Cách làm chả cua Huế dai ngon, chuẩn vị

Chả cua Huế là món ăn đặc trưng của vùng đất cố đô, mang hương vị thơm ngon, đậm đà, và hấp dẫn. Để tạo ra những miếng chả cua dai ngon, chuẩn vị, việc chuẩn bị nguyên liệu và quy trình chế biến đúng cách là rất quan trọng. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết từng bước để có được món chả cua Huế ngon tuyệt.

1. Nguyên liệu cần thiết làm chả cua Huế và cách sơ chế

Để làm chả cua Huế dai ngon, chuẩn vị, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu tươi ngon và chất lượng. Dưới đây là nguyên liệu bạn cần chuẩn bị để làm chả cua Huế cho 4-5 người.

Thịt cua tươi (500g) và gạch cua

448727406-443471088643629-9058889714989033814-n-1718694081.jpg
Thịt cua tươi là thành phần chính tạo nên hương vị đặc trưng cho món chả cua Huế.

Thịt cua tươi là thành phần chính tạo nên hương vị đặc trưng cho món chả cua Huế. Bạn hãy chọn cua sống hoặc thịt cua được lấy ra từ những con cua tươi sống. Như vậy, thịt cua tươi sẽ ngọt và thơm ngon hơn nhiều so với thịt cua đã qua đông lạnh.

Rửa sạch cua, cho vào nồi luộc chín trong khoảng 10-15 phút. Sau đó, vớt cua ra để nguội, tách lấy phần thịt cua và gạch cua để riêng, không trộn lãn. Đảm bảo rằng bạn gỡ sạch vỏ để tránh làm mất vị thơm ngon của chả.

Phần gạch cua xào thơm với dầu và hành phi.

Thịt heo xay (300g) và mỡ heo (100g)

cach-lam-cha-cua-hue2-1718694045.png
Thịt heo xay giúp tăng độ kết dính và độ béo cho chả cua.

Thịt heo xay giúp tăng độ kết dính và độ béo cho chả cua. Bạn nên chọn thịt có một ít mỡ để chả không bị khô.

Mỡ heo giúp chả có độ béo ngậy và không bị khô khi hấp. Mỡ heo cần được băm nhuyễn để dễ dàng trộn vào hỗn hợp chả. Nếu không thích quá nhiều mỡ, bạn có thể giảm lượng mỡ heo nhưng đừng bỏ hoàn toàn.

Thịt heo và mỡ heo rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, băm nhuyễn mỡ heo để khi trộn vào chả, mỡ sẽ phân bố đều, tạo độ béo ngậy mà không bị quá khô.

Các loại nguyên liệu, gia vị khác

- Hành tím (2 củ): băm nhỏ

- Tỏi (2 tép): băm nhỏ

- Hành lá (2 cây): rửa sạch, cắt nhỏ để trộn vào chả, tạo màu sắc và hương vị thêm phong phú.

- Nấm mèo (50g): ngâm nước ấm cho nở, sau đó rửa sạch, băm nhuyễn. Nấm mèo giúp chả có độ giòn và thêm hương vị.

- Tiêu xay (1 thìa cà phê): tăng hương vị cho chả cua bằng vị cay nhẹ.

- Muối (1 thìa cà phê)

- Đường (1 thìa canh): giúp cân bằng vị, làm chả có vị ngọt nhẹ, hài hòa.

- Nước mắm (1 thìa canh): tạo độ đậm đà, thơm ngon đặc trưng cho chả cua Huế.

- Bột ngọt (1/2 thìa cà phê)

- Bột năng (2 thìa canh): giúp chả cua có độ kết dính và dai đặc trưng.

- Lá chuối (hoặc giấy bạc) để gói chả trước khi hấp. Lá chuối giúp chả có thêm hương thơm tự nhiên, trong khi giấy bạc tiện lợi và dễ sử dụng.

Bạn có thể điều chỉnh lượng gia vị theo khẩu vị cá nhân nhưng nên giữ nguyên các thành phần chính để giữ được hương vị truyền thống của chả cua Huế.

2. Cách làm chả cua Huế thơm ngon, đơn giản ngay tại nhà

Bước 1: Trộn nguyên liệu

Bạn cho cho thịt cua, thịt heo xay, gạch cua xào dầu, mỡ heo, hành tím, tỏi, hành lá và nấm mèo cùng với tiêu xay, muối, đường, nước mắm, bột ngọt và bột năng vào tô lớn hoặc một túi zip kích thước đủ dùng. 

Dùng tay hoặc đũa trộn đều các nguyên liệu cho đến khi hỗn hợp trở nên mịn và có độ dai nhất định. Quá trình trộn này cần làm kỹ và đều tay để các nguyên liệu hòa quyện vào nhau, tạo độ kết dính tốt.

Sau khi nhồi thịt xong, bạn trải đều hỗn hợp trong túi zip và cho vào ngăn đông của tủ lạnh từ 1 đến 4 tiếng.

Bước 2: Gói chả

Lấy một lượng hỗn hợp chả vừa đủ, đặt vào giữa giấy bạc. Sau đó, cuộn lại sao cho chắc tay và không bị bung ra. Nếu dùng lá chuối, bạn có thể sử dụng dây lạt để buộc cố định hai đầu của cuộn chả. Đảm bảo gói chả chặt để khi hấp, chả không bị bung ra và giữ được hình dạng.

Bước 3: Hấp chả

Bạn lấy một lượng nước vào nồi hấp sao cho lượng nước đủ để hấp trong khoảng 30-40 phút mà không bị cạn. Cho các cuộn chả đã gói vào nồi hấp, đặt chả sao cho không bị chạm vào nhau để hơi nước có thể lưu thông đều.

Hấp chả trong khoảng 30-40 phút và duy trì nhiệt độ ở mức trung bình để chả chín từ từ, đảm bảo độ mềm và dai của chả. Kiểm tra chả bằng cách dùng que nhọn xiên vào, nếu que rút ra mà không dính hỗn hợp thì chả đã chín và có thể thưởng thức.

Khi chả chín, lấy ra để nguội một chút rồi tháo bỏ lá chuối hoặc giấy bạc, thái chả thành từng miếng vừa ăn.

3. Thưởng thức món chả cua Huế - tinh hoa ẩm thực cố đô

cach-lam-cha-cua-hue3-1718694044.png
Đặc sản Vinafood

Với cách làm chả cua Huế như trên, thành phẩm khi đã chín sẽ có màu vàng ươm đẹp mắt và mang một hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được. Vị ngọt tự nhiên từ thịt cua hòa quyện với vị béo ngậy của thịt heo, mỡ heo và hương vị đậm đà, thơm lừng.

Khi nhai, chả cua có độ dai vừa phải, không quá cứng, cũng không quá mềm, tạo nên món ngon đặc trưng cho mảnh đất Huế.

Chả cua Huế có thể ăn kèm với bún, cơm, hoặc dùng trong các món cuốn, lẩu. Thường chả cua Huế sẽ ngon hơn khi được chấm cùng nước mắm pha chua ngọt hoặc tương ớt tùy khẩu vị. 

Tuy cách làm chả cua Huế ngon không quá phức tạp nhưng nhiều người chưa làm thành công do chưa có kinh nghiệm chọn nguyên liệu cua tươi ngon hoặc cách pha trộn nguyên liệu chưa đúng tỷ lệ. Do đó, không ít chị em nội trợ thông thái đã tìm mua chả cua Huế ngon tại các đơn vị phân phối thực phẩm uy tín, trong đó có Đặc sản Vinafood.

Chả cua Huế tại đây được chế biến theo công thức độc quyền, mang lại hương vị thơm ngon riêng biệt, mang đặc trưng xứ Huế. Đặc biệt, mọi nguyên liệu đều được tuyển chọn kỹ càng để mang lại chất lượng cao nhất cho món ăn. Bạn có thể chọn mua chả cua Huế tươi hoặc chả cua Huế hấp bánh tùy theo nhu cầu thưởng thức của gia đình.

Đặc biệt, nếu bạn có nhu cầu mua số lượng nhiều để biếu, tặng hoặc mở quán ăn, Đặc sản Vinafood cung cấp chả cua Huế giá sỉ với mong muốn đưa hương vị chuẩn Huế đến cho nhiều người thưởng thức.