An toàn LTTP ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên đến sức khỏe nòi giống; tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia, nhưng để người tiêu dùng (NTD) lựa chọn được LTTP an toàn là điều không dễ, nhiều vụ ngộ độc vẫn thường xảy ra trong các bếp ăn, thực phẩm đường phố và trong các gia đình. Bài viết hướng tới những điều cần biết để chia sẻ cùng bạn đọc
Xu hướng phát triển Nông nghiệp và ảnh hưởng của nhu cầu tiêu dùng
Sản xuất Nông nghiệp có vai trò quan trọng để cung cấp LTTP cho toàn xã hội, đặc biệt là trong quá trình đẩy nhanh nhịp độ đô thị hóa. Theo nhiều nghiên cứu, không gian nông nghiệp có thể phân thành 3 vùng trong đô thị hoá. Đó là: vùng nông thôn ven đô, đô thị ven đô và vùng nội đô.
Nông nghiệp tạo không gian xanh và phát triển cân bằng ( Ảnh Tạp chí Tài chính)
Phân tích tình hình phát triển Nông nghiệp ven đô; các nhà nghiên cứu cho rằng, nông nghiệp của Hà Nội, Hải Phòng và nhiều thành phố khác thường phát triển theo mô hình 3 vành đai, gồm có vành đai nông nghiệp chuyên canh, nông nghiệp đa dạng hóa và vành đai nông nghiệp thích ứng.
Khi đất nông nghiệp thuộc quyền quản lý của chính quyền đô thị, đất nông nghiệp được giao cho nhà đầu tư, nông dân mất đất canh tác. Mặt khác, đất nông nghiệp manh mún, không liền mạch nên việc mở rộng canh tác và đầu tư sản xuất gặp nhiều khó khăn. Với những hạn chế về tuổi tác, trình độ học vấn và kỹ năng làm việc, nông dân khó có cơ hội tìm kiếm việc làm. Trong quá trình đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa; nông nghiệp có vai trò quan trọng để đảm bảo sinh kế và việc làm cho cư dân nghèo.
Tại Thủ đô Hà Nội, dân số gia tăng nhanh đã nảy sinh lo ngại về cung cấp lương thực. Làm thế nào giữ an ninh lương thực bền vững mà không gây nguy hại tài nguyên môi trường là vấn đề lớn đặt ra.
Nhu cầu “thực phẩm an toàn” tại nhiều địa phương ngày một giá tăng, nhưng hộ sản xuất nhỏ, thường không có phương tiện hoặc chưa được đào tạo kỹ thuật để đáp ứng các yêu cầu về thực phẩm an toàn. Thêm nữa, dân số tăng nhanh kéo theo những vấn đề nảy sinh như ô nhiễm nguồn nước, không khí và vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng.
Nông nghiệp không chỉ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược bền vững sinh kế, tạo nguồn thu GDP dựa trên giá trị gia tăng từ đất nông nghiệp mà còn được xem là hướng đi tối ưu, mang tính khả thi để giải quyết những bất cập liên quan đến quá trình đô thị hóa như an ninh lương thực và môi trường, hướng tới xây dựng đô thị sinh thái và cảnh quan bền vững cho tương lai.
Phát triển nông nghiệp sẽ từng bước thay đổi nhận thức của người dân từ sản xuất nông nghiệp theo phương thức truyền thống sang sản xuất nông sản hàng hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và phương pháp canh tác mới theo hướng sinh thái, bền vững, an toàn sinh học, giảm thiểu tác động ô nhiễm, cải thiện môi trường và cảnh quan. Nông nghiệp sẽ đóng góp quan trọng vào chiến lược đô thị hóa xanh, thông minh và bền vững. Phát triển sản xuất nông sản chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe cộng đồng; đảm bảo không chỉ phát triển nền nông nghiệp toàn diện, bao trùm mà còn bảo tồn được các giống, loài cây trồng và vật nuôi.
Trên quan điểm của Hệ thống LTTP bền vững, nông nghiệp còn nhiều khó khăn trong phân phối và tiêu dùng nông sản thực phẩm. Quá trình đô thị hóa tác động mạnh tới sự đa dạng, mật độ và khoảng cách của các điểm cung cấp thực phẩm. Người tiêu dùng đô thị tiếp cận thực phẩm đa dạng qua các điểm bán thực phẩm như chợ truyền thống, điểm bán thực phẩm hiện đại, chợ và các điểm bán như siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện ích.
Khu vực đô thị không phụ thuộc nhiều vào mùa vụ, chế độ ăn của người dân có thêm thực phẩm được du nhập từ nước ngoài và giá cả thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong quyết định lựa chọn thực phẩm của người tiêu dùng (NTD).
Trong những thập kỷ gần đây, an toàn thực phẩm đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của NTD. Năm 2013, Việt Nam đứng thứ 13 trong số các nước có nhiều sai phạm về an toàn thực phẩm. Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra, 89% NTD thế giới tiêu thụ thực phẩm không an toàn. Mức độ đô thị hóa nhanh đã tạo áp lực lên việc cung cấp thực phẩm truyền thống. Việc sử dụng quá mức đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như lạm dụng chất kháng sinh, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học và kiểm soát lỏng lẻo hoặc nhập khẩu lậu; thiếu truy xuất nguồn gốclà những tác nhân gây mất an toàn thực phẩm. Đây cũng là thách thức trong thực hành sản xuất của các nhà sản xuất quy mô nhỏ.
Khu vực đô thị có hệ thống thực phẩm đa dạng với nhiều lựa chọn khác nhau giữa các vùng miền, nhóm dân tộc, khí hậu và mùa vụ. Trong khi lúa gạo là thực phẩm chính, thì sở thích và cách lựa chọn ngày càng thay đổi; thịt lợn tăng nhanh trong những năm gần đây và tiêu thụ các loại rau xanh trở nên vô cùng quan trọng trong chế độ ăn. Mặc dù sản phẩm sữa không phải là thực phẩm được ưa chuộng trong chế độ ăn truyền thống, nhưng xu hướng tiêu dùng lại ngày càng mở rộng. Việc lựa chọn thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng và thực phẩm có mùi vị ngon và hấp dẫn ngày một gia tăng. Sở thích lựa chọn thực phẩm có sự thay đổi và khác nhau giữa các thế hệ. Trong đó, giới trẻ có xu hướng thích tiêu thụ thực phẩm hiện đại có nguồn gốc từ phương Tây, còn người lớn tuổi lại thích tiêu thụ thực phẩm truyền thống. Hành vi tiêu dùng hướng tới “ăn ngon miệng hơn” đã ảnh hưởng lớn tới chất lượng bữa ăn trong ngắn và dài hạn.
Ăn uống bên ngoài hộ gia đình ngày càng trở nên phổ biến; người tiêu dùng lựa chọn ăn bên ngoài vì lý do thuận tiện, tiết kiệm thời gian cho nấu nướng và chi phí rẻ hơn so với mua đồ ăn để nấu nướng tại nhà. Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững đến 2030 và tầm nhìn 2045 xác định rõ định hướng nông nghiệp sinh thái. Với Hà Nội, Luật Thủ đô sửa đổi đã xác định rõ tầm nhìn đô thị sinh thái, bền vững và khẳng định rõ vai trò của Nông nghiệp đô thị.
Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, gắn sản xuất Nông nghiệp với cung ứng và tiêu dùng Lương thực thực phẩm là điều kiện cần thiết. Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững đến năm 2030 ( Quyết định 300 ngày 28/03 cuả Thủ tướng Chính phủ).
Chính phủ xác định Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm là nhiệm vụ liên ngành với sự vào cuộc của mọi tác nhân trong toàn hệ thống, được thực hiện đồng thời ở nhiều cấp từ Trung ương tới địa phương dưới sự giám sát, điều hành thống nhất và xuyên suốt của Chính phủ.
Có nhiều hình thức phát triển Nông nghiệp, bao gồm cả canh tác trên mặt đất, trên mái nhà, thủy canh, nhà kính và các công nghệ khác. Nông nghiệp nước ta có nhiều tiềm năng sản xuất lương thực, đặc biệt là những loại sản phẩm dễ hỏng và có giá trị cao. Ngoài ra, ngày càng có nhiều mối quan tâm đến canh tác quy mô thương mại cây trồng phi lương thực như trồng hoa hoặc tận dụng không gian trồng cây trên các bức tường đô thị. Ở nhiều nơi, Nông nghiệp có vai trò then chốt đối với an ninh lương thực và được phát triển trong những thành phố thông minh. Đây là hiện tượng có quan hệ mật thiết với kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ.
So với những hoạt động nông nghiệp khác, nông nghiệp đô thi(NNĐT) sử dụng nhiều vốn, cơ sở vật chất, công nghệ và lao động; được cho là nền nông nghiệp công nghiệp hóa, có thể tận dụng thị trường để phát triển mạng lưới thông tin và giao thông, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và thương mại liên vùng.NNĐT phát triển bền vững cần theo cách tiếp cận liên ngành. Đây là cách làm quan trọng để đạt được 17 mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 của Liên Hợp Quốc.
Đô thị lớn có nhiều rủi ro về an ninh lương thực thực phẩm do thiếu kết nối cung cầu. Hệ thống lương thực-thực phẩm hoạt động hiệu quả là một cấu phần quan trọng của nền kinh tế, nó phải trở thành khát vọng rõ ràng của các thành phố năng động và là nội dung chính trong các quy hoạch và chính sách đô thị, cần được các cấp lãnh đạo đặc biệt quan tâm.
Ở nhiều quốc gia, lương thực-thực phẩm là một trong nhữngchính sách và quản trị đô thị quan trọng. Trên toàn châu Á, chính sách lương thực từ lâu được coi là nhiệm vụ của các bộ về nông nghiệp. Trên thực tế, ngành nông nghiệp đã tập trung vào tăng cường sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn,và thực hiện mục tiêu an ninh lương thực quốc gia, khu vực đô thị không được đề cập nhiều trong cácquy hoạch nông nghiệp hay tài nguyên thiên nhiên
Sự phát triển của các tổ chức an toàn thực phẩm toàn cầu cho thấy, hệ thống lương thực-thực phẩm hiện được nhiều cơ quan khác nhau giải quyết, nhưng có ít sự phối hợp. Bài học kinh nghiệm rút ra trong quản lý là, các nhà quy hoạch và hoạch định chính sách đô thị phải giải quyết quá nhiều vấn đề trong các thành phố phát triển nhanh. Nhiều thành phố phải đối mặt với hàng loạt thách thức liên quan đến sự phát triển không theo quy hoạch, bao gồm cả tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí, tích tụ chất thải rắn, cơ sở hạ tầng vật chất kém phát triển, cũng như yếu kém về y tế, giáo dục và các dịch vụ khác.
Lương thưc thực phẩm :Nguồn gốc và vấn đề cần quan tâm để đảm bảo an toàn
LTTP đến với NTD từ 2 nguồn cơ bàn la chất đạm đông vật và thực vật của sản xuất nông nghiệp. Đạm động vật có trong thịt, cá, trứng,sữa và thủy, hải sản là một nguồn dạm hoàn chỉnh bao gồm các axit amin mang đến nhiều chất dinh dưỡng. Đạm thực vật có trong gạo, ngô, mý;đậu đỗ… Tuy chưa hoàn chỉnh nhưng chế độ ăn giàu đam thực vật đã mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm các bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường hoặc ung thư. Các nhà phân tích đã rút ra, cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp cân bằng cả đạm động vật và đạm thực vật.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới(WHO), thực phâm an toàn khi không gây hại là LTTP không chứa hoặc chứa một hàm lượng nhỏ có thể chấp nhận được các chất hoặc sinh vật có thể gây hại cho sức khỏe. Theo đó, LTTP an toàn là các loại thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu mà không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng (NTD). Với hàm nghĩa này, thực phẩm bẩn liên quan đến quá trình sản xuất, chế biến và phân phối không đảm bảo vệ sinh. Thực phẩm không an toàn với khái niệm rông hơn, bao hàm cả các chất hoặc vi sinh vật gây bệnh đủ lớn làm tổn hại sức khỏe. Giải quyết ván đề LTP không an toàn bao gồm cả việc cải thiện điều kiện vệ sinh ngay từ nguyên liệu đầu vào của sản xuất.
Cung ứng LTTPthiết yếu (Ảnh Báo Công Thương)
Cùng với những hiểu biết này, khái niệm Hữu cơ được sử dụng để chỉ LTTP được nuôi trồng, bảo quản và chế biến không sử dụng hóa chất, hormone kích thích tăng trưởng, kháng sinh hoặc sinh vật biến đổi gene.
LTTP hữu cơ rất đa dạng từ lương thực, thịt, cá, trứng, sữa; rau, củ, quả đến những nông sản đã chế biến sẵn như bánh kẹo, thức ăn đường phố… Ngày nay, rau quả hữu cơ ngày càng phổ biến, đã chiếm lĩnh được lòng tin và sự lựa chọn của NTD do hàm lượng chất chống oxi hóa cao; nông độ Nitrat thấp; sữa và thịt hữu cơ chứa hàm lượng axit béo cao.…
Trên thị trường, LTTP hữu cơ được đán nhãn truy xuất nguồn gốc, qua đó NTD có thể biết được nguồn gốc và phương pháp canh tác. Chữ Hữu cơ (Organic) hay An toàn(Safe) và hình ảnh đặc trưng của logo nhận diện là hệ thống dảm bảo có sự tham gia, được Liên đoàn Nồng nghiệp Hữu cơ Thế giới (IFOAM) đưa vào ứng dụng trong sản xuất.
LTTP biến đổi gene (BĐG) là loại thực phẩm co ít nhất một thành phần nguyên liệu có gene bị biến đổi bằng công nghệ sinh học. Thực phẩm BĐG được sản xuất, chế biến từ sinh vật BĐG, Luật An toàn thưc phẩm Việt Nam 2010 quy định bắt buộc phải ghi rõ cụm từ Biến đổi gen trên bao bì LTTP. Khi mua, NTD cần đọc kỹ thông tin cảnh báo về thực phẩm BĐG (GMF) để lựa chọn.
Thực phẩm thuần túy thực vật (gọi là thực phẩm chay), nhiều người biết đến như một biện pháp duy trì sức khỏe và vóc dáng; NTD dễ dàng nhận dạng trên bao bì của sản phẩm.
Với khả năng bảo quản, tiện ích trữ số lượng lớn lâu dài giúp tiết kiệm thời gian; tốt cho sức khỏe NTD, thực phẩm chế biến sẵn là một xu thế lựa chọn ngày nay. Tuy nhiên việc sử dụng hóa chất bảo quản, giảm giá trị dinh dưỡng và những hạn chế trong bảo quản còn là những trở ngại cần phải vượt qua.
Nhãn dinh dưỡng trên bao bì giúp NTD xác định được lượng calo và chất dinh dưỡng trong khẩu phần LTTP, do vậy, cần đọc kỹ thông tin trên nhãn hiệu LTTP. Thành phần ghi trên nhãn được ghi theo khối lượng từ cao nhất đến thấp nhất; căn cứ vào đó, NTD có thể lựa chọn sản phẩm và biếts được các thành phần không thể dung nạp được. Việc độc kỹ hướng dẫn sử dụng sẽ giúp NTD lựa chọn được sản phẩm có ích cho sức khoẻ cũng như các điều kiện về an toàn.
Quyền được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm cho phép NTD có quyền yêu cầu nhà sản xuất kinh doanh lTTP phải bảo vệ quyền lợi của mình, khiếu nại, tố cáo và khởi kiện theo quy định của pháp luật; được bồi thường thiệt hại do LTTP không an toàn gây ra.
Khi phát hiện sự cố về an toàn TLTTP, NTD phải kịp thời cung cấp thông tin hoặc khai báo với chính quyền nơi gần nhất;cơ sở khám, chữa bệnh, tổ chức có thẩm quyền và cơ sở sản xuất kinh donh.
Trong trường hợp nhà sản xuất thông báo triệu hồi sản phẩm bán ra do ảnh hưởng tiêu cực tới NTD cần tuân thủ việc thu hồi cuả nhà sản xuất hoặc cơ sở bán hàng. Khi giao lại sản phẩm cần kiểm tra kỹ thông tin về chính sách đền bù, bồi thường thiệt hại của nơi bán hoặc nhà sản xuất và lưu lại thông tin cá nhân để phục vụ cho yêu cầu bồi thường./.