Kinh tế xã hội Việt Nam từ góc nhìn ngân hàng thế giới

Trong cập nhật tình hình kinh tế xã hội Việt Nam tháng 4 năm 2024, Ngân hàng Thế giới (W.B) nhận xét, Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp cùng xu hướng toàn cầu đã nhanh chóng phát triển từ một nước nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình vơi GDP bình quân đầu người tăng gấp 6 lần trong chưa đầy 40 năm và tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn 3,65 USD /người /ngày năm 2017) giảm từ hơn 14% năm 2010 xuống còn 4,2% trong năm 2020. Nhờ nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khó khăn. Dựa vào nhu cầu toàn cầu gia tăng và niềm tin của người tiêu dùng (NTD), tăng trưởng GDP được dự báo sẽ phục hồi đạt mức trung bình trước đại dịch vào năm 2026. Bài viết đề cập đến diễn biến và triển vọng của nền kinh tế từ tầm nhìn của một định chế tài chính toàn cầu - Ngân hàng Thế giới (W.B).

1. Diễn biến và triển vọng toàn cầu và những đối tác lớn của nền kinh tế

Nghiên cứu thực trạng kinh tế gần đây, giới phân tích đã có nhận xét về những xu thế nổi bật. Theo đó, kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu (BĐKH) có nguy cơ hủy hoại trái đất. Để ngăn chặn tình trạng này, tổ chức Liên Hợp Quốc đã kêu gọi tất cả các quốc gia cần cắt giảm mạnh phát thải khí nhà kính (CO2) bằng tận dụng thành tựu về hạ tầng và tiến bộ công nghệ trong tăng trưởng xanh. Quá trình tăng trưởng này, không chỉ giảm thiểu BĐKH mà còn đảm bảo an ninh năng lượng và giảm thiểu chi phí sản xuất.

1.1. Diễn biến kinh tế toàn cầu và xu thế triển vọng

Nền kinh tế toàn cầu đang ổn định trở lại sau một số năm phải đối mặt với những cú sốc liên tục. Mặc dù chi phí tài chính còn ở mức cao, căng thẳng địa chính trị gia tăng, nhưng nhờ các nền kinh tế lớn đang phục hồi trở lại nền kinh tế toàn cầu đã có dấu hiệu hồi phục trong những tháng đầu năm 2024. Tăng trưởng toàn cầu được dự báo cả năm tăng trưởng, 2,6%, cao hơn 0,2% so với dự báo tháng 1/2024. Tăng trưởng công nghiệp được cải thiện, chỉ số PMI theo hướng đi lên, là những tín hiệu lạc quan về tăng trưởng.

Sau giai đoạn chậm lại, năm 2023 được ghi nhận với mức tăng trưởng thấp nhất trong 50 năm qua. Bước vào năm 2024, thương mại toàn cầu.bước đầu phục hồi. Tuy nhiên, phân tích các chỉ số chính lại cho thấy, thương mại còn yếu trong giai đoạn trước mắt, với số đơn hàng xuất khẩu mới của lĩnh vực chế biến chế tạo đang rơi vào vùng suy giảm.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại, nhưng lạm phát vẫn còn cao ở không ít nền kinh tế. Nhiều nước đã hạ lãi suất, nhưng do độ trễ tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt, củng cố ngân sách và tăng trưởng tiêu dùng nên triển vọng kinh tế vẫn chưa có bước đột phá để khởi sắc. Do lãi suất thực tăng cao và còn những bất định chính sách trong điều kiện căng thẳng địa chính trị gia tăng, tăng trưởng toàn cầu được dự báo chỉ tăng nhẹ trong những năm sắp tới.

kinh-te-xa-hoi-viet-nam-1727581230.png

Dự báo tăng trưởng toàn cầu (Ảnh minh họa: Nguồn baochinhphu.vn 2023)

Năm 2024 kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục tăng trưởng nhưng chưa bùng nổ. Những tín hiệu bất lợi trong bối cảnh lạm phát cao, lãi suất tín dụng gia tăng, đầu tư giảm sút và xung đột địa chính trị leo thang, khiến tiêu dùng cá nhân và Chính phủ ở mọi nền kinh tế đều theo chiều suy giảm cùng với đầu tư kinh doanh và cải thiên chuỗi cung ứng có nhiều biến động.

Không ít dự báo tin rằng, tăng trưởng toàn cầu năm 2024 sẽ đạt từ 2,4% đến 3,2%. Những nền kinh tế lớn như Mỹ, EU được kỳ vọng sớm hôi phục. Mặc dù tăng trưởng toàn cầu còn thấp, nhưng theo W.B, kinh tế Hoa Kỳ sẽ tăng 2,5% trong năm 2024. Nhật Bản được dự báo tăng trưởng còn chậm, chỉ đạt 0,7% trong năm 2024 và lên 1% vào năm 2025.

1.2 .Kinh tế những nước là đối tác lớn của Việt Nam

Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN là 6 đối tác kinh tế lớn của Việt Nam. Trong đó Mỹ, EU và Nhật Bản là những đối tác xuất khẩu còn Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEANđối tác nhập khẩu.

Về đầu tư, Hàn Quốc và Nhật Bản là những nước dẫn đầu, tiếp đó là các nước ASEAN, những đối tác này chiếm tới 80% tổng vốn đầu tư và giá trị xuất- nhập khẩu của Việt Nam

Quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ đã phát triển mạnh kể từ giữa thập niên 1990; đến năm 2023, Hoa Kỳ đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam. Mối quan hệ song phương này không chỉ giới hạn trong lĩnh vực thương mại truyền thống mà đã mở rộng sang các lĩnh vực đầu tư, chuyển giao công nghệ và hợp tác về nhân lực. Tháng 9 năm 2023, Chính phủ 2 nước đã nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện.

kinh-te-xa-hoi-viet-nam-1-1727581229.png

Tượng Nữ thần Tự do nước Mỹ (Nguồn bridgeblue.com.vn)

Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) có bước đột phá với Hiệp định Thương mại-tự do (EVFTA). Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khối ASEAN, EU là nhà đầu tư FDI lớn vào Việt Nam. Sự phục hồi kinh tế EU tương đối chậm với tăng trưởng GDP năm 2023 chỉ đạt 0,4%.

Hàn Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1992 và 10 năm sau đã trở thành Đối tác chiến lược toàn diện. Quan hệ kinh tế giữa hai nước được thúc đẩy mạnh thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt-Hàn (VKFTA) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (RCEP). Hàn Quốc hiện là đối tác lớn nhất về FDI tại Việt Nam. So với năm 2023, tỷ lệ lạm phát đầu năm 2024 giảm đáng kể. Trái ngược với diễn biến tích cực này, tỷ lệ thất nghiệp cao là thách thức lớn trong năm 2024. Với điều kiện kinh tế trong nước và quốc tế ngày nay, nền kinh tế Hàn Quốc được dự báo sẽ bước vào giai đoạn phục hồi.

Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã đạt mức"Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới". Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam.Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản suy giảm trong năm 2023, bắt đầu phục hồi vào đầu năm 2024. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP cả năm vẫn thấp hơn năm 2023, chỉ tăng từ 0,9% đến 1,2%. Chỉ số PMI biến động theo chiều hướng giảm vào cuối năm 2023, từ đầu năm 2024, có cải thiện và được dự báo tiếp tục duy trì.

Có thể nói, đến năm 2024, kinh tế Nhật Bản vẫn đang đà phục hồi nhưng chậm đã ảnh hưởng tới hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế bao gồm cả ở Việt Nam.

kinh-te-xa-hoi-viet-nam-2-1727581230.png

Núi Phú sỹ một địa điểm thăm quan đẹp nhất Nhật Bản (Ảnh kitetravel.vn)

Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ ngoại giao từ năm 1950. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất và là nhà đầu tư hàng đầu ở Việt Nam. Theo dự báo, GDP năm 2024 tăng 5,3% cao hơn mức 5,2% của năm 2023. CPI giảm sau Đại dịch Covid-19 đang được duy trì. Chỉ số PMI biến động theo xu hướng giảm trong năm 2023, phục hồi đầu năm 2024 và duy trì cho đến hết năm. Có thể nói, năm 2024, kinh tế Trung Quốc tiếp tục đà tăng trưởng với sự cải thiện đáng kể về năng lực sản xuất. Thị trường đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tiếp tục tăng cường giao thương và trao đổi với đối tác láng giềng. Tuy nhiên, sự cạnh tranh của hàng hóa từ Trung Quốc luôn là vấn đề lớn đối với thương gia Việt Nam

kinh-te-xa-hoi-viet-nam-3-1727581230.png

Nguyệt Cốc toàn cảnh (Ảnh Elle.com)

Sau 30 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam đã trở thành thành viên quan trọng, tham gia tích cực vào sự phát triển kinh tế, chính trị, an ninh, và văn hóa-xã hội khu vực. Tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ASEAN năm 2023 tương đối khó khăn; được dự báo phục hồi ổn định trong năm 2024. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết, tăng trưởng GDP bình quân của khu vực tăng 4,3% vào năm 2023; năm 2024 sẽ tăng 4,7%.

Lạm phát của các quốc gia theo xu hướng giảm từ năm 2022, kéo dài trong năm 2023 và tiếp tục duy trì đến hết năm 2024. Chỉ số đo lường hoạt động sản xuất và dịch vụ (PMI) của nền kinh tế khu vực năm 2023 ghi nhận mức cải thiện đáng kể so với năm 2022, dấu hiệu tích cực này sẽ tiếp tục trong cả năm 2024.

Có thể nói, năm 2024 tăng trưởng kinh tế của ASEAN có dấu hiệu phục hồi tích cực, được đánh giá là một khu vực tăng trưởng cao. Tiềm năng hứa hẹn tạo ra những cơ hội, đặc biệt trong thu hút nhà đầu tư, tạo nguồn vốn để phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.

2. Thực trạng kinh tế xã hội Việt Nam từ sau Đổi mới

Phân tích diễn biến kinh tế Việt Nam từ sau chủ trương Đổi mới, các nhà phân tích của W.B nhận thấy, qua hơn 30 năm, ngành nông nghiệp luôn hỗ trợ ích cực cho tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực. Vào năm 2020. ngành đã đóng góp trên 14% vào tăng trưởng GDP cả nước và tạo thêm 38% việc làm cho xã hội. Giữa thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát, năm 2021 xuất khẩu nông sản đã đạt trên 48 tỷ USD.

Về tình hình xã hội, ngành Y tế đạt nhiều tiến bộ khi mức sống ngày càng cải thiện với tuổi thọ trung bình của dân cư tăng từ 70,5 năm 1990 lên 75,45 tuổi vào năm 2020. Số năm đi học bình quân là 10,2 năm, đứng thứ hai chỉ sau Singapore theo xếp hạng khu vực. Chỉ số vốn con người đạt 0,69 trên thang điểm 1, là mức cao nhất trong những nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp. Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể, năm 2019, 99,4% dân số được sử dụng điện chiếu sáng, cao hơn nhiều lần so với 14% của năm 1993.

Việt Nam đã đặt ra tầm nhìn phát triển tham vọng hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Để đạt được mục tiêu này, nền kinh tế cần tăng trưởng với tốc độ bình quân đầu người hàng năm trên 6% trong 25 năm tới. Theo đó, Việt Nam hướng mạnh đến mục tiêu phát triển xanh và bao trùm hơn với cam kết giảm 30% lượng khí thải mêtan và chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, đạt mức phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050 trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Báo cáo Chẩn đoán Quốc gia mới nhất của W.B đã nhấn mạnh, để vượt qua được những khó khăn, thách thức và đáp ứng mục tiêu phát triển, Việt Nam cần cải thiện đáng kể hiệu quả thực thi chính sách, đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, môi trường, chuyển đổi số, giảm nghèo, an sinh xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Nhờ sự phục hồi xuất khẩu các mặt hàng chế tạo chế biến, du lịch, tiêu dùng và đầu tư; tăng trưởng kinh tế được dự báo sẽ cao hơn đáng kể, đạt mức tăng trưởng GDP 6,1% trong năm 2024, và lên 6,5% trong hai năm 2025 và 2026. Một số chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2021-2026 được thể hiển trong bảng số 1.

Các nhà phân tích của Ngân hàng Thế giới (W.B) cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đã có khả năng chống chịu tốt trong bối cảnh thách thức toàn cầu ngày một gia tang. Với tiêu đề “Vươn tới tầm cao mới trên thị trường vốn”, báo cáo Điểm lại của W.B tháng 8 năm 2024 ghi nhận, do nền kinh tế chưa trở lại lộ trình tăng trưởng như trước đại dịch; nên cần đẩy mạnh đầu tư công để vừa kích cầu ngắn hạn, đồng thời góp phần giải quyết thiếu hụt về hạ tầng, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, giao thông và logistics, vốn là những nút thắt cản trở tăng trưởng. Bên cạnh đó, cần theo dõi sát sao chất lượng tài sản của các ngân hàng do nợ xấu có chiều hướng gia tăng.

Bảng 1 Một số chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2021-2026

anh-chup-man-hinh-2024-09-29-luc-104447-1727581498.png

Nguồn TCTK và W.B 2024

Trong nửa đầu năm2024 kinh tế Việt Nam được hưởng lợi do nhu cầu xuất khẩu phục hồi. Trưởng Ban Kinh tế Vĩ mô, Thương mại và Đầu tư khu vực Đông Á Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới Sebastian Eckard cho biết. “Để duy trì đà tăng trưởng từ nay đến hếti năm và những năm sắp tới, các cấp có thẩm quyền cần tiếp tục cải cách thể chế, đẩy mạnh đầu tư công, đồng thời quản lý, giảm sát rủi ro trong thị trường tài chính”. Chuyên đề đặc biệt của báo cáo Điển lại tháng 8/2024 nhấn mạnh, phát triển thị trường vốn sẽ tạo nguồn dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, giúp đạt được mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Báo cáo đã chỉ ra những thách thức chính của thị trường vốn, bao gồm tỉ trọng thấp của các nhà đầu tư trong cơ cấu nhà đầu tư và đầu tư từ quỹ của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) chưa được khai thác đúng mức.

Báo cáo khuyến nghị cần có khung chính sách mạnh mẽ hơn, trong đó BHXH sẽ trở thành một nhân tố đẩy mạnh sự phát triển thị trường vốn. Các chính sách nhằm tạo điều kiện nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, kết hợp với những cải cách nhằm nâng cao tính minh bạch của thị trường và bảo vệ nhà đầu tư, sẽ giúp thu hút thêm những nhà đầu tư nước ngoài. Sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong khu vực tài chính là một yếu tố quan trọng góp phần đạt được những mục tiêu mong muốn.

"Hàng tỷ đô-la của các quỹ đầu tư toàn cầu sẽ được rót vào vào thị trường vốn nếu Việt Nam được nâng cấp thành thị trường mới nổi,” chuyên gia cao cấp về tài chính của Ngân hàng Thế giới Ketut Ariadi Kusuma chia sẻ; ông nhấn mạnh Cần từng bước đa dạng hóa kênh đầu tư của BHXH để cải thiện lợi nhuận dài hạn đồng thời tăng nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư vào các doanh nghiệp."

Theo thông cáo báo chí của W.B phát đi từ Hà Nội ngày 26 tháng 08 năm 2024. Nhờ sự phục hồi xuất khẩu các mặt hàng chế tạo chế biến, du lịch, tiêu dùng và đầu tư, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức cao hơn trong năm 2024. Báo cáo Điểm lại thường niên công bố cùng ngày ghi nhận, nền kinh tế Việt Nam chưa quay lại lộ trình tăng trưởng như trước đại dịch; do đó cần đẩy mạnh đầu tư công để vừa kích cầu ngắn hạn, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt hạ tầng, đặc biệt trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông và logistics, vốn là những nút thắt cản trở tăng trưởng. Bên cạnh đó, cần theo dõi sát sao chất lượng tài sản của các ngân hàng do nợ xấu gia tăng. Sản xuất, dịch vụ hướng đến xuất khẩu và du lịch trong nền kinh tế đều đã tăng trưởng mạnh. Mặc dù kinh tế đang phục hồi, song mức chi phí tiêu dùng vẫn thấp hơn so với trước đại dịch.

3. Diễn biến và triển vọng của nền kinh tế Việt Nam

3.1. Khả năng tăng tốc nửa đầu năm 2024

Phân tích thực trạng kinh tế những tháng đầu năm, giới nghiên cứu nhận thấy. Nhờ xuất khẩu các mặt hàng chế tạo chế biến được phục hồi, đầu tư và tiêu dùng tăng cao, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 6 thàng đầu năm 2024 tăng 6,4% cao hơn đáng kể mức tăng của nửa đầu năm trước. Mặc dù đóng góp của xuất nhập khẩu vào tăng GDP còn ở mức khiêm tốn, nhưng tăng trưởng thương mại đã góp phần làm tăng và từng bước phục hồi nhu cầu trong nước với tăng tởng đầu tư và tiêu dùng những tháng đầu năm 2024 lần lượt tăng 6,7% và 5,8% so cùng kỳ năm trước.

kinh-te-xa-hoi-viet-nam-5-1727581230.png

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam và những triển vọng (Nguồn tạp chí Ngân hàng 2023)

Trong sản xuất, các lĩnh vực chế biến, chế tạo và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu và du lịch đều đạt mức tăng trưởng cao. Là động lực tăng trưởng, sản lượng công nghiệp chế tạo chế biến, cả năm 2024 tăng 7%/đóng góp 1/4 vào mức tăng trưởng GDP. Dịch vụ tiếp tục đà tăng tăng trưởng đạt trên 7,4% và đóng góp trên ½ vào tăng trưởng GDP. Những dịch vụ liên quan đến xuất khẩu như vận tải và kho bãi đều được hưởng lợi do xuất khẩu hàng hóa phục hồi và nhà hàng khách sạn tăng trở lại với số lượt du khách quốc tế đạt 8,8 triệu lượt người trong tháng 6/2024, cao hơn lượng du khách ghi nhận trước đại dịch COVID. Ngoài ra, đóng góp của nông nghiệp vẫn được duy trì ổn định với mức tăng trên 0,4%.

Nhờ tăng trưởng ổn định kể từ cuối năm 2022, doanh số bán hàng tiếp tục được duy trì với mức tăng 8,8%, song vẫn thấp hơn bình quân ghi nhận trước đại dịch là 11,6%.
Tuy được hồi phục, song nhu cầu nói chung và nhất là dịch vụ và những mặt hàng không thiết yếu, như xe hơi, thiết bị gia dụng vẫn ở mức thấp, điều này cho thấy, niềm tin của NTD đang còn hạn chế. Tăng trưởng thu nhập thực tế tháng 6/2024, ở mức tăng 2,5% so cùng kỳ năm trước, tương đương với tốc độ tăng bình quân hàng năm 2,7% từ năm 2022. Nhưng thấp hơn nhiều so với trước đại dịch là 8,4%. Tương tự, việc làm trong khu vực chính thức giữ ổn định, trong tháng 4/2024 chỉ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tăng trưởng đầu tư của khu vực tư nhân có cải thiện, nhưng vẫn thấp hơn so với mức tăng trưởng trước đại dịch COVID. Xuất khẩu các mặt hàng chế biến, chế tạo được hồi phục đã góp phần thúc đẩy đầu tư gia tăng. Tổng vốn đầu tư đã từ 4,1% của cùng kỳ năm trước tăng lên 6,7% trong nửa đầu năm 2024; nhưng vẫn thấp hơn so với bình quân trước đại dịch COVID là 7,1%. Đầu tư của khu vực tư nhân trong nước chiếm 60% tổng vốn đầu tư, đóng góp 3,9% cho tăng trưởng nhưng vẫn thấp hơn mức bình quân hàng năm là 4,7% trong giai đoạn 2017-2019. Đầu tư nước ngoài có mức tăng trưởng mạnh nhất; trong nửa đầu năm 2024, tăng 13% trong khi mức tăng đầu tư công bị chững lại, chỉ tăng 4% so với mức tăng 20,5% trong nửa đầu năm 2023.

Vị thế cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam suy giảm do dòng vốn chảy ra nước ngoài phi chính thức gia tang, mặc dù tài khoản vãng lai và tài khoản tài chính ghi nhận có thặng dư (tài khoản vãng lai đạt 5,1% GDP trong Q1-2024 so với 2,1% trong Q1-2023). Trên cơ sở xuất khẩu phục hồi mạnh; nhờ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được duy trì ở mức 3,4% GDP trong Q1-2024, nên tài khoản tài chính vẫn đạt thặng dư trong Q1-2024.

Do chênh lệch lãi suất giữa trong và ngoài nước vẫn được duy trì và đồng đô-la Mỹ mạnh lên, khiến dòng vốn phi chính thức bị chảy ra nước ngoài mạnh hơn. dẫn đến cán cân thanh toán quốc tế bị thâm hụt (dòng vốn chảy ra nước ngoài phi chính thức, tăng gấp bốn lần, từ 1,9% GDP trong Q4-2023 lên 7,9% trong Q1-2024) khiến tổng thâm hụt cán cân thanh toán lên tới 1,37 tỷ US$ trong Q1-2024. Dự trữ ngoại hối ước tính đã giảm từ 90 tỷ US$ trong tháng 12/2023 xuống còn 83–84 tỷ US$ vào cuối tháng 6/2024 NHNN hút thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng bằng cách phát hành tín phiếu với lãi suất cao hơn (4,25%), đã đẩy lãi suất liên ngân hàng qua đêm từ mức 0,9% trong tháng 3/2024 lên 3,25% trong tháng 5/2024.

Nền kinh tế đang phục hồi với tăng trưởng tín dụng được cải thiện. Tuy nhiên chất lượng tài sản ngân hàng vẫn là mối quan ngại lớn. Theo W.B, cho vay tiêu dùng và niềm tin của NTD vẫn yếu, khi các khoản vay mua nhà và xe hơi giảm trong Q1-2024 so với cuối năm 2023. Tổng tín dụng cho vay tiêu dùng trong Q1-2024 chỉ tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,1% trong 5 năm trước. 

Chất lượng tài sản ngân hàng là một mối quan ngại đáng kể từ năm 2023. Nợ xấu toàn hệ thống tăng mạnh, từ 1,9% năm 2022 lên 4,6% tổng dư nợ cho vay năm 2023, theo số liệu mới nhất, tổng nợ vay được coi là xấu có thể lên đến 7,9% nếu tính cả các khoản vay được tái cơ cấu và nợ của Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC). Nhu cầu dự kiến về tăng dự phòng, bổ sung dự phòng tổn thất vốn vay, đang gây áp lực cho lợi nhuận của các ngân hàng.

Trong khi, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu phục hồi. với lượng phát hành tăng gấp 2,5 lần trong nửa đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lượng trái phiếu đáo hạn nửa cuối năm 2024 lên tới 5,6 tỷ US$, trong đó, trái phiếu bất động sản chiếm 42%, tạo áp lực cho lĩnh vực này trong điều kiện khó khăn về dòng tiền.

Ngoài những diễn biến ngắn hạn nêu ra, việc tái cân bằng dần hệ thống tài chính theo hướng nâng cao vai trò của thị trường vốn tiếp tục là một chương trình nghị sự quan trọng cần được, làm rõ trong những chuyên đề đặc biệt.

Trong nửa đầu năm 2024, Ngân sách nhà nước ghi nhận bội thu 4,2% GDP so với 1,5% trong nửa đầu năm 2023. Do thu ngân sách cao hơn và chi ngân sách giảm Thu ngân sách tăng 19,5% trong khi lạm phát được kiềm chế chỉ tăng 4,3% tạo thuận lợi để tăng đầu tư công.

NHNN đã thực hiện các biện pháp bao gồm can thiệp trên thị trường ngoại hối và thắt chặt thanh khoản nhằm giảm áp lực lên tỷ giá đồng Việt Nam; tỷ giá trung tâm. đã giảm 1,2%  tính từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2024, đồng thời áp dụng các biện pháp can thiệp ngoại hối để giảm áp lực tỷ giá đồng Việt Nam. Tuy nhiên, dự trữ ngoại hối đã giảm từ 90 tỷ US$ trong tháng 12/2023 xuống còn khoảng 83–84 tỷ US$ vào cuối tháng 6/2024.

Lãi suất liên ngân hàng gia tăng, đã cải thiện tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, chất lượng tài sản của ngân hàng vẫn là mối quan ngại lớn Tăng trưởng tín dụng được cải thiện sau giai đoạn tăng rất chậm vào đầu năm 2024 Cuối tháng 6/2024, tăng trưởng tín dụng đạt 13,5% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu mới nhất về cho vay tiêu dùng cho thấy, niềm tin của NTD còn yếu, khi các khoản vay mua nhà và xe hơi giảm trong Q1-2024 so với cuối năm 2023. Tổng tín dụng cho vay tiêu dùng chỉ tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước; tăng nhẹ và thấp hơn nhiều mức tăng bình quân đạt 16,1% trong 5 năm trước.

Kể từ năm 2023, nợ xấu toàn hệ thống tăng mạnh (từ 1,9% năm 2022 lên 4,6% tổng dư nợ cho vay năm 2023). Theo số liệu công bố, tổng nợ vay được coi là xấu có thể lên đến 7,9% nếu tính cả các khoản vay được tái cơ cấu và nợ của Công ty Quản lý Tài sản của các Tổ chức Tín dụng Việt Nam (VAMC). Số liệu ghi nhận được trong Q1-2024 cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của 27 ngân hàng thương mại chiếm 83% tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng., đã tăng từ 1,9%của Q4- 2023 lên 2,2% trong Q1-2024, trong điều kiện nợ xấu gia tăng kết hợp với tăng trưởng tín dụng chững lại). Các biện pháp gia hạn cơ cấu nợ nhằm ứng phó với  đại dịch khiến tỉ lệ nợ xấu còn cao hơn.

Trong khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu phục hồi với lượng phát hành tăng gấp 2,5 lần trong nửa đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023, lượng trái phiếu đáo hạn trong nửa cuối năm 2024 lên đến 5,6 tỷ US$, trong đó trái phiếu bất động sản chiếm 42%, tạo áp lực cho lĩnh vực này trong điều kiện khó khăn về vốn.

Ngoài những diễn biến ngắn hạn, việc tái cân bằng hệ thống tài chính theo hướng nâng cao vai trò của thị trường vốn là một chương trình nghị sự quan trọng cần được trao đổi sâu hơn.

Ngân sách nhà nước ghi nhận có bội thu 4,2% GDP trong nửa đầu năm 2024, so với 1,5% trong nửa đầu năm 2023, Thu ngân sách tăng đến 19,5% trong khi lạm phát tăng 4,3% vào tháng 6/2024 đã tạo thuận lợi cho điều hành vĩ mô của Chính Phủ với lạm phát cơ bản tiếp tục giảm còn 2,6% trong 6/2024 và bội chi giảm từ 17% GDP trong nửa đầu 2023 xuống còn 15,4% GDP trong nửa đầu năm 2024,

Thị trường bất động sản cho thấy, có dấu hiệu phục hồi và dự báo sẽ xoay chiều vào cuối 2024 và đầu 2025 khi giải quyết được tình trạng đóng băng thị trường trái phiếu doanh nghiệp và Luật đất đai có hiệu lực thi hành.

Trong điều kiện xuất khẩu gia tăng, bất động sản có dấu hiệu phục hồi, nhu cầu trong nước, được cải thiện và các cân đối vĩ mô được duy trì nhờ, cân đối ngân sách dược giữ vững với  lạm phát giảm từ 4,5% xuống còn 3,5% trong năm sắp tới, nền kinh tế Việt Nam hứa hẹn nhiều khởi sắc.

Một trong những rủi ro chính đối với tăng trưởng kinh tế là những bất định của tăng trưởng kinh tế toàn cầu và những đối tác thương mại lớn như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, và Trung Quốc có thể thấp hơn dự kiến. Những diễn biến này có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu các mặt hàng chế tạo, chế biến của Việt Nam và gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng.

Ở trong nước, sự mất ổn địa kinh tế vĩ mô có thể tác động tiêu cực đến niềm tin của NTD và các nhà đầu tư. Thị trường bất động sản có thể hồi phục chậm hơn so với dự kiến và, tác động xấu đến đầu tư của khu vực tư nhân.

3.2. Triển vọng rủi ro kinh tế và hàm ý chính sách

Theo W.B, triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là tích cực. Nền kinh tế được dự báo tăng trưởng 6,1% trong năm 2024, và tăng tốc lên 6,5% trong năm 2025 và 2026 (Bảng 1.). Dự báo này được xây dựng trên cơ sở tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng chế biến chế tạo phục hồi và nhu cầu toàn cầu có thể bị chững lại vào nửa cuối năm 2024.

Tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2025 - 2026 có nhiều triển vọng hơn khi thương mại toàn cầu và nhu của các đối tác thương mại lớn như Hoa Kỳ, khu vực đồng Euro và Trung Quốc được cải thiện. Thị trường bất động sản có dấu hiệu phục hồi vào cuối năm 2024 và đầu 2025. Trong điều kiện xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng và bất động sản phục hồi, nhu cầu trong nước sẽ tăng lên vào nửa cuối năm 2024 khi tâm lý nhà đầu tư và NTD được cải thiện, tổng đầu tư và tổng tiêu dùng tư nhân dự kiến đạt lần lượt gia tăng 5,8% và 5,6% trong năm 2024.

Triển vọng tăng trưởng có thể diễn ra vơi cơ hội và rủi ro đan xen ở thế cân bằng

Theo nhiều phân tích, rủi ro tăng trưởng có thể đến từ bên ngoài và ở trong nước.

Do nền kinh tế có độ mở lớn với kinh tế toàn cầu, yếu tố bất định dễ phát sinh do tăng trưởng toàn cầu thấp hơn dự kiến, đặc biệt với những đối tác thương mại lớn như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Trung Quốc. Những diễn biến này sẽ ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu các mặt hàng chế biến, chế tạo và sản xuất theo mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Mặt khác, căng thẳng địa chính trị leo thang sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho xuất khẩu.

Nhìn từ trong nước, nếu ổn định kinh tế vĩ mô yếu đi, niềm tin của NTD bị ảnh hưởng sẽ tác động trực tiếp đến tiêu dùng và đầu tư. Thị trường bất động sản có thể phục hồi chậm hơn dự kiến, gây ảnh hưởng bất lợi đến đầu tư của khu vực tư là yếu tố quan trọng đóng góp cho tăng trưởng. Khi chất lượng tài sản trong khu vực tài chính yếu đi, năng lực cho vay của ngân hàng có thể bị suy giảm.

Là một trong những nước dễ tổn thương nhất với BĐKH và thiên tai gia tăng về cường độ, có thể làm tăng rủi ro gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Thiếu hụt nguồn cung năng lượng làm giảm tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng chế tạo chế biến.

Triển vọng gợi ra có thể được hưởng lợi từ những diễn biến tích cực. Tăng trưởng cao hơn dự kiến của kinh tế toàn cầu có thể thúc đẩy phục hồi bền vững xuất khẩu  Chính sách tiền tệ nới lỏng tại những nền kinh tế phát triển được bắt đầu từ Ngân hàng Trung ương Châu Âu , Ngân hàng Trung ương Anh Quốc kết hợp với Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang có tín hiệu về khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 9, có thể tiếp tục thúc đẩy tổng cầu ở những nền kinh tế phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Điều này góp phần làm giảm chi phí huy động tài chính toàn cầu và thu hẹp chênh lệch lãi suất giữa VND/US$, sẽ đem lại tác động tích cực lan tỏa cho ngành ngân hàng và khu vực tài chính ở Việt Nam.

Trong điều kiện kinh tế chưa trở lại lộ trình tăng trưởng trước đại dịch, giải ngân đầu tư công nếu được đẩy nhanh sẽ hỗ trợ tổng cầu trong ngắn hạn, đồng thời giúp thu hẹp thiếu hụt hạ tầng đang phát sinh. Chỉ cần tăng đầu tư công thêm 1% có thể gia tăng thêm 0,1 %GDP Mặt khác, tiếp tục đối mặt với giới hạn về khả năng cắt giảm lãi suất do chênh lệch lãi suất lớn giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế bên cạnh áp lực phải chịu về tỷ giá. Trên cơ sở những cải cách trong thời gian qua bước tiếp theo nhằm giảm nhẹ nguy cơ dễ tổn thương và rủi ro đối với thị trường ngân hàng là rất quan trọng

Về hàm ý chính sách

Theo các nhà nghiên cứu, các cấp thẩm quyền có thể khuyến khích ngân hàng cải thiện tỷ lệ an toàn vốn và tăng cường khung thể chế giám sát an toàn và can thiệp sớm để phòng ngừa khủng hoảng lan rộng. Mặc dù Luật các tổ chức tín dụng đã được tăng cường qua những sửa đổi gần đây, nhưng còn bất cập về một số nội dung đặc biệt ở các ngân hàng liên kết tới bất động sản hoặc xử lý những ngân hàng không còn khả năng tồn tại.

Ưu tiên đặt ra là cần tăng cường nhiệm vụ của NHNN về những nội dung trong cải cách pháp luật liên quan đến tài chính, bao gồm cả sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cải cách cơ cấu có vai trò sống còn để duy trì triển vọng tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Ngoài các gói kích cầu ngắn hạn, tăng cường quản lý đầu tư công là hết sức quan trọng nhằm xử lý những thiếu hụt phát sinh về hạ tầng về năng lượng, giao thông và vận tải đang ngày càng trở thành trở ngại lớn cho tăng trưởng.

Cần đẩy nhanh cải cách cơ cấu nhằm tăng cường môi trường pháp quy trong các dịch vụ trụ cột quan trọng từ công nghệ thông tin và truyền thông, đến giao thông vận tải nhằm xanh hóa nền kinh tế, tạo dựng vốn nhân lực và cải thiện môi trường kinh doanh.

Theo W.B cần tiếp tục đa dạng hóa thương mại bao gồm  cả điểm đến và sản phẩm;; tăng cường hội nhập thương mại khu vực và kết nối là cách giảm nguy cơ của tình trạng chia cắt thương mại toàn cầu và đảm bảo tăng trưởng có khả năng chống chịu tốt hơn. Ngoài ra, hệ sinh thái tư nhân trong nước nếu được hội nhập sâu vào các chuỗi cung ứng toàn cầu như tăng tỷ trọng nhà cung cấp trong nước cho các doanh nghiệp FDI là cách để đảm bảo hội nhập thương mại đem lại đóng góp lớn hơn tại Việt Nam.

Thay lời kết luận

Kinh tế Việt Nam đã từng tăng trưởng ở mức trên 6,5% trong nhiều năm và đã phục hồi nhanh kể từ sau đại dịch COVID-19. Để trở thành quốc gia thu nhập cao, Việt Nam cần tăng cường huy động tài chính cho các dự án dài hạn, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng và chuyển đổi khí hậu với các nguồn lực cần được bổ sung.

Năm 2023 trong bối cảnh toàn cầu còn nhiều khó khan, nhưng với sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự đồng hành và quyết tâm thực hiện  của các doanh nghiệp và mọi ngươi dân, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trên 5,% và trở thành một trong những nền kinh tế có mức tăng trưởng cao trên thế giới.

Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua những chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của năm 2024. Theo đó, tăng trưởng GDP càn đạt từ 6 đến 6,5%; Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt tỉ trọng 24,1 - 24,2%. GDP; Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 4%-4,5% với năng suất lao động xã hội tăng 4,8% - 5,3%, nhằm đạt mục tiêu đến năm 2030 trở thành nước có mức thu nhập trung bình cao và đến 2045 trở thành Quốc gia phát triển, có mức thu nhập cao.

Từ những nhận xét khách quan của W.B, một định chế tài chính lớn toàn cầu và sự đồng lòng hợp tác của toàn dân, chúng ta có niềm tin vững chắc là mục tiêu phát triển bền vững đất nước sẽ sớm thành công.