Tiềm năng du lịch nông nghiệp vấn đề đặt ra đối với Thủ đô và cả nước

Cùng với du lịch văn hóa, lịch sử và danh thắng, Việt Nam có nhiều lợi thế về du lịch nông nghiệp (DLNN) nhưng chưa phát triển. Đến nay, mô hình này vẫn chưa thực sự trở thành điểm nhấn của ngành du lịch.

Là hình thức xuất khẩu nông sản hàng hóa nông nghiệp tại chỗ hiệu quả, DLNN là loại hình đưa du khách trở về với thiên nhiên và đến gần hơn với các hoạt động của cộng đồng nông thôn. Đâylà hình thức thể hiện mối quan hệ giao hòa về tự nhiên, văn hóa và con người giữa thành thị với nông thôn, góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa và không gian truyền thống.

Mô hình DLNN không chỉ[A1] [A2]  mang lợi ích kinh tế mà quan trọng là  gắn bó chuỗi sản xuất với tiêu thụ nông sản; đặc biệt là những sản phẩm hữu cơ có nguồn gốc từ  thiên nhiên và giải quyết việc làm cho lao động trong quá trình đô thị hóa.

Hà Nội là địa phương có nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển du lịch nông nghiệp; mỗi vùng đất của Thủ đô đều có thể xây dựng được những sản phẩm du lịch sinh thái khác nhau và làm ra nhiều mặt hàng đặc thù để thu hút khách. Bài viết đề cập đến tiềm năng du lịch nông nghiệp Việt Nam và vấn đề đặt ra đối với Thủ  đô Nội.

1. Du lịch nông nghiệp từ góc nhìn nghiên cứu và quản lý

Ngày nay, du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí và trở thành ngành kinh tế xã hội phổ biến với tổng giá trị tạo ra hàng năm vượt qua cả ngành sản xuất ô tô, sắt thép, điện tử để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia.

Nhìn từ khía cạnh cư trú có thể thấy, du lịch là hình thức di chuyển tạm thời từ nơi này qua nơi khác mà không thay đổi địa điểm cư trú hoặc nơi làm việc. Là một ngành kinh tế, du lịch có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan,nghỉ ngơi và giải trí, bản chất của du lịch là du ngoạn để cảm nhận những giá trị tinh thần mang tính văn hóa cao. Từ nhu cầu, du lịch là những sản phẩm tất yếu trong phát triển KT-XH ở từng giai đoạn  phát triển khác nhau. Theo đó, nhiều loại hình du lịch mới đã ra đời như Du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch Teambuilding, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm tổ chức các sự kiện(MICE)

Tổ chức Lữ hành Quốc tế (Iternational Union of Official Trvel Organisation –IUOTO-) cho rằng,  Du lịch là hành động đi đến những nơi khác với địa chỉ cư trú thường xuyên không phải để hành nghề hay kiếm tiền sinh sống. Chuyên gia LHQ định nghĩa Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và hoạt động kinh tế bắt nguồn từ những cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân và tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên với mục đích hòa bình; nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của mình (Hội nghị LHQ về du lịch; Roma Italia 21/8-5/9 năm 1963).

nntd1-1702783557.jpg

 

Du lịch nông nghiệp Việt Nam (Ảnh: Vietnam’s Agritourism)

Luật du lịch Viêt Nam năm 2005 đã coi “Du lịch là những hoạt đông liên quan đến chuyến đi của con người ra khỏi nơi cư trú thương xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định.

Sản phẩm du lịch do lao động con ngùười tạo ra, đó là kết quả của những hoạt động, bao hàm cả các yếu tố vật chất và phi vật chất, kể cả những vật chất hữu hình và vô hình; muốn được hiểu là hàng hóa và dich vụ có thể mua bán, trao đổi để thỏa mãn nhu cầu của con người trong mua sắm và tiêu dùng. Nhu cầu du lịch là sự mong muốn của con người đi tới nơi khác lạ để có được cảm xúc, trải nghiệm mới và phát triển các mối quan hệ xã hội nhằm phục hồi sức khỏe, tạo sự thoải mái. Từ yêu cầu thỏa mãn, sản phẩm du lịch là sự kết hợp các loại dịch vụ để cung cấp hàng hóa bao gồm cả khai thác những yếu tố tự nhiên xã hội với sử dụng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Bất cứ thứ gì đó có thể thỏa mãn mong muốn của du khách đều là sản phẩm của du lịch. Theo đó, sản phẩm du lịch là hàng hóa và dịch vụ, có thể thỏa mãn nhu cầu của du khách được chào bán trên thị trường với mục tiêu thu hút tiêu dùng của khách du lịch.

nntd2-1702783557.jpg

 

Đồng ruộng Việt Nam ( Ảnh Vn Express)

Theo các nhà nghiên cứu, du lịch là một ngành kinh tế có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi và giải trí, đây là sản phẩm tất yếu của phát triển KT-XH nhằm phục vụ yêu cầu để cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần mang tính văn hóa cao. Để làm rõ việc cần làm, các nhà phân tích cho rằng cân phải làm rõ những khái niệm về các loại hình du lịch như du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiêp, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch bản làng....

Du lịch cộng đồng(DLCĐ) là loại hình du lịch do chính cộng đồng bản địa cùng phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường. DLCĐ dựa trên mong muốn của du khách nhằm tìm hiểu về cuộc sống của người dân từ những nền văn hóa khác nhau. Hình thức du lịch này thường có mối liên kết từ thành thị đến nông thôn. Theo đó, du lịch sin thái, nông nghiệp nông thôn, làng bản ,dân tộc bản địa và du lịch văn hóa phù hợp tổ chức cộng đồng.

nntd3-1702783557.jpg

Làng du lịch cộng đồng     Ảnh Côn Sơn

Du lịch sinh thái (DLST) diễn ra trong một khu vực tự nhiên, đặc biệt trong các khu vực và môi trường cần đươc bảo vệ. Để làm tốt hơn DLST cần kết hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa xã hội địa phương để thúc đẩy hệ sinh thái bền vững trong bảo vệ môi trường thông qua quá trình quản lý môi trường với sự tham gia của các bên liên quan.

Du lịch văn hóa là thành phần quan trọng của du lịch dựa vào cộng đồng. Văn hóa lịch sử là những yếu tố thu hút du khách của các cộng đồng địa phương. Du lịch văn hóa bao gồm cả việc khám phá di tích khảo cổ, địa danh nổi tiếng hoặc trải nghiệm cuộc sống cng đồng địa phương tại các làng, bản.....

Du lịch bản làng là hình thức đồng bào dân tộc hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch. Trong hình thức này, nền văn hóa vốn có của mỗi  địa phương là yếu tố thu hút du khách. Khách du lịch sẽ cùng chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống của cư dân thôn bản. Qua đó, các bản làng thu được lợi ích kinh tế từ cung cấp dịch vụ ăn, ở cho du khách nhà trọ cũng trở thành những điạ điểm kinh doanh du lịch. HTX nông nghiệp, làng bản và cá nhân người dân nông thôn  sẽ cung cấp cho du khách không gian riêng tư; tạo sự thoải mái cho khách du lịch. Thúc đẩy phát triển nghệ thuật dân gian và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ địa phương là một cấu phần quan trọng trong hình thức du lịch cộng đồng, đó là một trong những lợi thế có thể phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch nước ta.

Cùng với du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái là hình thức tự nhiên kết hợp với tìm hiểu về bản sắn văn hóa xã hội vùng miền, có sự quan tâm đến bảo vệ môi trường. Hình thức du lịch này thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái bền vững liên quan chặt chẽ với sự tham gia của nhiều ngành.

Là thành phần quan trọng của du lịch cộng đồng; du lịch văn hóa, lịch sử và khảo cổ là những nhân tố thu hút du khách của nhiều khu vực nông thôn truyền thống. Dựa trên nền tảng văn hóa bao hàm cả các di tích, địa điểm lịch sử tôn giáo thông qua những trải nghiệm phong phú về cuộc sống ở nhiều vùng gắn với truyền thống có từ hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.

Du lịch nông nghiệp là hình thức diễn ra tại các khu vực như vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược và những trang trại chăn nuôi, ao cá. Với hình thức du lịch này, du khách có thể tham gia vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp như làm việc với công cụ máy móc của nhà nông, thu hoạch mùa màng không gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái hoặc năng suất cây trồng, vật nuôi. Đáng lưu ý trong hình thức này là khách du lịch có thể nghỉ ngơi, thư giãn để tìm hiểu và học tập thêm về thiên nhiên và các phương pháp canh tác hữu cơ.

Du lịch nông nghiệp và phát triển nông thôn

Từ thập niên 1980 - 1990, du lịch nông nghiệp (DLNN) đã được hình thành và phát triển ở nhiều nước trên thế giới. DLNN được mô tả là hoạt động thăm viếng nông trại, hoạt động làm vườn hay canh tác nhằm nâng cao thu nhập của nông dân và đem đến cho du khách cơ hội trải nghiệm ,gần gũi với đời sống thiên nhiên. Từ các nước phát triển châu Âu, DLNN dần phát triển mở rộng đến các quốc gia châu Á và toàn thế giới với sự khác biệt giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển. Tại những nước đang phát triển người ta coi phát triển DLNN là quá trình mở rộng nhằm đa dạng hóa thu nhập,chống đói nghèo, phát huy nội lực; bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống và bảo vệ môi trường. Ở các nước phát triển, loại hình du lịch này được phát trển theo chiều sâu do nông thôn ngày càng bị thu hẹp. Để giải quyết vấn đề nông dân bỏ nghề nông Chính phủ nhiều nước đã triển khai hàng loạt giải pháp nhằm ngăn chặn và làm thay đổi nhanh bộ mặt nông thôn, hướng sự phát triển của toàn xã hội vào DLNN. Thời gian từ năm 1990 đến 2000, doanh thu từ DLNN đã tăng gấp trên 2 lần. Tại nước Mỹ, DLNN thường xuyên được nhắc đến, được coi là chìa khóa vàng mở ra cánh cổng mới cho nông dân. Theo ước tính DLNN đã tăng 24% trong 5 năm và đem lại nguồn  thu nhập 700 triệu USD vào năm 2015. Tại Việt Nam, DLNN bắt đầu hình thành từ năm 2006, do tổ chức Hợp tác phát triển nông thôn Hà Lan (Agriterra) hỗ trợ tại 3 tỉnh Lao Cai, An Giang và Tiền Giang.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn được quản lý, khai thác hợp lý; môi trường cảnh quan quan được bảo vệ giúp người dân nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và giữ gìn hệ sinh thái, đã tác động mạnh đến trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường và văn hóa ở  những nơi đáng sống.

DLNN là loại hình tạo ra sản phẩm chủ yếu dựa trên nền tảng sản xuất nông nghiệp, đem đến trải nghiệm của một  nền văn hóa tránh được nhịp sống hối hả nơi đô thị, tạo không gian thưởng ngoạn tuyệt vời và nghỉ dưỡng yên ả với nhiều hoạt động tự nhiên. DLNN là loại hình được biết đến với những điều mới mẻ, giúp khách lữ hành được tham gia vào các hoạt đông hấp dẫn sẽ mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp trong tương lai.

Tiềm năng du lịch sinh thái nông nghiệp thủ đô

Cùng với thế mạnh du lịch văn hóa, lịch sử và danh thắng, Hà Nội còn có lợi thế về du lịch sinh thái nông nghiệp. Đây là địa phương có rất nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển du lịch sinh thái. Mỗi vùng đất của Hà Nội đều có thể xây dựng được  những sản phẩm du lịch khác nhau và cần làm ra sản phẩm đặc thù để thu hút khách du lịch.

Trên cơ sở những tiềm năng sẵn có của Phúc Thọ, huyện,đã xây dựng tour trải nghiệm miệt vườn “ Green tour - Healthy life” thành sản phẩm du lịch đặc thù với loại hình du lịch sinh thái được khách nước ngoài rất ưa chuộng. Theo đó, du khách sẽ được tham quan những vườn hoa quả bạt ngàn mùa nào thức nấy, trải nghiệm cuộc sống cùng người dân bản địa, hấp dẫn và, tham gia làm vườn, cấy lúa, hái rau… được thưởng thức những sản vật địa phương vô cùng độc đáo và hấp dẫn.

nntd4-1702783557.jpg

Hà Nội phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái (Ảnh báo Tuổi trẻ Thủ đô)

Cách trung tâm Hà Nội 15 km, khu du lịch trải nghiệm Hải Đăng, xã Yên Mỹ, thuộc huyện Thanh trì đã trở thành một điểm đến hấp dẫn, được nhiều du khách lựa chọn. Trung bình mỗi năm, cơ sở đón này đã nhiều lượt khách đến trải nghiệm. Nhiều người từng chia sẻ: “Loại hình du lịch này là một trải nghiệm ý nghĩa, nó giúp trẻ nhỏ được hòa mình vào thiên nhiên, được tự mình khám phá, tự trồng những luống rau... Qua đó, các em có thêm kiến thức về nông nghiệp và biết được sự vất vả của người nông dân một nắng hai sương”.

Không chỉ Phúc Thọ, Thanh Trì có mô hình tham quan trang trại, miệt vườn. Đến nay hình thức này đã được triển khai mở rộng ở nhiều  huyện ngoại thành như Đan Phượng, Ba Vì, Thanh Oai, Gia Lâm, Long Biên,... giúp du khách có được nhiều trải nghiệm thú vị. Mỗi năm, làng rau sạch Giang Biên (Long Biên) đều đón hàng trăm du khách trong,ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về mô hình rau sạch địa phương. Phần lớn khách nước ngoài đều tỏ ra ngạc nhiên và thích thú về quy trình sản xuất từ vun luống, bón phân hay gánh nước tưới cho từng luống rau, thậm chí, họ còn được tận tay “làm ra rau sạch”.

Hiện nay, mô hình DLNNchưa thực sự trở thành điểm nhấn của du lịch Thủ đô, nhiều du khách còn lạ lẫm về mô hình này; nhiều nơi chưa có sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương và các ngành chức năng. Muốn phát triển mô hình này, ngoài quỹ đất, vốn đầu tư, điều quan trọng là phải xây dựng được môi trường sống  xanh - sạch - đẹp...

Lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, phát triển trang trại nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch là vấn đề mới, hành lang pháp lý cho hoạt động chưa hoàn chỉnh để thu hút các doanh nghiệp đầu tư. Hà Nội chỉ cấp phép đầu tư cho các dự án có giải phóng mặt bằng, trong khi các huyện chỉ cấp phép hoạt động cho các trang trại và hộ dân, còn đối với các dự án do doanh nghiệp đầu tư thì phải do Thành phố xem xét cấp phép hoạt động. Do vậy, việc cần làm là phải tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

Cùng với những việc trên đây, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như quy hoạch, bảo tồn các làng nghề truyền thống nông nghiệp, xây dựng bộ tiêu chuẩn về sản phẩm du lịch nông nghiệp từ tên gọi đến nội dung hoạt động, cung cấp kinh phí đào tạo kỹ năng tiếp đón du khách và tiếp thị sản vật cho các nông hộ và tăng cường hơn nữa vai trò của công tác truyền thông.

Phát triển Du lịch nông nghiệp với  hoàn thiện quy hoạch du lịch

Là loại hình tạo ra sản phẩm phục vụ du khách dựa trên nền tảng của sản xuất nông nghiệp, tài nguyên DLNN là những gì liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp như tài nguyên thiên nhiên (đất đai, khí hậu, thời tiết…), tài nguyên nhân văn (con người, văn hóa, phương thức sản xuất, kỹ thuật canh tác, kinh nghiệm và sản phẩm…)

Tài nguyên thiên nhiên là bộ phận cấu thành quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ du lịch, lĩnh vực kinh doanh và và tính chất chuyên môn hóa của vùng.

Sản xuất nông nghiệp không thể tiến hành được khi không có đất, đất đai ảnh hưởng đến năng suất, sản phẩm và quy mô sản xuất. Nước là nguồn tài nguyên quan trọng gắn với nhu cầu sinh hoạt,là yếu tố sống còn của sản xuất nông nghiệp,; tài nguyên động thực vật phong phú là cơ sở tạo nên nhiều giống cây trồng, vật nuôi thích nghi với điều kiện các vùng sinh thái khác nhau. Các yếu tố nhiệt, độ ẩm, ánh sáng và không khí ảnh hưởng lớn đến mùa vụ và cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tính chất bấp bênh, thiếu ổn định do thiên nhiên biến động đã ảnh hưởng đến mùa vụ sản xuất, tiêu thụ nông sản và nhất là phát triển du lịch nông thôn

Hoạt động DLNN được hình thành và phát triển gắn với nguồn tài nguyên. Đây là điều kiện tiên quyết, tạo sức hấp dẫn du khách về với các vùng cảnh quan gắn với thiên nhiên, thôn xóm gắn với đồng ruộng. Cảnh quan thiên nhiên dược bảo tồn có giá trị thu hút du khách mạnh mẽ; các hoạt động canh tác, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, trồng và bảo vệ rừng gắn bó với tự nhiên và hệ sinh thái đều có sức hấp dẫn đối với khách du lịch muốn được trải nghiệm để  trở về với cội nguồn tự  nhiên.

Để phát triển DLNN cần có điều kiện về cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu của du khách về ăn ở, đảm bảo an toàn, vệ sinh, do vậy, cần có các nhà cung ứng dịch vụ nhà nghỉ, quán ăn. Cơ sở hạ tầng là nhân tố quan trọng là chìa khóa để mở mang DLNN. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn là nhiệm vụ cần thiết để tạo tiềm năng phát triển KT-XH và mở mang phát triển DLNN. Nói tới hạ tầng phục vụ du lịch thì mạng lưới giao thông cần là nhân tố hàng đầu. Chỉ khi giao thông phát triển giao lưu nhanh chóng, du lịch mới phổ biến được trong xã hội. Giao thông thông suốt và đa dạng sẽ giảm được thời gian đi lại và tăng thêm thời gian nghỉ ngơi cho du khách. Tiếp đến thông tin liên lạc là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lưu trong đời sống xã hội. Ngành du lịch không thể thiếu được thông tin liên lạc, nó phải đảm bảo chuyển tin tức kịp thời để thực hiện các mối giao lưu. Hệ thống cung cấp điện và cấp thoát nước là phương tiện đảm bảo điều kiện sinh hoạt bình thường, phục vụ trực tiếp cho nghỉ ngơi, giải trí là những nhu cầu thiết yếu của hoạt động du lịch.

Nhiều làng quê nước ta việc đi lại còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng kém phát triển. Do vậy, trong các quy hoạch phát triển DLNN cần phải đầu tư xây dựng hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng đồng bộ. Có như vậy mới hy vọng thu hút được đông đảo du khách về với các vùng nông thôn tham quan và nghỉ dưỡng.

Thay lời kết luận

Việt Nam và Thủ đô Hà Nội có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp với nhiều vẻ đẹp thiên nhiên, đa dạng mùa vụ và những người dân hiếu khách. Chủ trang trại và các nhà quảng bá có thể lập ra một chương trình phát triển DLNN với nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn, nhưng để để mô hình DLNN thành công đang cần rất nhiều nỗ lực từ lập kế hoạch, điều phối sự kiện, tài liệu quảng cáo đến quản lý của người nông dân sản xuất nhỏ phân tán, chưa quen với phương thức quản lý trang trại theo kiểu doanh nghiệp.

Hiểu rõ về bản chất của du lịch và du lịch nông nghiệp cho phép chúng ta xác định được giá trị của các nguồn tài nguyên và quá trình phát triển của DLNN trong xu thế phát triển kinh tế toàn cầu. Một quy nhoạch tốt có thể giúp chúng ta thấy rõ tầm xa để lường trước khó khăn, hạn chế trong quá trình phát triển để có giải pháp chủ động ứng phó. Hy vọng các nhà nghiên cứu phát triển Thủ đô trong xây dựng thành phố thông minh sẽ quan tâm nhiều hơn, đưa du lịch nông nghiệp trở thành điểm nhấn trong phát triển kinh tế xã hội Thủ đô./.


 [A1]

 [A2]