Nhận thấy tầm quan trọng của việc học tập, đặc biệt là học ngoại ngữ, nên sau khi học hết lớp nhì (niên khoá 1908 – 1909), Trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân tộc khỏi ách thống trị của bè lũ thực dân phong kiến. Khi con tàu Latouché Trévill vừa cập cảng Marseille, Pháp ngày 15/9/1911, Nguyễn Tất Thành đã viết đơn gửi Tổng thống Pháp, xin vào học Trường Thuộc địa, nhưng không được Tổng thống Pháp trả lời. Người liền đến thị trấn Saint Andresse, ngoại ô thành phố Havre, Pháp kiếm việc làm và trau dồi thêm tiếng Pháp.
Tiếp đó, Người đi qua nhiều nước châu Phi, trước khi đến Tp. Boston, Mỹ, một thành phố trí thức, có trên 60 trường Đại học, trong đó có Trường Đại học Harvard nổi tiếng thế giới.
Chuyến hành trình này, đưa Người đến nhiều nơi trên thế giới, mang lại cho Người hiểu biết sâu về các nền văn hoá nhân loại và những cơ hội chứng kiến nhiều cảnh đời khác nhau của các tầng lớp xã hội, để từ đó Người có những nhận thức đúng đắn nhất, để xác định được con đường đến với chân lý. Trong quá trình hoạt động cách mạng đầy gian khổ đó, một phương tiện vô cùng quan trọng và cần thiết, mà Người luôn trau dồi và luôn giúp ích, hỗ trợ cho Người trong giao tiếp và hoạt động chính trị, đó chính là vốn ngoại ngữ của nhiều nước khác nhau, những nơi Người đã sống và hoạt động. Có thể nói trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng cho đến hiện nay chưa có một ai có thể sử dụng thành thạo nhiều ngoại ngữ như Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo lời khai trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, Người có thể nói và viết thành thạo 6 thứ tiếng: Pháp, Anh, Nga, Trung Quốc (tiếng Hán), Đức, Italia. Nhưng trên thực tế, căn cứ vào những chuyến Bác đi thăm các nước, cũng như những lần đón tiếp các phái đoàn ngoại giao tới thăm Việt Nam, Bác có thể trực tiếp nói chuyện với nhiều đoàn đại biểu bằng ngôn ngữ của họ. Bác còn thông thạo các ngoại ngữ như: tiếng Thái, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập và nhiều tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam. Rõ ràng để có được khả năng sử dụng nhiều ngoại ngữ như vậy, ngoài trí thông minh xuất chúng, còn cần có một ý chí rèn luyện thường xuyên không mệt mỏi và một quyết tâm cao thực hiện cho bằng được mục đích mà Người đã xác định từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tiểu học.
Lúc rời Tổ quốc ra đi với hai bàn tay trắng, cùng với một vốn ngoại ngữ ít ỏi học được ở bậc tiểu học. Bác đã phải làm nhiều việc không nề hà bất cứ việc gì để kiếm được tiền nuôi sống. Mặc dù điều kiện sống vô cùng khó khăn, nhưng không làm giảm đi khát khao tìm tòi, học hỏi của một người Việt Nam yêu nước. Do nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ trong giao tiếp, trong hoạt động cách mạng, mỗi ngày Người dành một thời gian nhất định để tự học thêm tiếng Pháp. Do đó dù trong hoàn cảnh nào, Bác vẫn quyết tâm “nhất định phải học cho kỳ được”. Bác đã tìm ra phương pháp học tiếng Pháp: Cùng đi trên chuyến tàu rời cảng Sài Gòn có hai người lính Pháp trẻ được giải ngũ, nên những lúc rảnh rổi, Bác tìm đến hai người này để học đọc, học viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những cuốn sách nhỏ in tiếng Pháp để đọc. Trong cuộc sống thường ngày, Bác thường hỏi họ, cái này là gì? Đồ vật kia gọi là gì?... Người học từ trong công việc hàng ngày, từ những người đồng nghiệp. Cách học của Bác rất đơn giản, nhưng đạt hiệu quả cao. Muốn biết một vật nào đó, tiếng Pháp gọi là gì? Bác chỉ ngay vào vật ấy, rồi hỏi, xong viết vào mẫu giấy, dán lên chỗ thường nhìn thấy nhất, để vừa làm việc, vừa học được. Hoặc viết chữ vào bàn tay, tối đi làm về, Bác rửa tay, rồi viết các chữ khác. Học được từ nào, bác ghép câu và dùng ngay. Khi vốn từ đã tích luỹ khá nhiều, Bác bắt đầu học viết báo. Đầu tiên tập viết tin ngắn, với sự giúp đỡ của đồng chí Jean Longe, Chủ nhiệm báo “Người bình dân”(Le Populaire), cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp. Từ những mẫu tin ngắn, Bác bắt đầu tập viết những bài dài. Mỗi lần gừi bài đến toà soạn báo “Người bình dân”, Bác đều nói với mọi người: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù được đăng hay không, cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Sau mỗi lần bài viết của Bác được đăng báo, Bác mừng khôn xiết. Đồng thời Bác cẩn thận xem lại từng câu, từng chữ, xem bài viết của mình đúng, sai chỗ nào. Biên tập viên của toà soạn đã sửa lại cho mình như thế nào? Theo hướng dẫn của các chủ bút báo, Bác tập viết đi, viết lại, lúc thì viết diễn giải cho dài ra, lúc viết ngắn lại cho súc tích, đầy lượng thông tin cần thiết..
Sau mỗi ngày làm việc, Bác tranh thủ đọc vài truyện ngắn, vài trang tiểu thuyết, vừa giúp Bác giải trí, thư giản đầu óc, vừa tự trau dồi vốn văn chương. Dân dần Người viết được truyện ngắn và vở kịch “Con Rồng tre” bằng tiếng Pháp, với lối viết châm biếm, sâu cay.
Về sau, Bác còn chủ trường ra báo “Người cùng khổ” (Le Paria), vừa làm chủ bút, chủ nhiệm, làm biên tập, trình bày, vẽ minh hoạ, viết mẫu chữ, sửa bản in, đưa đi nhà in, chuyển báo về toà soạn cho đến việc phát hành báo, vừa làm phóng viên viết với những tác phẩm tiêu biểu bằng tiếng Pháp: “Bản án chế độ thực dân Pháp”; “Vấn đề bản xứ”; “Lời than vãn của Trưng Trắc”; “Vi hành”. Đặc biệt bản “Yêu sách của người dân An Nam”, với lối văn ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ, nội dung súc tích, thẳng thắn, rõ ràng gửi đến Hội nghị Verseille năm 1919, để đòi các quyền cơ bản cho người dân nước mình, đã gây một tiếng vang lớn trong nhân dân Việt Nam và nhân dân các thuộc địa Pháp.
Nhờ thông thạo tiếng Pháp, mà Người tiếp cận được với “Bản sơ thảo lần thứ nhất những vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V. I .Lénine, đăng trên báo “Nhân đạo” ( L’Humanitgé), tháng 7/1920. Từ đó Người đã tìm ra con đường đúng đắn để giải phóng cho dân tộc mình.
Ngoài khả năng thông thạo tiếng Pháp có thể viết báo, truyện ngắn, viết kịch, trả lời phỏng vấn... Nhưng trong quá trình hoạt hoạt động cách mạng, Bác còn phải đi nhiều nơi, cần giao tiếp, đòi hỏi Người cần có nhiều ngoại ngữ hơn nữa. Trước mắt là tiếng Anh. Bác đã tìm đến Tp. Boston, Mỹ, một thành phố trí thức có trên 60 trường đại học, trong đó có Trường Đại học Harvard nổi tiếng thế giới. Bác đã làm việc ở đây hơn một năm. Đầu năm 1913, Người sang London, Anh quốc. Đầu tiên là tìm cho mình một công việc nuôi sống. Bác làm nhiều nghề: quét dọn tuyết, đốt lò sưởi, làm phụ bếp cho khách sạn Carlton. Bác sống và hoạt động ở Anh quốc gần 4 năm (1913 – 1917), với mục đích tối thượng là học giỏi tiếng Anh. Mỗi ngày Bác làm việc từ 9 đến 10 tiếng đồng hồ, trong điều kiện ăn, mặc thiếu thốn, nhưng Người cố dành giụm một khoản tiền ít ỏi kiếm được để học tiếng Anh vào những ngày nghỉ hàng tuần.
Ngoài việc học ở lớp vào những ngày nghỉ, Bác còn tận dụng ngoài giờ làm việc sáng sớm hay chiều muộn ra vườn hoa Hyde, nơi có nhiều cây cổ thụ và cột đèn cổ xưa để ngồi tự học tiếng Anh. Bác ra công viên để học, vì ở đó thời tiết khá lạnh, ngồi học ở đó không thể nào buồn ngủ được. Hiệu suất học rất cao. Bác còn tận dụng mọi nơi, mọi lúc có thể học tiếng Anh. Ông René Dipet viết trên tờ báo “Phong trào” về Bác: “ Trên hành trình đi tìm đường cứu nước, ở mỗi nơi, con tàu dừng lại, đối với anh Ba, đều là một trường đại học. Ở đó anh đã trực tiếp thu lượm được nhiều điều hiểu biết”.
Qua các tư liệu của các nhà sử học thế giới cho biết, Bác nói tiếng Anh, thông thạo văn hoá, lịch sử nước Anh, Mỹ. Bác đã dịch nhiều đoạn, nhiều câu trong các báo chí Anh, Mỹ và của nhiều nước khác để đưa vào tiểu phẩm của mình. Riêng tài liệu viết về nước Mỹ của Bác đã lên đến hàng trăm bài, trong đó có nhiều thể loại khác nhau, đề cập toàn diện và sâu sắc về nước Mỹ.
Nhờ quá trình học tập kiên trì, chịu khó, Người đã có thể sử dụng tiếng Anh khá thành thục. Từ đó Người bắt đầu tiếp cận những tác phẩm văn học nổi tiếng viết bằng tiếng Anh, đi sâu nghiên cứu lịch sử thế giới và những vấn đề tương lai của các dân tộc thuộc địa..
Bác Hồ thường nói, đối với tôi, mỗi điểm đến là một trường học. Năm 1923, Bác rời nước Pháp sang Liên Xô, Bác bắt đầu ngay vào việc học tiếng Nga. Trải qua bao khó khăn, với sự nổ lực bản thân, chỉ trong một thời gian ngắn, Bác đã nghe và nói được một số câu thông dụng trong đời sống hàng ngày. Với ý chí quyết tâm đó, đã làm cho một số đồng chí các đảng anh em đến dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản hết sức ngạc nhiên. Với tinh thần ham học hỏi, mà trong khoảng chưa đầy 5 năm, Bác đã nắm vững tiếng Nga. Bác đã tham gia Hội đồng Quốc tế Nông dân và vào học Trường Đại học Phương Đông, trực thuộc Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Bác còn tham gia lớp nghiên cứu sinh Ban Sử học của Viện Nghiện nghiên cứu vấn đề dân tộc và thuộc địa. Bác còn nhận dịch tài liệu tiếng Nga ra tiếng Việt.
Trong thời gian sống và hoạt động trên đất nước Lémine, Bác đã viết nhiều bài cho các báo “Đời sống Công nhân Bakhiski”; “Tiếng còi”; “Tạp chí Đỏ”; “Thời Mới”; “Sự thật”.... Người đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, nhiều tầng lớp xã hội của xứ sở Bạch Dương rộng lớn này. Nhờ thế, khả năng nói và viết tiếng Nga của Người ngày càng thuần thục.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Khoan (nguyên là phiên dịch viên tiếng Nga) cho biết: Một lần lên dịch cho Bác, trong khi chờ khách đến, tôi thấy Bác mở hộp thuốc lá, lấy ra một mảnh giấy nhỏ, Bác lẩm nhẩm đọc. Tôi không dám hỏi, nhưng khi nghe, thì biết Bác lẩm nhẩm đọc tiếng Nga. Tôi mạnh dạn hỏi, Bác vẫn học à? Bác cười và trả lời. Vì ít dùng tiếng Nga nên Bác quên khá nhiều.
Cũng theo Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Bác rất giỏi tiếng Anh. “Mới đầu nghe nói Bác biết tiếng Anh, tôi nghĩ, chắc Bác biết chứ không giỏi lắm. Nhưng một lần lên dịch ở Phủ Chủ tịch, có nhiều đoàn khách nước ngoài đến, quay sang đoàn nào, Bác nói tiếng nước đó. Khi nghe Bác nói tiếng Anh, tôi mới thấy Bác giỏi quá, phát âm chuẩn quá!”
Sau đó, đọc các lá thư Bác viết bằng tiếng Anh gửi cho Quốc tế Cộng sản, ông Vũ Khoan thấy đúng là chữ Bác. Viết rất chuẩn. Hoá ra Bác Hồ không chỉ giỏi tiếng Pháp mà giỏi cả tiếng Anh, tiếng Nga.
Cuối năm 1924, Bác rời Matxcova, sang Quảng Châu, Trung Quốc. Vốn Hán học được học từ nhỏ, lại nhiều năm sống và hoạt động cách mạng ở Trung Quốc đã giúp Người rèn giũa hoàn chỉnh đến độ uyên bác. Người không chỉ nói viết được tiếng Quan hoả *tiếng phổ thông), mà còn nói được các phương ngữ như: tiếng Quảng Đông, Quảng Châu, Thượng Hải, Vân Nam.... Người viết báo, viết văn, làm thơ bằng chữ Hán rất thành thạo, mà tập “Ngục trung nhật ký” là một minh chứng tiêu biểu.
Nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc Quách Mạt Nhược từng đánh giá thơ của Bác: “Một số bài thơ hay, nếu xếp chung vào một số bài thơ Đường – Tống chắc cũng không dễ gì nhận ra”. Nhận xét của nhà thơ họ Quách cho thấy, trình độ Hán học cũng như thơ ca của Bác đã đạt đến độ uyên thâm.
Năm 1941, Bác về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Bác đã dịch và biên soạn nhiều tài liệu tiếng Trung, nhằm phục vụ kịp thời cho cách mạng như dịch “Lịch sử Đảng Cộng sản (B) Liên Xô”; “Phép dùng binh của Tôn Tử”; “Cách huấn luyện cán bộ quân sự của Khổng Minh”...Người sử dụng tiếng Hán như một công cụ lợi hạị, với kẻ thù là một thứ vũ khí sắc bén mỗi khi ứng đối với kẻ địch, Bác làm chúng bối rối (Vụ án Tống Văn Sơ là một thí dụ), với bạn bè, anh em thì đó là một chiếc cầu nối hữu nghị để tăng cường hiểu biết, cảm thông nhau hơn.
Ngoài ra Bác còn học cả tiếng Đức. Đầu tháng 12/1927, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, từ Pháp đi dự phiên họp mở rộng của Hội đồng Liên đoàn chống đế quốc tại Brussel, Bỉ, nhưng bị mật thám Pháp phát hiện theo dõi. Nguyến Ái Quốc bí mật quay lại Đức, làm phóng viên cho tờ “Die Welt” (Thế giới) ở Berlin trong một thời gian ngắn, nhưng Bác đã ngày đêm tranh thủ học tiếng Đức. Lúc học Bác mua báo Đức để tập đọc. Lúc này ở Đức nạn lạm phát, thất nghiệp, dân tình đói kém hết sức tồi tệ. Tiền mua một tờ báo nếu dàn ra kín mặt báo. Một gia đình 4 người, đi ăn nhà hàng, phải đẩy một xe bò tiền mới đủ trả bữa ăn.
Ngoài tiếng Đức, Người còn học tiếng Tây Ban Nha, tiếng Italia, tiếng Tiệp, tiếng Thái và một số tiếng nước khác. Nói đến việc học tiếng Italia của Bác xin kể một chuyện vui: Khi còn hoạt động bí mật ở nước ngoài, trên đường đi công tác, Bác ghé qua Italia. Đến biên giới bọn cảnh sát biên phòng của phát xít Musoleni, lấy cuốn “Từ điển chống cộng”, dày 2.000 trang, ghi tên tuổi các nhà cách mạng của các nước từ A đến Z, ra xem, nhưng không thấy tên mới của Bác trong đó, chúng chào lễ phép. Mời ông đi. Bác chào lại bằng tiếng Ý, khiến bọn chúng rất đỗi ngạc nhiên. Thế là Bác vào được nước Ý một cách an toàn. Bác đến Napoli thăm di tích thảm hoạ núi lửa Pompei Herculanum, thủ đô Rom, toà thánh Vatican và hội chợ Milan. Tại đây có một tháp cao, lên tháp để ngắm phong cảnh, du khách phải mua vé. Bác chào cụ già gắc tháp và hỏi bằng tiếng Ý;
- Đời sống cụ thế nào?
- Ôi ! Khổ lắm ông ạ! Biết bao giờ chấm dứt chế độ này!
Bác đến nước nào, cũng tranh thủ học một ít tiếng nước đó, đẻ chủ đọng trong giao tiếp. Nhờ đức tính hiếu học và sẵn có năng khiếu ngoại ngữ, nên vốn tiếng nước ngòai của Người rất phong phú./.
Cuộc đời của Bác Hồ là một tấm gương sáng ngời về ý chí học tập, đặc biệt học ngoại ngữ để vươn lên. Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, trải qua bao gian khổ, yếu tố đó càng được tôi luyện và sáng chói./