Chuỗi giá trị trong tiêu thụ nông sản ở Việt Nam

Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị giúp đảm bảo các chủ thể tham gia chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm, điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân.

Chuyển đổi số nông nghiệp trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một nội dung quan trọng. Đây là giải pháp hữu hiệu để khắc phục điểm yếu của sản xuất thiếu liên kết, giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng; tối ưu hóa hoạt động sản xuất, tăng lợi nhuận và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu

Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam chưa có nền tảng số và cách tiếp cận mới theo yêu cầu thương mại nên chưa tạo được thuận lợi cho nông sản kết nối trực tiếp với hệ thống thương mại toàn cầu. Nhiều phân tích cho rằng: Số hóa ngành nông nghiệp nên bắt đầu từ các yếu tố cốt lõi nhằm đề xuất giải pháp số hóa các ngành trong chuỗi giá trị nông nghiệp như cung ứng, tiêu thụ và xây dựng mạng lưới thương mại điện tử kết nối sản xuất với chế biến, tiêu dùng".

434970830-398494116474660-7473521116042428793-n-1712741305.jpg
Thực phẩm củ quả sạch của nông nghiệp Việt Nam

1. Về chuỗi cung ứng nông sản

Chuỗi cung ứng nông sản có thể hiểu, đó là khoảng cách địa lý đo bằng độ xa giữa người sản xuất và người tiêu dùng và số đơn vị trung gian tham gia vào chuỗi cung ứng nông sản. Sau các hiệp dịnh thương mai tự do (FTA) được ký kết, trong lưu chuyển thương mại quốc tế nhiều hàng rào thuế quan dược gỡ bỏ. Với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam châu Âu (EVFTA), EU đã xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU và 7 năm sau sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU vào Việt Nam được xóa bỏ thuế nhập khẩu. Ngay khi EVFTA có hiệu lực, trị giá xuất khẩu sản phẩm rau quả của Việt Nam xuất sang thị trường EU đã đạt 14,7 triệu USD, tăng trên 25% so với trước đó. EVFTA mang kỳ vọng sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được đánh giá là có quy mô lớn nhất thế giới, sẽ giúp cho hàng hóa và nông sản Việt Nam bước vào thị trường rộng lớn, gồm mười nước thành viên ASEAN và năm quốc gia là Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và New Zealand.với 2,2 tỷ người, chiếm trên 30% dân số thế giới và 30% tổng sản phẩm nội địa (GDP) toàn cầu. Đây là thị trường quan trọng của xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam. Với dự báo thị trường RCEP đạt hơn 100 nghìn tỷ USD, trước năm 2050, thị nông sản xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng mạnh vào khu vực này. Rõ ràng là hội nhập quốc tế và khu vực là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế, gia tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu nông sản trong giai đoạn 2015- 2020. Năm 2020, Việt Nam đã có 9 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên một tỷ USD với 5 mặt hàng nông sản đạt trên 3 tỷ USD là gỗ, tôm, rau quả, hạt điều và gạo.

Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 tác động tiêu cực tới thương mại toàn cầu, xuất khẩu nông sản năm 2020 đã đạt 10,61 tỷ USD tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2019 đến nay đã vượt ngưỡng 42 tỷ USD/năm.  Tác động tích cực của các hiệp định tự do hóa thương mại FTA đã tạo tiền đề tốt cho phát triển nhiều mặt hàng nông sản, thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng kinh tế Việt Nam và quan trọng là tạo cơ hội để cải thiện thu nhập của số đông hộ sản xuất nhỏ ở nông thôn. Tiềm năng xuất nhập khẩu nông sản sẽ tác động sâu sắc tới sản xuất và cung ứng nông sản thực phẩm. Tuy nhiên việc giảm hàng rào thuế cũng gây cạnh tranh về chất lượng nông sản thực phẩm, đây là thách thức lớn trong các chuỗi cung ứng xuất khẩu.

Từ góc nhìn hội nhập quốc tế và khu vực, gia tăng sản xuất nông sản thực phẩm với chất lượng cao, số lượng lớn tạo cơ hội không chỉ cho các doanh nghiêp lớn mà còn làm cho các nông hộ, trang trại sản xuất nhỏ tham gia tích cực hơn vào chuỗi cung ứng để cải thiên thu nhập đồng thời với phát triển sản xuất theo hướng hiên đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập và do vậy, sẽ tác động lan tỏa tới phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm có chất lượng ngày càng cao.

Trong bối cảnh, Việt Nam trở thành nước đang phát triển với thu nhập trung bình cao (vượt qua mức bình quân 4.500 USD/đầu người); thương mại, hàng hóa và các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS),và rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), dịch vụ, đầu tư, cạnh tranh doanh nghiệp và sở hữu trí tuệ đang là những thách thức lớn đặt ra.

Tiềm năng xuất nhập khẩu nông sản có tác động sâu sắc tới sản xuất và cung ứng nông sản. Giảm thuế quan tạo thuận lợi cho xuất khẩu nhưng cũng gây ra áp lực cạnh tranh lớn đối với nông sản thực phẩm cả về giá cả, mẫu mã, đặc biệt là chất lượng và an toàn thực phẩm. Cạnh tranh chất lượng nông sản là thách thức lớn đối với các chuỗi cung ứng không chỉ đối với xuất khẩu mà ngay cả tiêu dùng trong nước. Kiểm soát an toàn thực phẩm và sức khỏe con người được xem là ưu tiên hàng đầu của cơ quan quản lý nhập khẩu; sản phẩm tạo ra bắt buộc phải áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng và quản lý an toàn thực phẩm với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về dư lượng kháng sinh (MRLs), thuốc trừ sâu, các quy định về chứng nhận sản phẩm có trách nhiệm xã hội.

Ngoài ra, các quy định về xuất xứ, chỉ dẫn địa lý hay nhãn mác thực phẩm đều rất nghiêm ngặt nhằm đảm bảo công khai minh bạch và truy xuất được nguồn gốc, kiểm soát được hành động hỗ trợ  chống bán phá giá khi nhiều hàng hóa thực phẩm nhập từ các nước phát triển với các tiêu chuẩn Global GAP vượt trội,tạo áp lực cạnh tranh lớn lên hệ thống cung ứng thực phẩm và chuỗi cung ứng nông sản .Áp lực cạnh tranh còn cao hơn do những đối tác thương mại có cơ cấu sản phẩm tương tự, nhưng khoảng cách địa lý lại gần và năng lực cạnh tranh mạnh hơn.

Từ góc nhìn hội nhập, đáp ứng được các yêu cầu thương mại sẽ có tác động lan tỏa tới phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm có chất lượng ngày càng cao. Là nước đang triển có thu nhập trung bình cao với dân số trên 103 triệu người, Việt Nam đã trở thành thị trường giàu tiềm năng về nông sản thực phẩm, điều này sẽ giúp đất nước có nhiều triển vọng để trở thanh nước co chuỗi nông sản thực phẩm mạnh.

2. Tổng quan hiện trạng chuỗi cung ứng nông sản và những giá trị cốt lõi

Theo nhiều nghiên cứu, trong giá nông sản ở Việt Nam ,hoa hồng cho nông trại chiếm khoảng 20%, chợ đầu mối 20%, chợ địa phương (bao gồm cả đơn vị kinh doanh: siêu thị, nhà hàng ,bếp ăn) 20% vớitổn thất hư hao vận chuyển và hàng tồn kho ở các tổ chức nêu trên từ10% đến 40% ; đến người tiêu dùng giá nông sản đã bị đội lên từ 160% đến 200%. Nghĩa là, giá đến tay khách hàng tiêu dùng cuối cùng có thể tăng gấp 3 lần so với ở nông trại.

Giá thị trường với mô hình hệ thống cung ứng hiện tại, bị đội lên cao là do hệ thống phân phối có nhiều lớp và tỷ lệ tổn thất hư hao quá lớn Từ hiện trạng thị trường và mô hình hệ thống chuỗi cung ứng hiện nay, các nhà phân tích cho rằng: Thị trường đang bị hạn chế với giá trị tạo ra  thấp; thiếu chú trọng chất lượng; tỷ trọng hàng hóa chế biến sâu và giá trị gia tăng chưa cao; hoạt động mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng chưa được quan tâm; các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chưa rõ ràng, thiếu cơ chế và kênh tiếp nhận phản hồi hiệu quả.

434888060-398494223141316-427681347645310907-n-1712741305.jpg
Hàng thực phẩm đa dạng, trong siêu thị. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Trong phân phối còn qua nhiều khâu trung gian nên giá thành bị đội lên cao. Mặt khác, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chưa rõ ràng; còn nhiều bất cập; thiếu minh bạch và hiệu quả về giá thấp. Đặc biệt, phát triển hình ảnh, thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức; thiếu cơ chế và kênh tiếp nhận phản hồi của khách hàng về hiệu quả; mô hình phân phối còn phức tạp;

Do thị trường hạn chế bởi giá trị thấp nên cần tạo tiêu chuẩn mới chú trọng chất lượng với tỷ trọng hàng hóa chế biến sâu và giá trị gia tăng cao. Theo đó, việc cần làm ngay là mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng đảm bảo giá cả theo mô hình phân phối mới. Tại nhiều hội thảo, các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ. Theo đó, cần vận dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

4. Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ qua sàn giao dịch thương mại điện tử

Sàn thương  mại điện tử (E-commerce) là sự kết nối trực tiếp giữa đơn vị phân phối với nhà sản xuất nông sản, dựa trên giải pháp truy xuất và xác thựcxuyên suốt chuỗi cung ứng thực phẩm theo nguyên tắc “một bước trước, một bước sau”, phát triển quanh 5 giá trị cốt lõi với Mobile First là khâu chọn lựa phát triển ứng dụng trên di động cho phép khách hàng đăng ký, khai báo, cập nhật, xác thực và giao tiếp nhanh chóng, Trí tuệ nhân tạo (AI),và Dữ liệu lớn (Big Data) dùng trí thông minh nhân tạo và dữ liệu lớn vào phân tích hành trình khai báo, bảo vệ bản quyền hình ảnh của khách hàng trên toàn bộ hệ thống và Blockchain sử dụng công nghệ chuỗi khối trong việc xác thực và lưu trữ dữ liệu trên nền tảng, giúp khách hàng công khai minh bạch và bảo vệ thương hiệu, tài sản độc lập, không bị can thiệp bởi bất cứ ai. Tích hợp nền tảng E-commerce cho phép nhà sản xuất có thể bán hàng ngay hàng hóa khi đang sản xuất, kết nối trực tiếp giao dịch giữa các đối tác dựa trên lịch sử làm việc và xác thực tạo thuận lợi cho việc quản lý của các cấp cho đến từng đơn vị trong sản xuất nông sản.

Theo giới nghiên cứu, cần có hồ sơ doanh nghiệp nhằm giúp quảng bá thương hiệu. Hồ sơ này cung cấp trang chủ (Landing page)và mã hóa QR hỗ trợ việc giới thiệu doanh nghiệp; cập nhật thông tin nhanh chóng ngay trên thiết bị di động và ứng dụng công nghệ trong lưu trữ các dữ liệu  sản xuất, xác thực nguồn gốc và minh bạch thông tin. Hồ sơ công khai minh bạch sản phẩm sản xuất và phân phối sẽ hỗ trợ giới thiệu sản phẩm, cập nhật nhanh thông tin ngay trên thiết bị di động giúp nhà sản xuất quảng bá được danh mục các sản phẩm đang sản xuất

Việc bổ sung danh mục sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm cả ứng dụng công nghệ Blockchain cho truy xuất nguồn gốc một cách đơn giản, dễ hiểu. Công nghệ Blockchain giúp gia tăng giá trị sản phẩm và bảo vệ thương hiệu bằng cách công khai, minh bạch hành trình sản xuất, đảm bảo thông tin tin cậy và không thể bị sửa xóa; Thông tin hành trình sản phẩm của nhà sản xuất được các nút phân tán trên thế giới xác thực và nhanh chóng lưu trữ; việc cung cấp website cho phép tìm kiếm, theo dõi thông tin sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên Blockchain.

Sản xuất và hành trình sản phẩm minh bạch cần được quản lý theo từng lô (đang sản xuất và đã hoàn thành). Nhằm tăng tính minh bạch, hành trình sản phẩm được minh họa chi tiết để gia tăng trải nghiệm cho người dùng; Tính năng xác thực hình ảnh bằng trí tuệ nhân tạo đảm bảo thông tin cung cấp là duy nhất, được bảo vệ và tránh sao chép; Tự tạo, in và quản lý tem truy xuất để bảo vệ thương hiệu, sản phẩm sẽ tạo thuận lợi trong việc hình thành thông tin liên quan tới giá bán, khối lượng và quy cách đóng gói và vận chuyển phục vụ cho mục đích kinh doanh; Đăng tin và kết nối sàn E-comerce nhanh chóng và tin cậy: giúp nhà sản xuất có thể gửi thông tin về lô hàng cho khách hàng ngay cả khi sản phẩm còn trong quá trình sản xuất, khách hàng có thể dựa vào thông tin đăng tải để nắm bắt được sản phẩm hiện tại đang ở giai đoạn nào trong hành trình sản xuất và yên tâm về nguồn gốc sản phẩm.

Thông tin về sản phẩm được hiển thị trên sàn thương mại điện tử nhằm kết nối nhanh và thuận tiện nhất giữa người mua và người bán; E-comerce giúp đa dạng hóa lựa chọn, minh bạch nguồn gốc và bảo vệ thương hiệu. Minh bạch nguồn gốc có 3 cấp độ (cho đơn vị minh bạch thông tin là cơ sở sản xuất và sản phẩm; dành cho tổ chức minh bạch nguồn gốc của sản phẩm; dành cho các đơn vị minh bạch nguồn gốc của sản phẩm trong từng lô hàng sản xuất),

Đối với từng lô sản phẩm, việc đăng tin bánvà kết nối sàn TMĐT với đối tác cần thực hiện nhanh chóng và tin cậy. Tính năng đăng tin bán giúp cho nhà sản xuất có thể gửi thông tin về lô hàng cho khách hàng ngay cả khi sản phẩm đang rong quá trình sản xuất, khách hàng có thể dựa vào thông tin đăng bán để nắm bắt được sản phẩm hiện tại đang ở bước nào trong hành trình sản xuất và yên tâm về nguồn gốc sản phẩm.

4. Thay cho lời kết

Chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm được hiểu là chuỗi cung ứng có số lượng tác nhân kinh tế trung gian tối thiểu, có mối quan hê gần gũi về xã hội và địa lý giữa người sản xuất với người tiêu dung, nhằm mang lại ích cho cả người tiêu dùng, người sản xuất và xã hội trên các khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội.

Cho đến nay, chuỗi cung ứng này đã phổ biến ở các nước phát triển nhưng vẫn còn là khái niêm mới chưa được quan tâm nhiều ở nước ta. Với tham vọng giới thiệu về chuỗi cung ứng nông sản, bài viết đã tập trung vào phân tích bối cảnh mới và những giả pháp tác động trên sàn E- commerce với hệ thống cung ứng nông sản thực phẩm qua đó, hy vọng được bạn đọc cùng trao đổi, chia sẻ để có thể đề xuất và khuyến nghị cụ thể hơn nhằm phát triển chuỗi cung ứng nông sản đến 2030 vavà những năm tiếp theo./.