Hội đồng Thủ công Thế giới khuyến nghị một số chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội

Vừa qua, Hội đồng Giám khảo quốc tế thuộc Hội đồng Thủ công Thế giới đã có một tuần làm việc tại Việt Nam nhằm khảo sát đánh giá làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng và làng dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc của thành phố Hà Nội đề cử trở thành thành viên Mạng lưới thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

Theo đó, Hội đồng giám khảo quốc tế thuộc Hội đồng Thủ công Thế giới (WCC) gồm ông Aziz Murtazaev, Chủ tịch Hội đồng Thủ công thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APR); Tiến sĩ Sitthichai Smanchat, Phó Chủ tịch Hội đồng Thủ công khu vực Đông Nam Á; và bà Nadia Meer, Phó Chủ tịch Hội đồng Thủ công thế giới khu vực Châu Phi.

img-3694-1730042800.jpeg

Ông Aziz Murtazaev, Chủ tịch Hội đồng Thủ công thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Sau một tuần khảo sát tại các làng nghề: Gốm sứ Bát Tràng, Dệt lụa Vạn Phúc, Mây tre đan Phú Vinh, Nón Chuông và các cuộc làm việc với Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, UBND thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND xã Bát Tràng (Gia Lâm) và UBND xã  Vạn Phúc (Hà Đông), ông Aziz Murtazaev, Chủ tịch Hội đồng Thủ công thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã có một số khuyến nghị với UBND thành phố Hà Nội về một số chính sách bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội. Viện Kinh tế - văn hóa và Nghệ thuật xin lược dịch bài khuyến nghị của ông Aziz Murtazaev dưới đây:

Thay mặt Hội đồng Thủ công Thế giới và với tư cách là Chủ tịch APR, tôi xin gửi đến quý vị lời chào chân thành nhất.

Trước tiên, tôi muốn bày tỏ, cả từ phía các đồng nghiệp và bản thân tôi, lòng biết ơn sâu sắc vì sự tiếp đón nồng hậu và lòng hiếu khách rộng rãi mà chúng tôi đã nhận được. Bốn ngày qua thật sự là những trải nghiệm đầy ý nghĩa với một chương trình phong phú, bao gồm các chuyến thăm hai làng nghề đặc sắc tại Hà Nội. 

Các cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo cộng đồng địa phương đã rất bổ ích, và những cơ hội tham quan xưởng chế tác và trò chuyện với các nghệ nhân đã cho chúng tôi cái nhìn sâu sắc về niềm đam mê dành cho nghề thủ công truyền thống. 

img-4110-1730041008.jpeg

Ông Aziz Murtazaev trong buổi làm việc với  Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền 

Mỗi cuộc gặp gỡ đều củng cố thêm sự ngưỡng mộ của chúng tôi đối với niềm tự hào mà người dân Việt Nam dành cho di sản văn hóa phong phú, lâu đời của họ và mong muốn chia sẻ di sản đó với thế giới rộng lớn hơn.

Trong suốt bốn ngày, chúng tôi đã có cái nhìn sâu sắc hơn về những biện pháp đáng khen ngợi mà chính phủ đã thực hiện để hỗ trợ ngành thủ công mỹ nghệ và chúng tôi đã có cơ hội được nghe về các kế hoạch chiến lược cho sự phát triển tương lai của nó.

Trong bối cảnh này, chúng tôi rất vui lòng được đưa ra những khuyến nghị của mình nhằm nâng cao hơn nữa việc quảng bá và bảo tồn các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, dựa trên những quan sát và các thực tiễn tốt nhất trên toàn cầu.

1. Hợp tác quốc tế

Chúng tôi đề nghị thúc đẩy hợp tác quốc tế mạnh mẽ hơn bằng cách tham gia vào các hội chợ và triển lãm nghệ thuật toàn cầu. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các nghệ nhân Việt Nam có được sự chú ý rộng rãi hơn, cho phép họ trưng bày những tác phẩm xuất sắc của mình trên các sân khấu quốc tế.

img-4079-1730041189.jpeg

Ông Aziz Murtazaev trong buổi làm việc với Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT Lê Đức Thịnh

Thiết lập chính sách mạnh mẽ hơn để hỗ trợ các nghệ nhân và tổ chức các lễ hội quốc tế tại mỗi làng nghề. Lễ hội đầu tiên sẽ được tổ chức vào tháng 2 sắp tới tại Bát Tràng và Vạn Phúc nên được tổ chức trên quy mô rộng hơn và quốc tế hơn. Chúng tôi sẽ đưa một nhóm 20 nghệ nhân và Ngài Thị trưởng Kokand cùng văn phòng của ngài đến tham dự một trong hai lễ hội trên. 

Điều này sẽ đóng góp vào việc thu hút khách du lịch và làm cho những thành phố này trở thành điểm đến du lịch tốt nhất; Lễ hội cần phải có tính quốc tế kèm theo hội thảo khoa học; WCC sẽ hỗ trợ quảng bá lụa Vạn Phúc tại các buổi trình diễn thời trang phương Tây thông qua các bộ sưu tập hợp tác với các nhà thiết kế nổi tiếng. 

img-4271-1730041319.jpeg

Ông Aziz Murtazaev trong buổi làm việc với  Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại

Tại Festival Làng nghề Việt Nam lần thứ nhất năm 2025 tại Hà Nội, chúng tôi có thể kết nối tới 80 quốc gia và 500 nghệ nhân trong Mạng lưới thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu. Qua đó giúp Việt Nam xây dựng mối quan hệ kinh tế và văn hóa chặt chẽ.

Ngược lại, tại Lễ hội Làng nghề Quốc tế Uzbekistan tại thành phố Kokand vào tháng 9 năm 2025, chúng tôi trân trọng kính mời lãnh đạo thành phố Hà Nội, đoàn nghệ nhân và các quan chức khác từ các bộ, sở hợp tác và phát triển nông thôn tham dự. 

2. Hỗ trợ đổi mới và hiện đại hóa

Trong khi việc bảo tồn các phương pháp truyền thống là rất cần thiết, việc giới thiệu các cách tiếp cận đổi mới và kỹ thuật hiện đại có thể giúp sản phẩm thủ công Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu. Khuyến khích các nghệ nhân kết hợp các yếu tố thiết kế hiện đại mà không làm mất đi tính xác thực có thể gia tăng sức hấp dẫn của các sản phẩm thủ công Việt Nam. Cụ thể như nghệ nhân Đỗ Văn Hiển nên được ghi nhận bởi thành phố Hà Nội vì những đóng góp của ông cho nghề dệt lụa Vạn Phúc, khi sáng tạo thẻ brocade kỹ thuật số của ông đã mang lại sự phát triển lớn và tất cả các nghệ nhân đều được hưởng lợi từ điều này.

img-4160-1730041813.jpeg

Ông Aziz Murtazaev và Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng điều phối nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí tại làng mây tre đan Phú Vinh

3. Chương trình giáo dục và chuyển giao kiến thức

Chúng tôi đề xuất việc giới thiệu các chương trình giáo dục chuyên biệt tập trung vào việc truyền đạt các kỹ năng thủ công truyền thống cho thế hệ trẻ. Những sáng kiến này có thể đảm bảo tính bền vững của các thực hành này đồng thời thu hút tài năng mới vào lĩnh vực này.

Tại các nước khác, chúng tôi nhận thấy độ tuổi của các nghệ nhân và học viên thường trên 50 tuổi, trong khi ở Bát Tràng, thật vinh dự khi thấy rất nhiều người trẻ tuổi đang học tập và làm việc trong lĩnh vực gốm sứ. Cần có thêm các chương trình giáo dục từ Bộ Giáo dục để dạy những kiến thức cơ bản về làm gốm. Chúng tôi nghĩ rằng 70 loại dệt nên được ghi chép thành một ấn phẩm và đào tạo các nghệ nhân về từng loại dệt.

img-4189-1730040815.jpeg

Ông Aziz Murtazaev và Viện trưởng Viện Kinh tế - Văn hóa và Nghệ thuật Vương Xuân Nguyên 

4. Khuyến khích kinh tế cho các nghệ nhân

Cung cấp các khuyến khích kinh tế đặc thù cho các nghệ nhân, chẳng hạn như miễn thuế hoặc cấp trợ cấp, có thể giúp thúc đẩy sản xuất và đổi mới trong lĩnh vực này. Điều này sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương mà còn củng cố danh tiếng của Việt Nam như một trung tâm của nghề thủ công; Cơ sở hạ tầng du lịch cần được cải thiện và nên tổ chức nhiều hoạt động tương tác hơn cho du khách; Một bảo tàng nên được thiết lập càng sớm càng tốt tại Vạn Phúc, vì đã có một tòa nhà cổ đẹp, cùng với ảnh và thông tin sẵn có, và cộng đồng địa phương có thể đóng góp những di sản như vải dệt cổ và các hiện vật.

img-3597-1730042669.jpeg

img-4137-1730042551.jpeg

img-4063-1730042501.jpeg

img-4145-1730042410.jpeg

img-4169-1730042368.jpeg

img-4184-1730042304.jpeg

img-4242-1730042208.jpeg

img-4053-1730042051.jpeg

Ông Aziz Murtazaev cùng đoàn công tác tại các làng nghề 

Một lần nữa, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành vì cơ hội được thăm Hà Nội và chứng kiến sự cống hiến đặc biệt trong việc bảo tồn và thúc đẩy nghề thủ công. Chúng tôi mong muốn được tiếp tục hợp tác và thấy nghề thủ công Việt Nam phát triển mạnh mẽ trên trường quốc tế./.