Lâm Đồng: Luật sư nói gì về những vi phạm cạnh tranh của đối thủ quán “Bò tơ dã chiến”?

TH
Việc cạnh tranh không lành mạnh nhằm hạ uy tín của thương hiệu chính gốc “Bò tơ dã chiến”, khi bị phanh phui ngày càng khiến dư luận bức xúc thời gian qua.

Luật sư Phan Đức Hiếu – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, người bảo vệ cho thương hiệu “ Bò tơ dã chiến” gốc số 116 Hùng Vương đánh giá: “Việc search từ khoá “Bò tơ dã chiến” trên mạng internet mà lại chỉ dẫn sang thông tin của đối thủ cạnh tranh là việc làm trái đạo đức thông thường của việc kinh doanh và trái với các quy định của pháp luật về cạnh tranh. Trong trường hợp này, chủ thể vi phạm phải cải chính thông tin, xin lỗi công khai, có thể phải bồi thường thiệt hại nếu những hành vi đó gây thiệt hại cho cả hai phía là người tiêu dùng và chủ thể kinh doanh hợp pháp. Chủ thể vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc nếu có dấu hiệu hình sự thì có thể chuyển lên cơ quan điều tra”. 

Còn ông Đặng Thanh Sâm – đoàn luật sư TP. Hồ chí Minh cho biết: Người có hành vi lập các trang web mạo danh hoặc sử dụng các thông tin về cá nhân/doanh nghiệp khi chưa được sự đồng ý có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị Định 71/2014/NĐ- CP quy định chi tiết mức phạt cụ thể đối với từng hành vi vi phạm luật cạnh tranh, các biện pháp khắc phục hậu quả hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, Điều 39 Luật Cạnh tranh cũng liệt kê các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có đề cập tới việc chỉ dẫn gây nhầm lẫn: “Cấm doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh; cấm kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn này gây nhầm này”.

Trước đó, Chánh thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ cũng nêu lên tình trạng các doanh nghiệp yêu cầu đòi hỏi việc thực thi nghiêm ngặt chặt chẽ hơn với hình thức cạnh tranh không lành mạnh mới: “Trước đây có thể các cơ quan thực thi phát hiện thì xử lý ở mức độ này mức độ kia hoặc quá năng lực thì có thể không xử ký đùn đẩy cho nhau được. Nhưng khi mà hành vi đã rõ ràng thì buộc phải thực hiện. Còn nếu không thực hiện nhiều khi phải nâng lên ở mức hình sự”.

Đồng thời chỉ vì việc cạnh tranh không lành mạnh mà người của quán bò tơ 118 Hùng Vương lại liên tục dùng chiêu trò cản trở việc kinh doanh của người khác có phải là việc làm có sự sắp xếp trước? Việc cá nhân vi phạm và xúi dục người khác vi phạm hành hung người khác là hành vi cố ý xâm phạm thân thể; gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Hành vi hành hung người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội; xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của các bên. Hiện nay, trong xã hội hành hung đang diễn ra thường xuyên trong cuộc sống chúng ta, tuy nhiên không hẳn trường hợp nào cũng là do tự bản thân người vi phạm muốn thực hiện hành vi ấy, mà bị những người xúi giục kích động nên đã thực hiện hành vi hành hung đánh người.

Căn cứ pháp lý: Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính; Bộ luật hình sự 20015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Thì xúi giục phạm tội có thể coi là hành vi làm người khác nảy sinh ý định phạm tội và thúc đẩy họ thực hiện tội phạm đó hoặc chỉ nhằm thúc đẩy người khác thực hiện ý định phạm tội đã có. Sự xúi giục có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn như kích động, lôi kéo, cưỡng ép, dụ dỗ, lừa dối…

Hành vi xúi giục phạm tội có thể dẫn đến việc phạm tội của người bị xúi giục (xúi giục phạm tội hoàn thành) hoặc chưa dẫn đến việc phạm tội của người bị xúi giục (xúi giục phạm tội chưa thành). Hành vi xúi giục phạm tội có thể thỏa mãn các dấu hiệu của hành vi đồng phạm. 

z4338311865100-b8119ebac6411586ab4baf6d1b2a3e88-1683862716.jpg

thương hiệu bò tơ dã chiến tại 116 Hùng Vương P11 Tp Đà Lạt 

Và đánh người được hiểu là hành vi của một người cố ý tấn công làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe; mà sự việc này không được giải quyết bằng cách thương lượng một cách hòa nhã. Hành động này có thể được tính toán trước hoặc không tính toán trước. Nó dẫn tới bị thương cho cả một, hai, hoặc nhiều người. Trường hợp nhẹ thì chỉ gây ra những vết thương ngoài da; mạnh thì cấp cứu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong. Nguyên nhân có thể là do mâu thuẫn hoặc tranh giành một sự vật hoặc một sự việc nào đó. Mà nó ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến quyền lợi và danh dự của cá nhân đó.

z4329400947446-8f82c7d5ade2b9dc0a4f426427193a2d-1683781175.jpg

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Xúi giục người khác đánh người là việc mà người xúi giục không trực tiếp tham gia vào công việc hành hung người khác; mà dùng lời lẽ hoặc bất cứ hành động nào khác để kích động một người người khác; thực hiện hành vi hành hung như trên; người xúi giục người khác đánh nhau sẽ lôi kéo người khác đánh nhau; như kích động mâu thuẫn của người này với ai đó; nói những điều sai sự thật để dẫn đến hành vi đánh nhau; hay đưa ra một lợi ích nào đó để xúi giục người khác đánh nhau.

Câu chuyện cạnh tranh thương hiệu vẫn chưa có hồi kết. Đáp án sẽ chờ vào kết quả phán quyết của Toà án. Nhưng trước hết, những người trong cuộc có nhận ra hành vi của mình hay không? Và đừng chờ đến khi xã hội lên tiếng thì việc quay đầu có lẽ rất khó khăn.