Hà Nội nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Sau khi hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều địa phương của thành phố Hà Nội đã bắt tay vào xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu. Theo Văn phòng Điều phối xây dựng NTM Hà Nội, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn và rào cản, nhưng bằng sự quyết tâm, linh hoạt áp dụng các giải pháp trong thực hiện các tiêu chí, nhiều địa phương đã rút ngắn thời gian về đích
anh-2-xay-dung-nong-thon-moi-nang-cao-o-xa-thuong-mo-huyen-dan-phuong20221120163824-1694055111.jpg

Tính đến hết quý II/2023, thành phố Hà Nội có 15/18 huyện, thị xã đạt chuẩn NTM, quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM vào năm 2025.

Khơi thông cơ chế phát triển nông nghiệp xanh

Ứng Hòa là một trong ba địa phương còn lại của thành phố Hà Nội đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn huyện NTM. Cái khó của Ứng Hòa chính là điều kiện cơ sở vật chất để xây dựng thành công mô hình thôn thông minh, diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn, tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế chủ lực… trong khi đó, nguồn lực đầu tư cho chương trình trong giai đoạn này còn hạn chế.

Tính đến hết quý II/2023, thành phố Hà Nội có 15/18 huyện, thị xã đạt chuẩn NTM, quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM vào năm 2025.

Xác định chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng là động lực chính trong phát triển kinh tế nông thôn, huyện chú trọng đẩy mạnh phát triển chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Hiện, toàn huyện đã có 44 sản phẩm OCOP được thành phố đánh giá, phân hạng đạt từ 3 sao trở lên bao gồm các sản phẩm thực phẩm và đồ mỹ nghệ tiêu dùng như: Giò lụa, bánh chưng, hương…

Ngoài các sản phẩm OCOP mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân, huyện cũng chủ trương phát triển các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, từng bước định hướng sản xuất bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và tiến tới theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu nhằm nâng cao giá trị thu nhập.

Không chỉ chú trọng khâu trồng trọt, huyện cũng tận dụng tối đa lợi thế vùng đất thuần nông để phát triển các vùng chăn nuôi tập trung; đồng thời hỗ trợ phát triển các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn theo phương thức chăn nuôi tiên tiến ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chăn nuôi theo hướng VietGAP. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người trung bình toàn huyện năm 2022 đạt 61,527 triệu đồng/người/năm (tăng 14,327 triệu đồng so với năm 2020). Đây là đòn bẩy trong tạo ra bước đột phá cho nông nghiệp xanh của toàn huyện.

Thúc đẩy sản phẩm OCOP, quy hoạch lại sản xuất, định hướng phát triển các vùng kinh tế mũi nhọn và linh hoạt các giải pháp trong cung ứng vốn đầu tư, đầu năm 2023, xã Quảng Phú Cầu-một trong những xã đầu tiên của huyện triển khai xây dựng điểm du lịch quảng bá làng nghề làm tăm hương thu hút được đông đảo người dân khu vực lân cận đến tham quan.

Khơi thông cơ chế để phát triển nông nghiệp xanh, tạo đà cho xây dựng NTM với diện mạo mới cũng là lựa chọn của huyện Sóc Sơn. Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, từ năm 2021 đến tháng 3/2023, huyện đã ban hành hơn 100 văn bản chỉ đạo, triển khai, thực hiện chương trình xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu, các cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp như: Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, chăm sóc phòng trừ dịch bệnh hại trên cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ thuốc diệt chuột hại cây trồng các vụ; hỗ trợ các mô hình liên kết sản xuất như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhân rộng các mô hình, hỗ trợ cấp mã vùng, mã vạch, tem, nhãn truy xuất nguồn gốc và hoàn thiện các chỉ tiêu để được cấp chứng nhận sản xuất an toàn, hỗ trợ xúc tiến thương mại... các chính sách của thành phố, cơ chế hỗ trợ của huyện đã phát huy hiệu quả trong phát triển sản xuất nông nghiệp, được người dân tích cực hưởng ứng tham gia.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn huyện chưa có xã hoàn thành NTM kiểu mẫu. Theo lãnh đạo huyện, trong năm 2023, huyện tập trung hoàn thành ba xã NTM kiểu mẫu Phù Linh, Phù Lỗ, Đức Hòa, phấn đấu đến 2025 hoàn thành 30% xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Linh hoạt giải pháp

Thành phố Hà Nội phấn đấu hoàn thành các huyện NTM nâng cao trước khi các địa phương này lên quận. Bên cạnh các giải pháp đã phát huy tác dụng tốt trong thời gian qua như: Tăng cường sự hỗ trợ về nguồn lực kinh tế giữa các quận nội thành với các huyện ngoại thành; đẩy mạnh xã hội hóa trong xây dựng NTM phù hợp điều kiện của từng địa phương. Dự kiến nguồn vốn xã hội hóa trong giai đoạn 2021-2025 là 8.980 tỷ đồng chiếm 12,5%.

Theo Văn phòng Điều phối NTM Hà Nội, hiện nhiều địa phương nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung đang gặp khó khăn trong thực hiện các tiêu chí: Xây dựng mô hình thôn thông minh, diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn...

Để gỡ khó, thành phố cần đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó vấn đề quy hoạch, quản lý quy hoạch, đầu tư theo quy hoạch, quản lý đất đai, môi trường, thu gom rác thải, nước sạch nông thôn… vẫn đang cần nguồn vốn lớn để thực hiện.

Thành phố Hà Nội phấn đấu hoàn thành các huyện NTM nâng cao trước khi các địa phương này lên quận. Bên cạnh các giải pháp đã phát huy tác dụng tốt trong thời gian qua như: Tăng cường sự hỗ trợ về nguồn lực kinh tế giữa các quận nội thành với các huyện ngoại thành; đẩy mạnh xã hội hóa trong xây dựng NTM phù hợp điều kiện của từng địa phương. Dự kiến nguồn vốn xã hội hóa trong giai đoạn 2021-2025 là 8.980 tỷ đồng chiếm 12,5%.

Trong khi chờ thành phố có những giải pháp đồng bộ, các huyện NTM đã có những bước đi cụ thể như: Đối soát lại các tiêu chí trong bộ tiêu chí xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025; tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn Đỗ Minh Tuấn, trước mắt, huyện tăng cường đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình về giảm nghèo, tăng hộ khá, giàu, giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn, về chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi... nhất là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn; hỗ trợ, hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, liên kết đầu tư, mở rộng sản xuất để nâng cao thu nhập.

Còn với huyện Ứng Hòa, những lợi thế của một huyện thuần nông cũng được địa phương khai thác triệt để, thông qua công tác quy hoạch vùng nguyên liệu, đầu tư khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa Ngô Tiến Hoàng cho biết, huyện đang từng bước khắc phục tình trạng sản xuất thô, sản phẩm không có nhãn mác hàng hóa; giá trị sản phẩm thấp, giá bán bấp bênh, chưa có tính cạnh tranh… Đồng thời, có những cơ chế phù hợp để tăng số lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Tin rằng, trong một tương lai gần, những nỗ lực của địa phương nói riêng, thành phố nói chung, sẽ thúc đẩy mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM vào năm 2025.