DRL Group cảnh báo một số chiêu trò mạo danh doanh nghiệp lừa đảo trên thị trường bất động sản
Có rất nhiều chiêu trò, hành vi gây thiệt hại khi các đối tượng xấu mạo danh doanh nghiệp lừa đảo, DRL Group đưa ra hai hình thức phổ biến dưới đây:
1, Mạo danh doanh nghiệp tổ chức các hoạt động giới thiệu dự án không xác thực; dự án ma hoặc “chiêu trò” thanh lý nhà đất giá rẻ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản trầm lắng, nhiều người mua đất nền đang rơi vào cảnh tiền mất tật mang do mua phải dự án ma hoặc “chiêu trò” thanh lý nhà đất giá rẻ. Các đối tượng mạo danh doanh nghiệp uy tín để tổ chức sự kiện, tặng quà tri ân khách hàng hoặc tự vẽ ra các dự án ảo giá trị thấp hơn thị trường khiến nhiều người mắc bẫy.
2, Mạo danh khách hàng, nhân viên cũ của doanh nghiệp đưa ra thông tin sai lệch hay tạo tin đồn thất thiệt ảnh hưởng đến uy tín vận hành của các công ty.
Hiện rất nhiều trường hợp đối tượng nặc danh đưa ra những thông tin sai lệch, các thông tin đều chưa được chứng thực mang đến những bất lợi cho doanh nghiệp. Thực tế với tình trạng tự do ngôn luận trên không gian mạng mà nhiều đối tượng đã đưa ra những thông tin giả mạo; nhiều tin giả mang nội dung tiêu cực, bịa đặt và xuyên tạc; thậm chí là thật giả lẫn lộn nên mạng xã hội làm ảnh hưởng uy tín và tạo những luồng dư luận tiêu cực về doanh nghiệp.
DRL Group đối mặt những thách thức lớn từ mạo danh thương hiệu lừa đảo
Gần đây nhất, Công ty DRL Group cũng từng vướng phải những trường hợp tương tự. Doanh nghiệp cho biết một số cá nhân đã lợi dụng uy tín và các thông tin sai lệch như “DRL Group lừa đảo” để gán ghép vào các hoạt động bất hợp pháp, đăng tải thông tin sai sự thật, thất thiệt về sản phẩm dịch vụ, các hoạt động kinh doanh và tuyển dụng của công ty.
Theo DRL Group, những hành vi này đã gây hiểu lầm, ảnh hưởng đến doanh nghiệp và uy tín của đội ngũ nhân sự hoạt động tại đây. Ngoài DRL Group, một số doanh nghiệp khác cũng bị ảnh hưởng xấu bởi thông tin sai lệch, bôi nhọ danh dự đang được đăng tải tự do ở các trang review, mạng xã hội chưa được xác thực thông tin. Rất nhiều công ty đã bị các đối tượng xấu mạo danh là khách hàng hoặc nhân viên cũ đưa ra những lời lẽ không đúng sự thật.
Mới đây, Liên minh Sáng tạo Nội dung số Việt Nam (DCCA) cho biết trên thị trường đang xuất hiện tình trạng các website hoạt động như một mạng xã hội không có giấy phép. Được lập ra nhằm mang đến cái nhìn đa chiều hơn về các doanh nghiệp; tuy nhiên những website này đang có dấu hiệu bị lạm dụng cho mục đích xâm phạm đến uy tín, danh dự thương hiệu của hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam. Phần lớn các nội dung được đăng tải là tiêu cực, xúc phạm cá nhân, tổ chức; vi phạm thuần phong mỹ tục và chuẩn mực đạo đức văn hóa của người Việt gây ảnh hưởng xấu đến danh dự và uy tín của các doanh nghiệp.
Do đó, khi phát hiện thương hiệu của mình có dấu hiệu bị mạo danh, xâm phạm; doanh nghiệp cần thông báo đến khách hàng và đối tác nâng cao cảnh giác trước những thông tin giả mạo và nguồn không chính thống. Yêu cầu bên vi phạm khắc phục. Tiếp theo, nên trao đổi với các bên thứ 3 là nơi đăng tải thông tin để tiến hành rà soát và gỡ bỏ những thông tin sai sự thật. Nếu hành vi vi phạm thương hiệu vẫn tiếp diễn, doanh nghiệp cần gửi công văn tới cơ quan chức năng để tìm biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật; bày tỏ thái độ quyết liệt và cứng rắn nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng và thương hiệu của công ty.
Trước những thông tin lừa đảo, DRL Group khẳng định các nội dung nằm ngoài các kênh chính thống của đơn vị đều là giả mạo. Phía đơn vị cũng đã nhiều lần cảnh báo trên website của mình. Do đó, bạn đọc cần có cái nhìn khách quan trước các thông tin mạo danh doanh nghiệp tràn lan trên mạng. Nhất là những thông tin sai lệch như “DRL Group lừa đảo” hay các lời đề nghị hấp dẫn nhằm trục lợi của khách hàng.