỏa thuận tài chính quốc tế hiện có.
Những nét cơ bản về Tổ chức
AMRO là một tổ chức quốc tế có mục tiêu đóng góp vào khả năng phục hồi, ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính trong khu vực ASEAN+3. Tổ chức này gồm có Ban chấp hành với 1 giám đốc và các phó Giám đốc là đại diện của 14 nền kinh tế trong khu vực. Ban chấp hành Amro gồm 14 đại diên của những nền kinh tế thành viên là Bộ trưởng hoặc Thứ trương Bộ Tài chính và Thống đốc phó Thống đốc các Ngân hàng Trung ương tham gia và giữ các cương vị phó Giám đốc của tổ chức.
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, AMRO tập trung hoạt động vào chức năng cốt lõi là tiến hành giám sát kinh tế vĩ mô, hỗ trợ thực hiện Sáng kiến đa phương hóa Chiang Mai (CMIM) và các thỏa thuận tài chính khu vực cũng như cung cấp hỗ trợ kỹ thuật (TA) cho các nền kinh tế thành viên.
Về tổ chức hoạt động
Ban chấp hành là tổ chức theo rõi hoạt đông của tổ chức, mọi thành viên tham gia đều có đại diện trong Ủy ban điều hành, gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc, trong số đó có một Phó Giám đốc tài chính là quan chức chính phủ, chịu trách nhiệm về tài chính và một Phó Giám đốc được bổ nhiệm từ các Ngân hàng trung ương hoặc tương đương. Ngoại lệ là đặc khu hành chính Hồng Kông. Theo đó, có thể bổ nhiệm một phó ban điều hành duy trì sự giám sát chiến lược và định hướng chính sách của AMRO.
Các nền kinh tế thành viên bao gồm Vương quốc Bru-nây, Campuchia,Trung Quốc, đặc khu Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, CHDCND Lào, Malayia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Tiến sĩ Kouqing Li bắt đầu chức vụ Giám đốc AMRO từ ngày 27/5/2022. Trước ngày gia nhập AMRO, ông từng là Chủ tịch Viện Tài chính và Phát triển Châu Á - Thái Bình Dương (AFDI) và Viện Kế toán Quốc gia Thượng Hải (SNAI), là hai tổ chức hàng đầu trực thuộc Bộ Tài chính nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Kouqing Li từng tham gia Hội đồng Toàn cầu của Mạng lưới Học tập Phát triển (GDLN) và Ban Chuyên gia của Sàn giao dịch Dữ liệu Thượng Hải.
Là người am hiểu về nghiên cứu kinh tế vĩ mô và tài chính, Tiến sĩ Kouqing Li có hiểu biết sâu rộng về cơ chế hợp tác tài chính của APEC và ASEAN+3. Ông đã chứng minh được tầm nhìn chiến lược mạnh mẽ và khả năng lãnh đạo, đặc biệt là người đi đầu trong những chiến lược sáng kiến nhằm thúc đẩy hợp tác tài chính khu vực, bao gồm các lĩnh vực quản lý tài chính, kinh tế số, chuỗi cung ứng và nền kinh tế carbon thấp… Kouqing Li cũng là người đi đầu trong thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với nhiều tổ chức quốc tế, cơ quan chính phủ, viện nghiên cứu và nhóm các chuyên gia tư vấn trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
AMRO những hoạt động đáng ghi nhận
Giữ vai trò là cố vấn chính sách đáng tin cậy của các nền kinh tế thành viên, AMRO đã có bước tiến lớn trong năm đầu tiên thực hiện Định hướng Chiến lược 2030 (SD2030). Những sáng kiến đáng chú ý bao gồm hỗ trợ khám phá RFA ASEAN+3 trong tương lai; sự đồng thuận về việc AMRO cung cấp hỗ trợ thư ký cho Quy trình Tài chính ASEAN+3; thành lập Nhóm Nghiên cứu Tài chính Vĩ mô (MFRG); lập Mạng lưới tư vấn tài chính ASEAN+3 (AFTN); và ra mắt những Báo cáo ổn định tài chính ASEAN+3 (AFSR).
Năm 2023, AMRO đã công bố 84 sản phẩm kiến thức và tiếp cận cộng đồng tăng 17% phần trăm so với năm trước, đã củng cố các chức năng cốt lõi về giám sát kinh tế vĩ mô, hỗ trợ CMIM/RFA và TA, giúp các nền kinh tế thành viên giảm thiểu rủi ro trong nền kinh tế toàn cầu.
2023 là năm được đánh dấu bằng những thách thức đáng kể. Hầu hết các nền kinh tế khu vực đều bị tác động bởi những biến động trong nền kinh tế toàn cầu, bao gồm các điều kiện tiền tệ chặt chẽ hơn, suy thoái thương mại và giá cả gia tăng trong bối cảnh được đánh dấu bằng những thách thức đáng kể. Hầu như những nền kinh tế trong khu vực đều cảm nhận được tác động của bất ổn kinh tế và căng thẳng địa chính trị ngày một gia tăng. AMRO đã tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khả năng phục hồi kinh tế vĩ mô, tài chính và sự ổn định của khu vực bằng thực hiện vai trò cố vấn chính sách tin cậy cho các nền kinh tế thành viên. Cùng suy ngẫm về những thành tựu trong những năm qua giúp AMRO tự tin về con đường phía trước của 14 nền kinh tế thành viên. Năm 2023, lần đầu tiên AMRO đã công bố 11 Báo cáo tham vấn thường niên (ACR). Báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực ASEAN+3 (AREO), được công bố với những cập nhật hàng quý đã giúp các bên liên quan theo dõi được điều kiện kinh tế vĩ mô và tài chính liên tục thay đổi. Nhóm chính sách và đánh giá của AMRO đóng vai trò tích cực trong đảm bảo chất lượng của các phân tích và tư vấn chính sách với tính nhất quán cao.
Là một phần trong nỗ lực hỗ trợ tốt cho việc hoạch định chính sách, AMRO đã công bố báo cáo chủ lực như FSR đề cập đến diễn biến thị trường tài chính và các rủi ro tiềm ẩn trong khu vực ASEAN+3, nhằm cung cấp những phân tích chuyên sâu và theo chủ đề về tác động của nợ cao đối với sự ổn định tài chính, cũng như tiến hành nghiên cứu, gửi ý kiến phản hồi kịp thời đến các bên có liên quan.
Là tổ chức quốc tế góp phần đảm bảo khả năng phục hồi và ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô của khu vực, những đóng góp vào khả năng phục hồi và ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô của ASEAN+3 đã được thể hiện thông qua giám sát, hỗ trợ các thỏa thuận tài chính và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nền kinh tế thành viên. Với vai trò là trung tâm tri thức tạo thuận lợi trong hợp tác tài chính khu vực và từ tầm nhìn rộng của mình AMRO đã trở thành một tổ chức khu vực độc lập, có uy tín mang tính chuyên nghiệp trong hoạt động, được ví như một cố vấn chính sách tin cậy cho các nền kinh tế thành viên ASEAN+3 và các nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng toàn cầu./.