Kinh tế vĩ mô Việt Nam từ tầm nhìn Ngân hàng Thế giới

Thời gian qua, các tổ chức truyền thông đã đưa không ít tin, bài viết về tình hình kinh tế những tháng cuối năm. Nổi bật trên nhiều tờ báo là hàng tít với dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2022 đạt từ 7,5% đến 8,2%".
y1-1671618527.png

Kinh tế vĩ mô Việt Nam những tháng đầu năm 2022 đã cải thiện ở hầu hết các ngành, lĩnh vực

Trong 10 tháng đầu năm, mặc dù kinh tế toàn cầu chịu nhiều thách thức sau đại dịch Covid-19,song nền kinh tế Viêt Nam đã tăng trưởng lạc quan với nhiều điểm sáng, đóng góp tích cựcvào tăng trưởng kinh tế như xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đáng chú ý trong sự phát triển này là chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 10 tháng đầu năm đã tăng 9% so với cùng kỳ năm trước; tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục phục hồi, nổi bật là kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định;kiểm soát tốt lạm phát; chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 2,89% và cán cân thương mại hàng hóa có mức xuất siêu trên 9,4 tỷ USD.

Trước những biến động phức tạp trong nền kinh tế toàn cầu, vào những tháng cuối năm kinh tế Việt Nam, với độ mở khá rộng, đã phải gánh chịu những hậu quả năng nề. Từ tầm nhìn khách quan của Ngân hàng Thế giới (W.B),  trong cập nhật kinh tế vĩ mô tháng 12 năm 2022, tổ chức này cho biết, động lực tăng trưởng là xuất khẩu và nhu cầu trong nước ở Việt Nam đang bị chững lại. Xuất khẩu bị ảnh hưởng do nhu cầu bên ngoài yếu đi và tiêu dùng trong nước hậu Covid dường như đang phục hồi chậm lại. Bên cạnh đó, điều kiện huy động tài chính bị thắt chặt và lạm phát gia tăng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu trong nước. Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 12 năm 2022 đã nêu toàn diện diễn biến kinh tế gần đây trên các mặt tăng trưởng công nghiệp, thị trường tiêu dùng trong nước, xuất nhập khẩu, thương mại hàng hóa, đâu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tài chính tín dụng và cân đôi Ngân sách trong năm. Bài viết tổng hợp một số nét nổi bật  để cùng trao đổi.

1,Những thay đổi nổi bật của kinh tế vĩ mô những tháng cuối năm 2022

Nghiên cứu tình hình và xu thế phát triển kinh tế vĩ mô toàn cầu và ở Việt Nam, chuyên gia  phân tích của W.B cho rằng:

- Cả hai động lực tăng trưởng là xuất khẩu và nhu cầu trong nước đều đang trong xu hướng chững lại. Xuất khẩu bị ảnh hưởng do nhu cầu bên ngoài yếu đi; còn tiêu dùng hậu Covid -19 dường như đang phục hồi chậm lại. Bên cạnh đó, điều kiện huy động tài chính bị thắt chặt và lạm phát gia tăng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu trong nước vào thời gian tới.

- Từ nhu cầu bên ngoài yếu hơn, tăng trưởng sản xuất công nghiệp tháng 11/2022 đã giảm còn 5,3% so cùng kỳ năm trước,đây cũng là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 02/2022. Cùng với giảm đà tăng trưởng công nghiệp, lần đầu tiên kể từ tháng 10 năm 2021, chỉ số PMI trong lĩnh vực chế tạo chế biến bị rơi vào vùng suy giảm, thấp hơn mốc 50 điểm.

- Trong hoạt động thương mại, Doanh số bán lẻ tuy ở mức cao, nhưng tốc độ tăng trưởng đang theo xu hướngg giảm dần với mức tăng trưởng tháng 10/2022 đạt 17,5% so với mức tăng  20,7% của cùng kỳ năm trước.Do cầu bên ngoài yếu đi và tác động từ đợt phục hồi Q4/2021; lần đầu tiên kể từ tháng 10/2021, xuất khẩu hàng hóa giảm 8,4% so với cùng kỳ năm trước.

- Tuy số đăng ký vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm tới -1,9% so cùng kỳ năm trước, nhưng giải ngân vốn FDI vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng vững vàng với mức tăng+14,4% so cùng kỳ năm trước.

- Gia tăng giá lương thực thực phẩm và nhà ở là nhân tố chính thúc đẩy lạm phát gia tăng. Chỉ số Lạm phát (CPI) tháng 11 đã tăng 4,4% so với 4,3% của tháng trước. Trong đó, Lạm  phát cơ  bản cũng đã từ 4,5% trong  tháng  10 tăng   lên  4,8% trong tháng 11/2022 .

- Do điều kiện huy động tài chính bị thắt chặt, sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nâng mức lãi suất chính sách trong tháng 09 và tháng 10, lãi suất liên ngân hàng qua đêm bình quân đã ở mức cao, lên  5,7% trong tháng 11. Vào đầu tháng 12, NHNN công bố nâng trần tăng trưởng tín dụng thêm 1,5% - 2%.; mức tăng trưởng tín dụng đã giảm từ 16,5% trong tháng 10 xuống 15,0% trong tháng 11 so cùng kỳ năm trước.

- Mặc dù mức tăng giá Đồng tiền Việt Nam thuộc dạng thấp nhất so với các đồng tiền lớn và đồng tiền của các quốc gia láng giềng. song tiền đồng vẫn tăng giá nhẹ trong tháng 11/2022.

- Đến cuối tháng 11, Ngân sách nhà nước ghi nhận có mức bội thu 12,1 tỷ US$ (khoảng 3% GDP) với mức bội thu cao và trong điều kiện chi phí vay nợ gia tăng trên thị trường vốn trong nước, nhưng khối lượng phát hành trái phiếu chính phủ 11 tháng đầu năm 2022 chỉ bằng 45,6% kế hoạch phát hành của năm, so với tỷ lệ thực hiện 82,3% cùng kỳ năm trước.

 

y2-1671618533.png

   Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam. Ảnh: /TTXVN

2 Những diễn biến kinh tế vĩ mô gần đây

Nghiên cứu thực trạng kinh tế Việt Nam những tháng gần đây, Ngân hàng Thế đã rút ra,Tăng trưởng sản xuất công nghiệp có chiều suy giảm; tăng trưởng doanh số bán lẻ chậm lại; xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa giảm dần; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký giảm; Lạm phát tiếp tục tăng; Tăng  trưởng  tín dụng còn ở mức cao; Áp lực đối với đồng tiền  được nới lỏng và cân đối ngân sách có mức bội thu. Dưới đây là những vấn đề cụ thể.

2.1. Sản xuất công nghiệp giảm đà tăng trưởng

Chỉ  số  sản  xuất công  nghiệp  tăng  5,3%  trong tháng 11 so với 6,3% trong tháng 10 của cùng kỳ năm trước, đây là  mức  tăng  thấp  nhất  kể  từ  tháng 02/2022 .Tăng trưởng giảm đà do hiệu ứng xuất phát điểm cao. Thực chất chỉ số sản xuất công nghiệp phục hồi từ mức -1,8% trong tháng 10/2021 lên 8,2% trong tháng 11/2021, khi mở cửa lại sau giai đoạn giãn cách COVID-19 kéo dài. Ngoài ra,  sức  cầu  bên  ngoài  yếu  đi khi nhu cầu của các thị trường  xuất  khẩu  chủ  lực  đã  và  đang  suy  giảm. Tiếp tục xu hướng giảm từ tháng 09/2022; chỉ số PMI trong lĩnh vực chế tạo chế biến lần đầu tiên rơi vào vùng suy giảm,(từ 50,6  trong  tháng  10/2022 xuống còn 47,4 điểm trong tháng 11). Điều này cho thấy, điều kiện sản  xuất  kinh doanh  trong  tháng 11  đã xấu đi so với nhữn tháng trước đó.

Về tổng thể có thề thấy, tăng trưởng  sản  xuất  công  nghiệp có sự khác biệt  ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Sản lượng máy tính, sản phẩm điện tử và quang học phục hồi, tăng từ 2,6% trong tháng 10 lên 5,6% trong  tháng 11. Sản lượng máy móc phục hồi từ mức 9,8% tăng lên 17,2%.  Mặt khác,sản lượng may mặc lại giảm từ 5,5% trong  tháng 10  xuống  còn  2,2%  trong  tháng  11  so với cùng kỳ.

2.2. Doanh số bán lẻ giảm dần

Tăng trưởng doanh số bán lẻ đã giảm từ 20,7% trong tháng 10 xuống 17,5% tháng 11với mức độ giảm liên tục trong 3 tháng gần đây. Phân tích nguyên nhân suy giảm, các nhà nghiên cứu cho rằng, một phần do hiệu  ứng  xuất  phát  điểm  ; bên  cạnh  đó,  tốc độ  phục hồi  tiêu dùng trong ba quý đầu năm giảm với nhịp độ doanh số bán lẻ hàng hóa tăng 10.7% so với khoảng 12%  thời  kỳ  trước  đại  dịch . Doanh  số  dịch  vụ  ăn  uống  và  lưu  trú  tuy  tăng  5,3% trong  tháng  11/2022.  song doanh số dịch vụ lữ hành vẫn thấp hơn 37% so với tháng 11/2019. Mặc dù du lịch quốc tế tiếp tục phục hồi nhưng số lượt khách đến vẫn thấp hơn nhiều so với thời kỳ trước khủng hoảng COVID. Theo số kiệu thống kê, cả nước đón gần 600.000  lượt  khách  quốc  tế  trong  tháng  11,  cao hơn  23,2%  so  với  tháng  10,  nhưng  chỉ  bằng 1/3  so  với  số  liệu của  tháng  11/2019. Bình quân tổng lượt khách quốc tế trong năm 2019, chiếm đến 32% trong khi chỉ số này trong 11 tháng đầu năm 2022 chỉ chiếmi 7,2% trong tháng 11/2022 là 2,6%

2.3.Xuất nhập khẩu hàng hóa đều giảm kể từ tháng 11năm 2021

Số liệu tổng hợp cho thấy, xuất  nhập  khẩu  hàng  hóa  dã lần  lượt  giảm 8,4%  và 7,2%  trong tháng  11/2022  so  với cùng  kỳ  năm trước.  Xuất  khẩu  giảm  đồng  loạt,  một  phần  do sức cầu bên ngoài yếu đi nhưng cũng còn do hiệu ứng xuất phát điểm cao nhờ  nền  kinh  tế  được  mở  cửa  lại  sau nhiều  tháng  giãn  cách, đã  gia  tăng  lần  lượt  26,3%  và 24,1%  trong  tháng  11/2021. Do xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu và hầu hết  các  sản  phẩm  nhập  khẩu  chủ  lực  đều giảm mạnh  so  với  một năm  trước ,  ngoại  trừ  kim  ngạch nhập  khẩu  nhiên  liệu,  tăng  61,7%  trong  tháng 11/2022  so  với cùng kỳ năm trước..   0 2

2.4.Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký giảm, song giải ngân vẫn tiếp tục gia tăng

Sau  khi tăng  mạnh  vào  tháng 10, tổng số đăng ký vốn FDI đã giảm, còn 2,7 tỷ US$ trong tháng 11, giảm 27,9%  so  với tháng  trước đó  và giảm 1,9%  so  với cùng  kỳ  năm trước.  Mặc  dù FDI giảm,  nhưng  số  vốn  đăng  ký  cho lĩnh vực chế tạo chế biến lại gia tăng, tăng 158% so  tháng  trước  và  50% so  cùng  kỳ  năm  trước.  Trong  11  tháng  đầu  năm  2022,  tổng  số vốn FDI đăng ký đạt 25,1 tỷ US$, tuy giảm 5,0% so với cùng kỳ năm trước, nhưng vốn giải ngân vẫn gia ăng mạnh, đạt 14,4% so  với  tháng  11  và  tăng 15,1% trong 11 tháng đầu năm 2022

2.5. Lạm phát tiếp tục gia tăng

Lạm phát tính theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng nhẹ  từ  mức 4,3%  trong  tháng  10  lên  4,4%  trong  tháng 11. Giá lươnghực thực phẩm, nhà ở và vật liệu xây dựng là yếu tố đóng góp chính vào lạm phát CPI, lần lượt tăng 5,2% và 6,0% trong tháng 11 so cùng kỳ năm trước.Đóng góp của cước vận tải vào CPI tiếp tục giảm do giá xăng dầu đã được điều chỉnh. Mặc dù giá xăng dầu lần lượt  giảm 5,8%  và  6,0%  trong  tháng 11/2022,  nhưng  vẫn  thấp  hơn  4,1%  so  với  năm trước.  Lạm  phát  cơ  bản,  không  gồm  giá lương thực, thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng do Nhà nước quản lý như y tế và giáo dục, tiếp tục  tăng  từ  4,5%  trong  tháng  10  lên  4,8%  trong tháng 11, đạt kỷ lục mới.

4.6.Tăng  trưởng  tín dụng  hạ  nhiệt nhưng  vẫn  ở mức cao

Tăng trưởng tín dụng đã giảm từ 16,5% trong tháng 10 xuống  còn  15,0%  trong  tháng  11 . Đây là mức giảm mạnh nhất trong những tháng qua  Tăng  trưởng  tín  dụng  giảm  do  tác động của điều kiện huy động tài chính bị thắt chặt sau  khi  Ngân  hàng  Nhà  nước  Việt  Nam  nâng  mức lãi suất chính trong tháng 09 và tháng 10. Lãi suất liên ngân hàng qua  đêm bình  quân  vẫn ở  mức cao, lên tới 5,7%  trong tháng 11/2022. Ngoài ra còn do mức trần tăng trưởng tín dụng do  NHNN  đặt  ra. Tuy nhiên  mức  trần này cũng  đã được nới lỏng vào đầu tháng 12, khi trần tín dụng được nâng thêm 1,5-2%.

4.7. Áp lực đối với đồng tiền Việt Nam được giảm bớt

Đồng  tiền  của  Việt  Nam  tăng  giá  nhẹ  trong  tháng 11 tăng 0,8% so với mức giảm giá cộng dồn giảm 9,1% kể từ cuối năm 2021. Đồng tiền tăng giá chủ yếu do đồng đô-la Mỹ yếu đi trên thị trường quốc tế. Thực chất, tất cả các đồng tiền lớn và đồng tiền của các quốc gia láng giềng Việt Nam đều giảm so với đồng đô-la  Mỹ  trong  tháng  11/2022   Việc NHNN nâng mức lãi suất chính sách ,thêm điểm cơ bản trong tháng 09 và tháng 10/2022 đã góp phần nới nhẹ áp lực đối với đồng tiền nội tệ.

4.8. Cân đối ngân sách đạt mức bội thu cao

Cân đối ngân sách lat tiêu chí quan trọng để ổn định kinh tế vĩ mô. Trong năm 2022, cân đối  ngân  sách    tháng  11  đạt bội  thu  1,4  tỷ  US$ sau  khi  giảm  nhẹ  về  mức  bội  chi  trong tháng  09  và  bội  thu  nhẹ  ở  mức  0,2  tỷ  US$  trong tháng  10.  Tổng  thu  Ngân sách tăng  5,9%  so  với cùng  kỳ  năm trước,.  Tổng  chi  cũng gia  tăng  cao ,  tháng  11  tăng 17,0%  so với 11,8%  của  tháng  trước đó.  Cuối. tháng  11/2022,  tổng  thu  đã  cao  hơn 16,1% so với dự toán thu còn tổng chi bằng 76,2% dự  toán  chi ,cao  hơn  1  %  so  với  cùng  kỳ năm trước, dẫn đến bội thu 12,1 tỷ US$ trong 11 tháng đầu năm 2022.

Do  cân  đối  ngân  sách  đạt  bội  thu  trong  điều  kiện chi phí vay nợ trong nước tăng nhanh, Kho bạc Nhà nước phát hành 1,7 tỷ US$ trái phiếu chính phủ với kỳ hạn dài từ 10 năm trở lên có mệnh giá bằng đồng nội tệ Trong 11 tháng  đầu  năm  2022,  tổng  khối  lượng  phát  hành trái  phiếu  đạt  45,6%  kế  hoạch  phát  hành  cả năm, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2021 đạt 82,3% kế hoạch.

Chi phí vay nợ tiếp tục tăng cao, khi lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tăng từ 4,0% lên 4,8% trên thị trường sơ cấp là mức tăng cao nhất  kể  từ  khi  có  đại  dịch.  Chênh lệch lợi suất giữa thị trường sơ cấp và thứ cấp đã được thu  hẹp  khi  lợi  suất  trên  thị  trường  thứ  cấp  đi ngang ở mức 5,2% trong tháng 11. Chi phí vay nợ tăng  cao  phản  ánh  điều  kiện  huy  động  tài  chính trong nước bị thắt chặt khi NHNN nâng lãi suất để ổn  định  đồng  nội  tệ  so  với  đồng  đô-la  Mỹ .

3. Vấn đề cần được quan tâm theo dõi:

Phân tích tình hình kinh tế vĩ mô,  giới nghiên cứu nhận thấy, cả  hai  động  lực  tăng  trưởng  là  xuất  khẩu  và  nhu cầu  trong  nước  đều  đang  chững  lại.  Nhu  cầu  bên ngoài  yếu  đi  gây  ảnh  hưởng bất lợi đến  xuất  khẩu.  Tiêu dùng hậu covid dường như cũng phục hồi chậm lại.Điều  kiện  huy  động  tài  chính  bị  thắt  chặt  hơn  và lạm  phát  gia  tăng  có  thể  ảnh  hưởng  đến  nhu  cầu trong nước trong thời gian tới.

Đồng  đô-la  Mỹ  yếu  đi  trong  tháng  11  giúp  giảm nhẹ áp lực đối với tỷ giá. Do điều kiện huy động tài chính  trên  toàn  cầu  bị  thắt  chặt  và  nhu  cầu  bên ngoài yếu đi,

Từ thực trạng của nền kinh tế, giới phân tích cho rằng cơ quan quản lý tiền tệ của Việt Nam có thể cân nhắc cho phép tỷ giá được linh hoạt hơn nữa nhằm  ứng  phó  với  những  cú  sốc  bên  ngoài. Chính sách này có thể được bổ sung bằng cách sử dụng lãi suất tham chiếu và sử dụng thận trọng can thiệp tỷ giá trực tiếp nhằm bảo vệ dự  trữ  ngoại  hối.

 Phối  hợp  chính  sách  tài  khóa  và tiền tệ là điều kiện quan trọng để duy trì ổn định giá cả  trong  bối  cảnh lạm  phát  cơ  bản  trong nước  gia tăng.  Chiến  lược  chi  tiêu  thận  trọng  và  tập trung hơn vào đúng ưu tiên nhằm đảm bảo đầu tư cho  vốn  con  người, hạ  tầng  xanh  và  thích ứng  khí hậu sẽ giúp nâng cao khả năng chống chịu và tiềm năng của nền kinh tế.

Hy vọng từ những phân tích khách quan,báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 12 năm 2022 sẽ là tư liệu tham khảo có ích đối với các nhà hoạch định chính sách nước nhà trong năm 2023./.