Cấu tạo xe nâng tay thấp, xe nâng tay cao - Xe nâng Hoàng Đạt

Xe nâng tay là gì? Cấu tạo xe nâng tay thế nào? Thông số kỹ thuật và một số lưu ý khi vận hành xe nâng tay sẽ được Xe Nâng Hoàng Đạt giới thiệu chi tiết trong nội dung sau đây. Tham khảo ngay nhé!

Xe nâng là phương tiện thường xuất hiện trong các kho bãi, xưởng của các nhà máy, xí nghiệp để giúp nâng hạ, di dời hàng hóa nặng, cồng kềnh. Trong đó, loại xe nâng có giá thành rẻ, dễ sử dụng nhất là xe nâng tay. Hãy cùng Xe Nâng Hoàng Đạt tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm, cấu tạo xe nâng tay cũng như những lưu ý khi sử dụng loại xe này ngay sau đây. Hãy tham khảo ngay nhé!

Xe nâng tay là gì?

xe-nang-1726554707.jpg

Xe nâng tay là một loại xe nâng được ứng dụng trong các ngành sản xuất, công nghiệp, xây dựng để vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác hay vận chuyển hàng hóa lên cao. Có 2 loại xe nâng tay là xe nâng tay thấp và xe nâng tay cao.

Cấu tạo xe nâng tay

Với mỗi loại xe nâng tay sẽ có cấu tạo khác nhau nhất định, cụ thể:

Cấu tạo xe nâng tay cao

Cấu tạo xe nâng tay cao gồm 3 bộ phận chính:

  • Khung xe: Phần khung gồm 2 càng nâng bằng thép không gỉ, có khả năng chịu lực tốt. Càng có thể điều chỉnh ra vào rất tiện lợi cho việc sử dụng và tiết kiệm khong gian;
  • Bánh xe: Bao gồm 4 bánh xe, 2 bánh lái và 2 bánh tải. Bánh lái ở phía sau với bánh kính lớn hơn, dễ dàng quay 360 độ để điều hướng;
  • Trục thủy lực: Bao gồm piston đẩy và dầu thủy lực giúp đưa hàng hóa lên cao;

Cấu tạo xe nâng tay thấp

Đối với dòng xe nâng tay thấp thì sẽ có cấu tạo như sau:

  • Càng nâng: Hai càng nâng được làm từ thép chịu lực, có khả năng nâng những hàng hóa có tải trọng vừa và nhẹ;
  • Tay cầm điều khiển: Giúp điều khiển hướng lái, ngoài ra còn gắn thêm phanh giúp việc điều khiển dễ dàng hơn;
  • Bánh xe: Khác với xe nâng tay cao, xe nâng tay thấp chỉ có 3 bánh, 2 bánh tải ở trước và 1 bánh lái ở phía sau với kích thước lớn, linh hoạt để điều khiển dễ dàng;
  • Trục thủy lực: Trục được sản xuất từ hợp kim nhôm, bên trong là dầu thủy lực, phớt…vai trò tạo áp lực khi nâng.

Thông số kỹ thuật của xe nâng tay

xe-nang2-1726554798.jpg

Các thông số kỹ thuật cơ bản của xe nâng tay gồm có:

  • Xe nâng tay cao:
    • Tải trọng nâng: 1000kg, 1500kg, 2000kg;
    • Kích thước càng: Càng rộng thì có kích thước 68,5x122cm, càng hẹp thì 54x115cm;
    • Chiều cao nâng tối đa: 300cm;
    • Chiều cao nâng tối thiểu: 160cm;
    • Thời gian bảo hành: 18 – 24 tháng;
    • Hãng sản xuất: Niuli, Eoslift,...
  • Xe nâng tay thấp:
    • Tải trọng nâng: 2000kg, 2500kg, 3000kg, 3500kg;
    • Kích thước càng: Càng rộng thì có kích thước 74x100cm, càng hẹp thì 330x100cm;
    • Chiều cao nâng tối đa: 20cm;
    • Chiều cao nâng tối thiểu: 8,5cm;
    • Thời gian bảo hành: 18 – 24 tháng;
    • Hãng sản xuất: Maihui, Niuli,..

Một số lưu ý khi vận hành xe nâng tay

xe-nang3-1726554798.jpg

Khi vận hành xe nâng tay, để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần phải quan tâm một số điều như sau:

Kiểm tra thông số kỹ thuật xe nâng tay

Trước khi vận hành bạn cần phải quan tâm đến các thông số để việc vận hành có thể diễn ra tốt hơn. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro tiềm ẩn như quá tải, hư hỏng hàng hóa, thậm chí là tai nạn lao động.

Kiểm tra tình trạng nâng xe trước khi sử dụng

Dưới đây là các bước kiểm tra quan trọng trước khi sử dụng xe nâng:

  • Kiểm tra bộ phần điều khiển, đảm bảo nhạy, hoạt động;
  • Xem xét cấu tạo xe nâng tay hệ thống phanh xe, càng xe, tay đẩy và trục nâng để chắc chắn không có tình huống xấu xảy ra;
  • Bánh xe cần còn độ ma sát để quá trình vận hành được an toàn. Nếu phát hiện tình trạng mòn, nứt, tuyệt đối không sử dụng.

Đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu

An toàn luôn là yếu tố quan trọng nhất khi sử dụng xe nâng tay:

  • Đảm bảo không có người tiếp cận khi đang vận hành;
  • Lưu ý các vị trí, cạnh sắc nhọn trên xe;
  • Hạn chế việc sử dụng kéo hay đẩy, sẽ gây đau lưng. Thay vào đó hãy dùng hệ thống thủy lực của xe;
  • Không đứng phía trước hay đặt vật cản phía trước khi xe đang xuống dốc;
  • Tăng tốc từ từ để đảm bảo an toàn, khả năng vận hành cũng như tuổi thọ thiết bị;
  • Chú ý các góc cua, khoảng cách cũng như tốc độ cua để đảm bảo an toàn nhất.

Kiểm tra sắp xếp hàng hóa trước khi chất lên xe nâng

Ngoài ra, bạn cần thực hiện một số bước kiểm tra sắp xếp hàng hóa trước khi chất lên xe:

  • Càng nâng phải ở vị trí cố định, hàng hóa phải đặt ở trọng tâm pallet;
  • Pallet và mặt sàn nên có khoảng cách tối thiểu 3,4cm giúp việc luồn càng nâng được dễ dàng;
  • Buộc chặt kiện hàng bằng dây thừng, dây nilon, băng keo, dây cao su,…

=> Xem Thêm: Dịch vụ cho thuê xe nâng tại Quận 1

Lưu ý đến xe nâng ngay cả khi không sử dụng

Khi không sử dụng, hãy bảo quản xe nâng ở những vị trí khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp vì có thể làm giảm tuổi thọ xe. Không sử dụng xe sai mục đích và càng nâng luôn ở mức thấp nhất để không bị va chạm và vướng gây mất an toàn.

=> Tham Khảo Thêm: Dịch vụ cho thuê xe nâng tại Quận 2

Như vậy, Xe Nâng Hoàng Đạt đã giới thiệu cho bạn cấu tạo xe nâng một cách chi tiết và đầy đủ. Nếu bạn thấy nội dung này bổ ích và giá trị thì hãy chia sẻ đến mọi người xung quanh nhé. Bên cạnh đó nếu cần sử dụng dịch vụ cho thuê xe nâng giá rẻ tại TPHCM thì hãy liên hệ ngay với công ty nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

XE NÂNG HOÀNG ĐẠT

Địa chỉ: 2384/20/5 Quốc lộ 1A, P. Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP.HCM

Hotline: 0902 338 613

Email: congtyvantaihoangdat@gmail.com

MST: 0315180116